Trò chơi dân gian gắn liền với bao thế hệ trẻ em, gắn với ký ức tuổi thơ của mỗi người nơi làng quê. Trẻ em người Chăm cũng vậy, lớn lên ở miền quê có cánh đồng lúa, góc sân và khoảng vườn, những cây cỏ, đất sét, hạt sỏi… được trẻ em tận dụng để sáng tạo ra những trò chơi dân gian giữa những ngày Hè đầy nắng gió.
Người Chăm là một trong những tộc người sớm có chữ viết ở Việt Nam. Chữ viết của người Chăm được viết trên những chất liệu khác nhau như đá, gỗ, kim loại, vải và giấy. Theo thời gian, những văn bản viết tay bị hư hỏng bởi tác động của môi trường, mối mọt và côn trùng gây hại. Đặc biệt là những thư tịch viết trên chất liệu giấy.
Ngày 15/6, Tại làng Dệt Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã diễn ra hội thi dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp. Đây là một trong những hoạt động chào mừng lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Tối 14/6, tại làng gốm Bàu Trúc thuộc địa bàn thị trấn Phước Dân, UBND huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) tổ chức khai mạc các hoạt động quảng bá, giới thiệu về làng nghề và các sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp.
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm và Lễ hội Nho - Vang năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13 - 18/6 tại Ninh Thuận.
Chữ viết của người Chăm xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiệu - Quảng Nam) vào thế kỷ thứ IV. Người Chăm viết chữ trên nhiều chất liệu khác nhau, như khắc chữ trên đá, gỗ, kim loại, viết chữ trên giấy, da thú, tre và vải. Trong đó, có việc khắc chữ trên chất liệu lá buông. Đến nay, các chức sắc người Chăm vẫn còn sử dụng trong giao tiếp hành chính, ghi chép địa bạ, luật tục, văn chương và kinh kệ.
Xã hội -
Sơn Ngọc -
16:55, 12/03/2023 Chúng tôi về làng gốm Bàu Trúc trong dịp cả nước kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Chị em phụ nữ địa phương tất bật sản xuất gốm cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Đây là làng quê mang đậm dấu ấn mẫu hệ trong cuộc sống gia đình và gìn giữ phát triển nghề làm gốm truyền thống của người Chăm.
Người Chăm Phú Yên có những phong tục lâu đời như mừng tuổi trưởng thành cho con cháu, cúng bến nước, lễ rước hồn lúa… Trong đó phải kể đến phong tục lễ cưới xin với những nghi lễ độc đáo.
Bánh tét luôn hiện diện trong mâm cúng, đặc biệt hai lễ lớn là Kate và Ramưwan và trở thành biểu tượng ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực của người Chăm.
Làng gốm cổ Bàu Trúc nằm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Đến nay đã trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, người dân làng nghề đã luôn ý thức giữ gìn nguyên bản phương thức làm gốm truyền thống của người Chăm. Nhiều ý kiến cho rằng, Bàu Trúc là làng nghề gốm cổ nhất khu vực Đông Nam Á. Mới đây, chính quyền địa phương, Nhân dân và các hộ Chăm làng gốm Bầu Trúc hân hoan đón tin vui khi nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào tối ngày 29/11.
Vừa qua, tại không gian Làng dân tộc Chăm, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang đã tái hiện Lễ cắt tóc và đặt tên cho con của người Chăm Islam.
Ngày 29/7, Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “An Giang 190 năm hình thành và phát triển (1832 - 2022)”. Tham gia Hội thảo có các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trên nhiều lĩnh vực, đến từ các viện, trường và trung tâm nghiên cứu trên toàn quốc.
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, Lễ hội Katê năm 2022 sẽ diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư (TP. Phan Thiết, Bình Thuận) từ ngày 24 - 25/10 với các nghi thức lễ truyền thống và nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo, hấp dẫn.
Các nghi lễ dân gian của người Chăm xoay quanh chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Có lễ khai mương, đắp đập, lễ cầu an, lễ hạ điền, lễ dựng chòi cày, lễ mừng các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa... Tất cả nói lên khát vọng về một vụ mùa tốt tươi với mưa thuận gió hòa và một cuộc sống đủ đầy.
Ngày 8/5, Ban liên lạc cộng đồng người Chăm Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức lễ hội Hari Raya tại Klang, Selongor Darul Ehsan - lễ hội lớn nhất của người Hồi giáo trên toàn thế giới, đánh dấu kết thúc tháng lễ Ramadan.
Nghi lễ đầu năm của người Chăm đồng hành với quá trình hình thành của làng, cùng với quá trình chuyển cư từ nơi này sang nơi khác, từ làng mới đến làng cũ, các thiết chế thờ tự, các tín ngưỡng cúng thần linh không thay đổi.
Giáo dục -
Lê Vũ - Đồng Chuông Tử -
11:18, 14/09/2021 Lộ Nữ Hoàng Tiên sinh năm 1991, quê ở làng Mỹ Nghiệp- một làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của người Chăm, vừa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành về Hóa Lý đạt điểm xuất sắc hạng nhất; được khắc Bảng vàng lưu danh tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc. Thành quả này đang mang lại niềm tự hào cho cộng đồng người Chăm.
Trong số các tuyển thủ được Huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo gọi tập trung trong thành phần đội U23 Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại Giải bóng đá U23 châu Á 2022, có một gương mặt rất đáng chú ý, đó là hậu vệ người Chăm - Dụng Quang Nho, một trong những cầu thủ người dân tộc thiểu số nổi tiếng nhất đang chơi bóng tại V.League.
Người Kinh có câu "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", còn với người Chăm, ăn uống hàng ngày hay ngày đình đám đều phải tuân theo các phép ứng xử có từ lâu đời.
Cộng đồng người Chăm theo đạo Bà-la- môn ở Ninh Thuận có nền văn hóa truyền thống phong phú và đặc sắc. Hiện nay, cộng đồng người Chăm vẫn bảo tồn, lưu giữ nhiều nghi lễ tôn giáo truyền thống độc đáo, trong đó có Lễ Pok Tapah và lễ Puis.