Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

Bá Minh Truyền - 07:41, 05/04/2024

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đồng bào nhận diện nhau không chỉ bằng sợi dây huyết thống mà còn dựa vào yếu tố cùng chung nguồn gốc dòng tộc. Mỗi dòng tộc của người Chăm có một nhà Kut giống như nghĩa trang. Những thành viên trong cùng một dòng tộc không được quan hệ hôn nhân với nhau, cho dù đã trải qua nhiều thế hệ. Người Chăm khi chết sẽ làm lễ hoả táng, sau đó, họ chỉ giữ lại 9 miếng xương vùng trán được cắt nhỏ bằng hình đồng xu để làm lễ nhập Kut. Đó là nét đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.

Một dòng tộc người Chăm trên đường đến nhà Kut
Một dòng tộc người Chăm trên đường đến nhà Kut

Biểu tượng hàng đá Kut

Không gian nhà Kut được xây dựng ở những nơi xa khu vực sinh sống của con người. Địa điểm chọn đất làm Kut thường ở giữa cánh đồng, bãi đất trống có mặt bằng rộng, ở trong rừng ít có người qua lại. Những vùng đất gò, đồi cao hoặc những nơi gần nguồn nước sạch. Trước đây, nhà Kut được xây dựng đơn giản, ở bên ngoài có vòng thành bằng đá, hoặc được che chắn bằng các cây bụi dại, cây xương rồng để ngăn chặn động vật và con người xâm phạm vào vùng đất thiêng. Ngày nay, nhà Kut được xây cất ngày càng khang trang, có vòng tường thành bao quanh, tại các hàng đá Kut có lợp mái che.

Kut dòng tộc phun Makia (cây Thị) nằm giữa cánh đồng
Kut dòng tộc phun Makia (cây Thị) nằm giữa cánh đồng

Nhà Kut chỉ có một lối đi vào duy nhất được mở cửa ở phía Nam. Các hàng đá Kut cũng quay mặt về phía Nam. Những phiến đá được chọn để dựng Kut phải được khai thác ở những con sông, con suối, khai thác ở biển. Tuỳ theo, vị thế của từng dòng tộc, đá Kut được điêu khắc, đục, đẽo trang trí một số hoa văn. Nhưng, hoa văn điêu khắc phổ biến nhất là bông hoa 4 cánh, hoa văn hình ngọn lửa và hoa văn hoạ tiết cách điệu như vương miện.

Những hàng đá Kut được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có những hàng đá Kut dành người có địa vị xã hội, các tầng lớp chức sắc, tình trạng lúc chết, thuộc giới tính nam hay nữ. Việc nhập cốt vào các hàng đá Kut cũng được phân loại kỹ lưỡng. Nếu việc nhập Kut không tuân thủ theo quy định sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên của dòng tộc và các thế hệ mai sau. Do đó, người Chăm rất tôn trọng, chấp hành và tuân thủ theo quy định của tập tục, tín ngưỡng nhằm tránh những rủi ro, không may mắn.

Kut có điêu khắc hoa văn quay mặt về phía Nam.
Kut có điêu khắc hoa văn quay mặt về phía Nam.

Những nghi lễ nhập Kut

Từ đặc trưng của chế độ mẫu hệ, người con gái có quyền đi cưới chồng và sau hôn nhân người con trai về chung sống với gia đình bên nhà vợ. Tuy nhiên, không được gia nhập vào thành viên dòng tộc bên vợ. Người chồng, người cha vẫn duy trì dòng tộc theo huyết thống mẹ, trong tiếng Chăm gọi là talei kamei. Điều này có nghĩa là khi chết đi, người đàn ông sẽ phải quay trở về nhập Kut theo dòng tộc chính thống của mình. Vì vậy, người Chăm có câu thành ngữ: “Daok hadiip ngap mbeng ka urang/ Tel matai ba talang ka amaik”. Dịch nghĩa: “Còn sống thì đi tạo dựng của cải cho người dưng/ Đến khi chết đi mang xương trả về cho mẹ”.

Hộp Klaong đựng những mảnh xương trán được đậy kín bằng sáp ong
Hộp Klaong đựng những mảnh xương trán được đậy kín bằng sáp ong

Để tiến hành nghi lễ nhập Kut, sau lễ hoả táng người Chăm giữ lại 9 miếng xương vùng trán có hình dạng đồng xu được đựng trong hộp kim loại bằng chất liệu đồng, bạc hoặc vàng, tiếng Chăm gọi là Klaong. Sau một thời gian khoảng 15-30 năm, dòng tộc sẽ tổ chức lễ nhập Kut. Những hộp Klaong đựng cốt được khiêng trên chiếc kiệu mang đến nhà Kut. Gần đến nhà Kut, các hộp Klaong được đặt trong cơi trầu (Nduen Hala), một người phụ nữ sẽ đội cơi trầu bên trong có hộp Klaong đi vào nhà Kut.

Dãy đá Kut của dòng tộc nơi chôn những mảnh xương trán.
Dãy đá Kut của dòng tộc nơi chôn những mảnh xương trán.

