Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Thuận: Sẽ công bố Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Linga vàng trong Lễ hội Katê

T.Nhân - H.Trường - 10:04, 01/07/2024

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư năm 2024. Đặc biệt, trong Lễ hội Katê năm nay, các ngành chức năng sẽ tổ chức công bố Quyết định về công nhận Bảo vật quốc gia đối với bảo vật Linga vàng của người Chăm.


Lễ hội Katê của người Chăm Bình Thuận
Lễ hội Katê của người Chăm Bình Thuận

Linga bằng vàng được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ học năm 2013, tại di tích cụm tháp Po Dam thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Có niên đại khoảng thế kỷ VIII - IX; Kích thước cao 6,6cm; đường kính thân 5,35 - 5,49cm; đường kính vành 5,8 - 6,0cm; có trọng lượng 78,36gr; qua phân tích, hàm lượng vàng chiếm tỷ lệ lên đến 90,4%, bạc 9,05% và đồng 0,55%.

Linga là dương vật, biểu tượng của sự sinh sản, của nguồn sống. Trong Bàlamôn giáo, Linga tượng trưng cho thần Shiva với tư cách là nguyên lý nhân - quả (phá hủy và tái sinh), là sự sinh sản, là những vật thờ quan trọng trong các di tích kiến trúc tôn giáo cổ thuộc văn hóa Champa ở miền Trung Việt Nam và các nền văn hóa - quốc gia cổ đại khác trong khu vực Đông Nam Á.

Linga làm bằng kim loại vàng, được chế tác bằng kỹ thuật gò - tán, tạo hình dạng một khối rỗng lòng, thân hình trụ ngắn, đầu hình khối bán tròn; trên thân của Linga thể hiện đường khâu quy đầu bằng đường chạm chìm có nét mảnh tạo thành một vòng tròn ôm vòng quanh phần lớn vòng tròn của đoạn dưới thân, vòng lên trên có đỉnh cao và thu nhỏ hình chóp, phản ánh đặc điểm tả thực của cấu trúc quy đầu Linga; kiểu dáng, kỹ thuật chế tác và quy mô - kích thước của hiện vật cũng rất đặc trưng, chưa có hiện vật tương tự được tìm thấy trong văn hóa Champa và các nền văn hóa - văn minh cổ ở khu vực.

Linga vàng được xem là một trong những báu vật của người Chăm
Linga vàng được xem là một trong những báu vật của người Chăm

Hiện vật Linga bằng kim loại vàng của di tích Po Dam là trường hợp duy nhất cho đến nay là loại hình Linga một phần làm bằng kim loại vàng được tìm thấy trong văn hóa Champa từ quá trình khai quật khảo cổ học ngay trong địa tầng, chứa đựng những thông tin khoa học quan trọng, có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề văn hóa - lịch sử liên quan đến di tích Po Dam và văn hóa Champa.

Theo kế hoạch Lễ hội Katê sẽ diễn ra từ ngày 1 - 2/10/2024, tại di tích tháp Pô Sah Inư, gồm phần lễ và phần hội. Trong đó, nghi thức phần lễ do các chức sắc tôn giáo người Chăm Bàni và Chăm Bàlamôn huyện Hàm Thuận Bắc thực hiện, như nghi lễ cúng cầu an tại tháp chính, nghi thức múa mừng, thỉnh mời thần linh. 

Vào ngày lễ chính ngày 2/10 (mùng 1 tháng 7 Chăm lịch), sẽ diễn ra nghi lễ nghinh rước trang phục Nữ thần Pô Sah Inư lên tháp chính, mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga - Yoni, mặc trang phục bệ thờ Linga - Yoni và đại lễ cúng tạ ơn Nữ thần Pô Sah Inư, các vị thần linh và ông bà, tổ tiên. Đặc biệt, còn có nội dung công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia - đợt 12, năm 2023 đối với Linga vàng phát hiện tại tháp Pô Dam (xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong).

Cụm tháp Po Dam thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận nơi phát hiện Linga vàng
Cụm tháp Po Dam thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận nơi phát hiện Linga vàng

Phần hội là những hoạt động sôi nổi diễn ra tại sân khấu chính như hội thi thổi kèn Saranai và đội nước vượt chướng ngại vật; trang trí lễ vật trên Thônla và Cổ bồng để dâng tế Nữ thần Pô Sah Inư. Chương trình giao lưu nghệ thuật dân gian do Đội văn nghệ dân gian Chăm đến từ các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh biểu diễn phục vụ Nhân dân và du khách.

