Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 16:56, 28/09/2024
Triển khai thực hiện Dự án 6 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã tuyên truyền, khuyến khích đồng bào Chăm gìn giữ, phát huy các nghi lễ truyền thống gắn với tôn giáo dân tộc. Một trong những nghi lễ đặc sắc được đồng bào Chăm duy trì, thực hành hằng năm, đó là Nghi lễ Lang Ndaw, tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar.
Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 10:47, 05/09/2024
Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước. Toàn tỉnh có 22 làng Chăm truyền thống, trong đó có 15 làng người Chăm Bàlamôn, còn lại là các làng Chăm Bàni và Islam. Trong cộng đồng người Chăm Bàlamôn có các chức sắc là những bậc tu hành, hướng dẫn tín đồ thực hành đức tin và các tập tục tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc được xã hội, cộng đồng tôn kính, quý trọng. Họ là bậc trí thức, truyền bá chữ Chăm Akhar Thrah, bảo tồn, gìn giữ các phong tục tập quán, đồng thời là Người có uy tín làm “cầu nối” giữa chính quyền với cộng đồng.
Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 06:46, 19/04/2024
Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
Tín ngưỡng thờ Po Cei Khai Mâh Bingu của người Chăm - Sức ảnh hưởng và sự kết nối cộng đồng, dân tộc

Tín ngưỡng thờ Po Cei Khai Mâh Bingu của người Chăm - Sức ảnh hưởng và sự kết nối cộng đồng, dân tộc

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 07:42, 31/10/2023
Cộng đồng người Chăm thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ cúng cho Po Cei Khai Mâh Bingu trên núi theo định kỳ từ 3 - 5 năm/lần. Việc thờ cúng Po Cei Khai Mâh Bingu nhằm mục đích cầu mong thần phù hộ cho cuộc sống dân làng ấm no và hạnh phúc.
Nghề thuốc Nam của người Chăm

Nghề thuốc Nam của người Chăm

Sức khỏe - Minh Truyền - Bá Quyến - 19:35, 22/08/2024
Đồng bào Chăm ở 2 thôn Phước Nhơn và An Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận từ xa xưa đã nổi tiếng với nghề làm thuốc Nam cổ truyền. Từ nhu cầu trong đời sống về thảo dược chữa bệnh, người Chăm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về các bài thuốc gia truyền chữa trị các loại bệnh thông thường đến các chứng bệnh nan y mà nền y học hiện đại đang gặp khó khăn trong điều trị.
Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 07:41, 05/04/2024
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đồng bào nhận diện nhau không chỉ bằng sợi dây huyết thống mà còn dựa vào yếu tố cùng chung nguồn gốc dòng tộc. Mỗi dòng tộc của người Chăm có một nhà Kut giống như nghĩa trang. Những thành viên trong cùng một dòng tộc không được quan hệ hôn nhân với nhau, cho dù đã trải qua nhiều thế hệ. Người Chăm khi chết sẽ làm lễ hoả táng, sau đó, họ chỉ giữ lại 9 miếng xương vùng trán được cắt nhỏ bằng hình đồng xu để làm lễ nhập Kut. Đó là nét đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.
Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 18:15, 22/09/2024
Gốm Bàu Trúc của người Chăm Ninh Thuận mang đặc trưng bởi nhiều nét riêng, từ cách làm cho đến cách nung để có những sản phẩm độc đáo nhất. Do vậy, làng nghề gốm ở Ninh Thuận không chỉ nổi tiếng bởi những sản phẩm chất lượng, mà còn là điểm đến trải nghiệm ấn tượng với nhiều du khách trong và ngoài nước.
Nghi lễ Payak của người Chăm

Nghi lễ Payak của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 08:23, 31/05/2024
Cấu trúc xã hội Chăm phân chia theo dòng tộc. Mỗi dòng tộc có lễ tục riêng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dòng tộc. Nghi lễ Payak là một trong những nghi lễ dòng tộc do các chức sắc dân gian ông Kadhar và bà Pajau thực hành cúng lễ và giao tiếp với thần linh với mục đích “Jiâ yang - trả nợ thần linh”, chữa bệnh, cầu mong sự bình an và thịnh vượng cho dòng tộc.
Làng Chăm Hữu Đức hân hoan chào đón Lễ hội Ka tê