Tại nhà Kut, những hộp Klaong đựng cốt được mang ra làm nghi lễ Patrip talang kapuel. Các thầy Basaih mở nắp Klaong được đậy kín bằng sáp ong ra, lấy từng miếng xương đặt trên lá chuối rồi làm nghi lễ tắm xương bằng nước có pha cát lồi (Amu). Sau đó, những mảnh xương được bỏ vào Klaong trở lại. Lễ vật chính để thực hiện nghi thức Patrip talang kapuel là một con dê, một con gà, một hộp cơm (lisei hop), một mâm bánh gồm có bánh tết cặp, bánh tết đòn, bánh ít, bánh sakaya, bánh ginraong laya, bánh ngọt, trái cây, nải chuối lapa, chuối sứ, hạt nổ, rượu, trứng và trầu cau. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số món sào, thịt vịt, đồ hải sản tuỳ theo gia đình.

Phó Cả sư Lưu Sanh Thanh đang lấy cốt từ hộp Klaong bỏ vào túi đựng bằng vỏ cây tràm
Phó Cả sư Lưu Sanh Thanh đang lấy cốt từ hộp Klaong bỏ vào túi đựng bằng vỏ cây tràm
Những hộp Klaong đã được phân loại thành từng nhóm
Những hộp Klaong đã được phân loại thành từng nhóm

Sau đó, gia đình sẽ giao hộp Klaong được phân theo giai cấp, địa vị xã hội, tình trạng chết xấu, chết tốt và theo giới tính được nhóm thành một nhóm. Các chức sắc Bàlamôn sẽ thực hiện nghi thức Patrip talang haram lần cuối cùng trước khi nhập vào Kut. Lúc này, các hộp Klaong đã được phân loại và đổ dồn chung vào một túi đựng được làm bằng vỏ cây tràm. Túi đựng cốt có hình dạng chữ nhật chiều dài khoảng 20 - 30cm và được buộc chặt bằng những sợi chỉ trắng. Lần lượt các chức sắc mang những túi đựng cốt chết xấu vào chôn trước, rồi đến các dãy hàng đá Kut chết tốt.

Các thầy Basaih đọc kinh lúc nhập Kut
Các thầy Basaih đọc kinh lúc nhập Kut

Sau khi các chức sắc Basaih nhập Kut xong, những hàng đá Kut được tắm, rửa sạch sẽ, mặc trang phục mới và thắp sáng lên những ngọn nến làm bằng sáp ong. Chức sắc Kadhar và Pajau tiếp tục hát lễ và múa lễ mừng sự kiện trong đại của dòng tộc đã hoàn thành. Khi ông Kadhar hát lễ đến vị thần Po Cei Tathun, bà Pajau thường lên đồng thông báo với dòng tộc việc nhập Kut đã thành công, tổ tiên luôn luôn phù hộ độ trì cho con cháu trong dòng tộc.

Nhập Kut - Sợi dây kết nối dòng tộc

Kut của người Chăm là nơi chôn cất những mảnh xương trán giống như một nghĩa trang của dòng tộc. Các thành viên của dòng tộc sinh thời có thể sinh sống bất kỳ nơi nào nhưng cuối đời trở về yên nghỉ tại nhà Kut của dòng tộc. Những thành viên của dòng tộc họ nhận diện nhau không chỉ bằng huyết thống mà còn dựa vào nguồn gốc dòng tộc, tạo nên mạng lưới kết nối lẫn nhau qua các thế hệ.

Con cháu khấn nguyện tổ tiên mừng lễ nhập Kut
Con cháu khấn nguyện tổ tiên mừng lễ nhập Kut

Thậm chí, do một số nguyên nào đó, từ một cội nguồn dòng tộc, chia tách Kut mới, đặt tên Kut mới nhưng người Chăm vẫn không cho phép quan hệ hôn nhân. Họ cho rằng, con cháu có cùng tổ tiên, có gốc chung dòng tộc thì không nên có không hệ hôn nhân, sợ làm thần linh nổi giận làm ảnh hưởng đến cả dòng tộc. Chính vì vậy, sợi dây vô hình kết nối, cố kết cội nguồn thêm bền chặt không một thế lực nào có thể ngăn chặn sự liên hệ một cách tự nhiên giữa những người trong một dòng tộc.

Hơn thế nữa, các giá trị văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng được nuôi dưỡng, phát triển và lưu truyền cho các thế hệ mai sau. Những kinh nghiệm lao động sản xuất, nghề thủ công truyền thống được các dòng tộc bảo tồn và phát huy tạo nguồn sinh kế cho gia đình và gia tộc. Niềm tự hào về văn hoá dòng tộc tạo động lực cho các dòng tộc ý thức nguồn cội, trân trọng gìn giữ những giá trị bản sắc văn hoá truyền thống, tạo bước tiền đề cho quá trình hội nhập và phát triển chung trong xã hội hiện đại.

Không gian hát lễ và múa mừng ngày nhập Kut
Không gian hát lễ và múa mừng ngày nhập Kut

Kut một biểu tượng để tưởng niệm về ông bà, tổ tiên những người đã quá cố, để thế hệ con cháu noi gương bảo tồn các nề nếp của văn hoá gia đình và gia tộc. Với nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ, thể hiện qua tín ngưỡng thờ đá Kut người Chăm bảo tồn nhiều tín ngưỡng, văn hoá truyền thống góp phần làm phong phú và đa dạng văn hoá tộc người.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.