Lễ hội Katê được tổ chức theo đúng phong tục tập quán, với sự tham gia đông đảo của đồng bào người Chăm đến từ 6 huyện trong tỉnh. Đây là chương trình nhằm bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa dân gian đặc sắc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người Chăm. Từ đó dần đưa Lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn có sức thu hút Nhân dân, du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm thấy đầu phù điêu Phật bằng đá trong quá trình khảo cổ tháp đôi Liễu Cốc

Tìm thấy đầu phù điêu Phật bằng đá trong quá trình khảo cổ tháp đôi Liễu Cốc

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vừa hoàn thành báo cáo về khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc (ở làng Liễu Cốc Thượng thuộc Tổ dân phố Xuân Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo và là di tích kiến trúc nghệ thuật đánh dấu một giai đoạn phát triển trong lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Chăm nói riêng.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 2 phút trước
Xác định việc thực hiện thành công các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) sẽ tạo “luồng gió mới” giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Hỷ đã và đang nỗ lực thực hiện hiệu quả các công trình, dự án, tiểu dự án nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Chiều ngày 01/7/2024, tại trụ sở Bộ Công an (số 47 Phạm Văn Đồng, Hà Nội), trong khuôn khổ “Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về Định danh và xác thực điện tử”, đã diễn ra lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an.

"Đuổi nghèo" ở Kỳ Sơn

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 1 giờ trước
Để thấy sự đổi thay của một vùng đất, mỗi lần ngược núi, chúng tôi lại cố gắng lưu giữ trong tâm tưởng những hình ảnh thật rõ nét về cảnh sắc và con người nơi ấy. Cũng vì mang tâm tưởng ấy mà hình ảnh về huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) luôn khác, mới mẻ hơn sau mỗi lần gặp lại.
Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Sắc màu 54 - Thái Tuyên - 1 giờ trước
Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.
Họa sĩ “Dũng dị” và duyên nợ với sơn mài

Họa sĩ “Dũng dị” và duyên nợ với sơn mài

Giải trí - Giang Lam - 1 giờ trước
Trần Công Dũng là họa sĩ có tiếng trong nhiều năm với những tác phẩm đồ họa in khắc gỗ, điêu khắc, gốm hay tranh sơn mài sử dụng motip xe đạp. Các sáng tác của anh trải rộng trên nhiều loại hình và chất liệu. Ở chất liệu nào, Trần Công Dũng cũng thể hiện sức sáng tạo dường như không giới hạn của một nghệ sĩ đa tài.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay là hơn 38 triệu đồng mỗi năm. Đến cuối năm 2023, huyện đã giảm được 517 hộ nghèo và phấn đấu mỗi năm giảm thêm 6%, đến năm 2025 còn 25% hộ nghèo. Để có được thành quả đó, ngoài sự nỗ lực của người dân và địa phương, thì các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh Quảng Nam đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc thoát nghèo.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với hơn 70% là người đồng bào DTTS. Từ một huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Nam, nhưng nay Đông Giang đã thay da, đổi thịt, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Kết quả này có được từ sự quyết tâm của địa phương, đồng lòng của Nhân dân trong việc triển khai các phong trào thi đua, các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nổi bật là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM).
Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Sắc màu 54 - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Mới đây, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa dệt thổ cẩm vào dạy trong trường học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp dệt, may mặc trang phục truyền thống của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Các hoạt động này nhằm góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống đối với các em học sinh; đồng thời, bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống trong đời sống hằng ngày.
Trẻ thơ Tây Nguyên với những trò chơi ngày hè

Trẻ thơ Tây Nguyên với những trò chơi ngày hè

Giải trí - Nguyễn Quang Vinh - 1 giờ trước
Tây Nguyên trong những ngày hè đầy nắng gió, đi đến buôn làng nào cũng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ đang nô đùa, hoà nhập cùng thiên nhiên hoặc vui chơi những trò chơi truyền thống. Thay vì mải miết với màn hình điện thoại, tivi... những trẻ em nơi đây biết tạo cho mình những trò chơi bổ ích, rèn được kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp gắn bó tập thể, góp phần gìn giữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.