Làng Chăm Hữu Đức hân hoan chào đón Lễ hội Ka tê

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 19:31, 23/09/2024
Lễ hội Ka tê là một trong những lễ hội đặc sắc của cộng đồng người Chăm, diễn ra ở không gian đền tháp, làng và các gia đình; nhằm để tạ ơn các vị thần linh, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc đã có nhiều công lao to lớn mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho dân làng. Chào mừng Lễ hội Ka tê 2024, tại làng Hữu Đức sẽ diễn ra nhiều hoạt động thể thao, múa tập thể ở sân vận động, biểu diễn nghệ thuật và dâng lễ vật từ ngày 01 - 05/10/2024. Đây là dịp để khách du lịch trong nước và quốc tế tìm về miền di sản văn hóa Chăm trải nghiệm và khám phá.
Bình Thuận: Sẽ công bố Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Linga vàng trong Lễ hội Katê

Bình Thuận: Sẽ công bố Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Linga vàng trong Lễ hội Katê

Tìm trong di sản - T.Nhân - H.Trường - 10:04, 01/07/2024
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư năm 2024. Đặc biệt, trong Lễ hội Katê năm nay, các ngành chức năng sẽ tổ chức công bố Quyết định về công nhận Bảo vật quốc gia đối với bảo vật Linga vàng của người Chăm.
Tháng Ramadan - Tháng yêu thương của đồng bào dân tộc Chăm An Giang

Tháng Ramadan - Tháng yêu thương của đồng bào dân tộc Chăm An Giang

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 11:46, 16/03/2024
Qua những làng Chăm ở An Giang vào Tháng Ramadan vào ban ngày sẽ cảm nhận được sự vắng vẻ hơn mọi khi. Đây là tháng mà đồng bào Chăm nhịn ăn, nhịn uống, tự rèn luyện với các nghi thức tôn nghiêm, tăng cường tình yêu thương với những người nghèo khó. Tháng Ramadan năm nay (năm 1445 hồi lịch) bắt đầu từ ngày 11/3 - 11/4. Trong 1 tháng, tất cả nam nữ từ 15 tuổi trở lên phải nhịn ăn, nhịn uống vào ban ngày, nhưng ăn vào ban đêm (tức thay đổi bữa ăn).
Về làng Chăm những ngày Katê

Về làng Chăm những ngày Katê

Sắc màu 54 - Thành Nhân - 15:25, 17/10/2023
Lễ Katê được coi là một trong những lễ hội quan trọng và lớn nhất của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận thậm chí người ta còn gọi là “Tết” Katê, Tết của dân tộc Chăm. Lễ hội Katê hàng năm được tổ chức vào ngày 1/7 lịch Chăm (tức tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch). Thông thường, người Chăm tổ chức lễ hội suốt mấy ngày trước và sau Katê nhằm mục đích tưởng nhớ và ôn lại công đức của ông bà, tổ tiên. Đồng thời cũng là dịp vui chơi giải trí, giao lưu cộng đồng sau một năm lao động vất vả.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp đoàn các tổ chức tôn giáo vùng đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp đoàn các tổ chức tôn giáo vùng đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận

Thời sự - PV - 20:35, 27/02/2024
Chiều ngày 27/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp đoàn đại biểu chức sắc, chức việc, cốt cán tôn giáo (Hồi giáo Bàni, Hồi giáo Islam, Bàlamôn) vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận nhân dịp đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội.
Không gian Lễ hội Katê của người Chăm Bình Thuận

Không gian Lễ hội Katê của người Chăm Bình Thuận

Sắc màu 54 - Lâm Tấn Bình - 20:19, 09/10/2023
Bình Thuận là nơi còn lưu dấu nhiều di tích đền, tháp Chăm trải qua nhiều niên đại, tiêu biểu như Tháp Po Sah Inâ, Tháp Po Dam, Đền thờ Po Nit, Po Klaong Mânai, Po Ramé, Po Patao At, Po Klaong Kasat… Đặc biệt là Bộ sưu tập kho báu Hoàng tộc vua chúa Champa thuộc các vương triều cuối cùng ở giai đoạn thế kỷ XVII được đặt tại nhà bà Nguyễn Thị Thềm là hậu duệ trực hệ dòng vua (bà đã mất năm 1995). Hàng năm tại các đền, tháp và kho báu này vẫn còn diễn ra nhiều nghi lễ tín ngưỡng dân gian.
Bình Thuận: Mở lớp dạy ngâm Ariya của người Chăm

Bình Thuận: Mở lớp dạy ngâm Ariya của người Chăm

Sắc màu 54 - Lâm Tấn Bình - 11:03, 29/10/2023
Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa Khai mạc lớp truyền dạy hát ngâm Ariya của người Chăm tại xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, thu hút gần 30 học viên là chức sắc, chức việc, trí thức về hưu và con em đồng bào Chăm đăng ký tham gia học. Đây là một trong những nội dung của Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025 đang triển khai tại tỉnh Bình Thuận.
Để trò chơi dân gian người Chăm không bị quên lãng

Để trò chơi dân gian người Chăm không bị quên lãng

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 19:57, 11/08/2023
Trò chơi dân gian gắn liền với bao thế hệ trẻ em, gắn với ký ức tuổi thơ của mỗi người nơi làng quê. Trẻ em người Chăm cũng vậy, lớn lên ở miền quê có cánh đồng lúa, góc sân và khoảng vườn, những cây cỏ, đất sét, hạt sỏi… được trẻ em tận dụng để sáng tạo ra những trò chơi dân gian giữa những ngày Hè đầy nắng gió.
Hội thi tay nghề giỏi dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp 2023

Hội thi tay nghề giỏi dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp 2023

Tìm trong di sản - Lê Vũ - Trần Linh - 18:25, 15/06/2023
Ngày 15/6, Tại làng Dệt Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã diễn ra hội thi dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp. Đây là một trong những hoạt động chào mừng lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Số hóa - Giải pháp hiệu quả để cứu những thư tịch cổ của người Chăm trước nguy cơ mai một

Số hóa - Giải pháp hiệu quả để cứu những thư tịch cổ của người Chăm trước nguy cơ mai một

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 15:12, 07/08/2023
Người Chăm là một trong những tộc người sớm có chữ viết ở Việt Nam. Chữ viết của người Chăm được viết trên những chất liệu khác nhau như đá, gỗ, kim loại, vải và giấy. Theo thời gian, những văn bản viết tay bị hư hỏng bởi tác động của môi trường, mối mọt và côn trùng gây hại. Đặc biệt là những thư tịch viết trên chất liệu giấy.
Tục cúng đất của người Chăm Bình Thuận

Tục cúng đất của người Chăm Bình Thuận

Sắc màu 54 - Mai Quang Chiêu - 11:09, 05/10/2023
Bước vào năm mới theo Chăm lịch, người Chăm ở tỉnh Bình Thuận nói chung và người Chăm ở xã Phan Hoà, huyện Bắc Bình nói riêng đều tổ chức lễ cúng đất (Éw Tanâh). Lễ cúng đất được tổ chức vào ngày thứ ba, thứ tư và thứ bảy trong tuần của tháng Giêng tính theo Chăm lịch (nhằm vào tháng 4 lịch chung).
Khai mạc các hoạt động quảng bá, giới thiệu làng nghề và các sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Khai mạc các hoạt động quảng bá, giới thiệu làng nghề và các sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Nghề nghiệp - Việc làm - Sơn Ngọc - 08:30, 15/06/2023
Tối 14/6, tại làng gốm Bàu Trúc thuộc địa bàn thị trấn Phước Dân, UBND huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) tổ chức khai mạc các hoạt động quảng bá, giới thiệu về làng nghề và các sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp.