Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bánh tét của người Chăm

PV - 11:54, 12/01/2023

Bánh tét luôn hiện diện trong mâm cúng, đặc biệt hai lễ lớn là Kate và Ramưwan và trở thành biểu tượng ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực của người Chăm.

Hương vị bánh ngày Tết của người Chăm
Hương vị bánh ngày Tết của người Chăm

Bánh tét - tiếng Chăm là “tapei nung”. Người Chăm có câu tục ngữ: “Tapei nung ala, Sakaya ngok” (bánh tét bên dưới, bánh xakaya bên trên). Đây là câu tục ngữ được lưu truyền từ nhiều đời trong cộng đồng người Chăm. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp (Hội VHNT tỉnh An Giang), “bánh tét là một loại “bánh thiêng” mà bất cứ người Nam Bộ nào cũng rất quý trọng, đến mức không dám tự tiện làm để ăn cho đỡ thèm mà phải chờ đến đúng ngày giỗ tết, cúng quảy mới làm để dâng lên!

Còn trong các lễ cúng tế của người Chăm, như đám tang, lễ cúng gia tiên... trên các mâm lễ không thể thiếu “tapei nung”. “Tapei nung” Chăm có hai loại: “tapei nung bbek” và “tapei nung binah”.

“Tapei nung bbek” là bánh tét đòn, đường kính khoảng 7cm, dài khoảng 30cm. Nguyên liệu chính để làm hai thứ bánh này là gạo nếp và đậu. Gạo nếp ngâm khoảng nửa giờ đồng hồ, vớt lên để ráo. Có thể dùng các loại đậu như đậu phụng, đậu đen… rửa sạch, trộn vào gạo nếp.

Nhân lạt thường là đậu đen hay đậu phụng, nhân mặn gồm đậu xanh bóc vỏ, hấp và xào chung với hành củ tím thái mỏng thêm tiêu. Lá dùng để gói bánh là lá chuối. Nếu là lá chuối chát thì tốt hơn, bánh sẽ xanh và thoảng hương dễ chịu. Lá chuối mang phơi nắng cho vừa dẻo để khi gói không bị nứt và rách.

Bánh tét Chăm 1

Trong cộng đồng Chăm Nam Bộ, do cách biệt về địa lý, khác biệt về thổ nhưỡng cũng như phong tục tập quán, đã có khác biệt nhất định về cách ăn uống cũng như các món ăn. Trong đó, các món bánh mang đậm đặc trưng Chăm Nam Bộ khác đôi chút về hình dáng cũng như nguyên vật liệu.

Ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang và cả cộng đồng người Chăm ở Campuchia, đến mùa lễ hội là bà con Chăm cùng tụ hợp giúp nhau làm bánh, người phơi lá chuối, người lau xếp lá, người cột dây. Không khí làm bánh tét đã làm nên sự gắn kết xóm làng.

Trong sự kiện văn hóa và ẩm thực Chăm lần đầu tiên trên đất Italia vào tháng 10/2022, tổ chức đúng vào mùa đại lễ Kate diễn ra khắp làng Chăm nhằm tưởng nhớ các vị thần và ông bà tổ tiên, tôi đã chọn món bánh tét để kể và khoe với bạn bè nước ngoài, với bạn bè Việt kiều tại Italy. Buổi sự kiện các vị khách vừa được thưởng thức câu chuyện Chăm, vừa nếm vị bánh tét Chăm chính hiệu, không ngớt ngợi khen đến món bánh đặc biệt này.

Trong những chuyến đi tìm mảng ghép ký ức hình bóng trang phục, tiếng nói và hương vị món ăn của tổ tiên, tôi đã len lỏi theo mọi ngõ ngách làng quê Chăm, đi từ miền Trung Việt Nam qua đến làng Chăm Châu Đốc An Giang, rồi sang làng Chăm Campuchia. Trong những lần đó tôi đã tìm thấy bánh tét, bánh Girong liya, bánh nổ… và bánh tét là loại bánh tôi tò mò nhất vì nó mang nhiều hình bóng, cả Việt cả Chăm.

Bánh tét và bánh Sakaya chuẩn bị cho lễ cúng người Chăm Bani
Bánh tét và bánh Sakaya chuẩn bị cho lễ cúng người Chăm Bani

Tôi được vài lần dự nghi lễ Ngak Mamum và lễ ngak Ndam Padhi tại làng Chăm Kompong Chhnang (Campuchia), đây cũng là hai nghi lễ truyền thống giống cộng đồng người Chăm ở Việt Nam. Trong mâm lễ có bánh Chăm - món bánh tét “tapei nung” và các loại bánh khác nhưng bánh tét là món chủ đạo không thể thiếu trong mâm cúng truyền thống của họ.

Cách gói bánh, nấu bánh vẫn mang hương vị truyền thống của cố hương, đặc biệt là bánh tét cặp. Ngày nay bánh tét có mặt khắp các cộng đồng Chăm, từ Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang cho đến cộng đồng Chăm Campuchia, với ít nhiều khác biệt.

Khi gói người ta dùng lá chuối hai lớp làm vỏ, để bọc đậu nếp, cuộn tròn, cột bằng dây lạt giang, hai bên đầu bánh gói gấp như hình tam giác, sau đó cột tiếp bốn vòng dựng cho bánh đứng thẳng. Muốn cho bánh cứng tránh bị hư dành ăn lâu ngày, người ta giữ bánh đứng và dùng cây đũa thọc, nêm cho chặt, xếp theo hình chéo vào nồi, nấu khoảng từ 5 đến 6 giờ đồng hồ là dùng được.

Còn “tapei nung binah” hay còn gọi là bánh tét cặp. Nguyên liệu được dùng như bánh tét đòn, nhưng nhỏ và ngắn hơn, không có nhân. Bánh gói theo hình bán nguyệt, rồi ghép hai bánh đối xứng với nhau, sau đó buộc lạt, tạo thành hình một bánh đòn.

“Tapei nung binah” được luộc trực tiếp trong nồi nước đun sôi, như bánh tét đòn. Bánh tét cặp được dùng trong các đám tang, giỗ kỵ. Bởi đây là loại bánh không được dùng trong những ngày thường, cho nên chúng hầu như không bị biến tấu như trong trường hợp “tapei nung bbek” vì còn dùng để đãi khách ngày thường nên theo thời gian đã được biến tấu đa dạng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Cơ hội cho nông sản Bắc Kạn vươn ra

Cơ hội cho nông sản Bắc Kạn vươn ra "biển lớn"

Kinh tế - PV - 28 phút trước
Sản phẩm nông nghiệp của Bắc Kạn khá đa dạng, chất lượng tốt, đủ điều kiện để lưu thông ra thị trường, nhất là sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, bài toán “đầu ra ổn định” vẫn luôn là thách thức lớn với các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phương án của Việt Nam khi COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn

Phương án của Việt Nam khi COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn

Sức khỏe - PV - 30 phút trước
Bộ Y tế đã xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.
Phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín - PV - 31 phút trước
Đó là một trong những nội dung trọng tâm triển khai chương trình phối hợp công tác dân tộc giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên năm 2023.
Phần Lan phát triển thiết bị giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư

Phần Lan phát triển thiết bị giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư

Khoa học - Công nghệ - PV - 32 phút trước
Thiết bị được gắn vào một ống hút phẫu thuật và xác định mô khối u dựa trên huỳnh quang giúp bác sỹ nhận được thông tin gần thời gian thực về tế bào mô ung thư, từ đó loại bỏ mô ung thư khỏi cơ thể.
Chiêm ngưỡng 5 hành tinh thẳng hàng tỏa sáng trên bầu trời

Chiêm ngưỡng 5 hành tinh thẳng hàng tỏa sáng trên bầu trời

Xã hội - Ngân Nhi - 1 giờ trước
Ngay sau khi Mặt Trời lặn vào ngày 28/3/2023, những người ở Bắc và Nam bán cầu có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn hiếm có: 5 hành tinh xuất hiện cùng lúc trên bầu trời. 5 hành tinh bao gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thiên Vương xếp thành một hàng ngay dưới Mặt Trăng. Hiện tượng 5 hành tinh thẳng hàng là hiện tượng kỳ thú rất hiếm khi xảy ra.
Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra được UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La và UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái phối hợp, tổ chức tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La vừa qua nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế tới trải nghiệm. Ngày hội khép lại đồng thời đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho người dân trong vùng.
Quảng Ngãi: Tập huấn nâng cao năng lực giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG

Quảng Ngãi: Tập huấn nâng cao năng lực giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG

Chính sách dân tộc - Lý Chánh – Minh Thu - 1 giờ trước
Mới đây, tại TP. Quảng Ngãi, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Công ty cổ phần Pro Phương Nam, Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) tổ chức khai giảng lớp Tập huấn nâng cao năng lực giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG DTTS&MN).
Lễ hội Mường Ca Da được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội Mường Ca Da được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Tối ngày 27/3, Huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Ca Da và Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 năm 2023.
Ban Dân tộc Quảng Ngãi: Ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thao chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Cơ quan công tác dân tộc lần thứ X năm 2023

Ban Dân tộc Quảng Ngãi: Ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thao chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Cơ quan công tác dân tộc lần thứ X năm 2023

Tin tức - Văn Yên - Minh Thu - 4 giờ trước
Nhân kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) và 77 năm Ngày truyền thống Cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023), Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thao Cơ quan công tác dân tộc lần thứ X năm 2023.
Công dụng chữa bệnh từ cây rau dớn

Công dụng chữa bệnh từ cây rau dớn

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 4 giờ trước
Rau dớn còn có tên gọi khác là ráng song, quần rau, dớn rừng, dớn nhọn, thái quyết… có tính mát. Là món ăn thân thuộc hàng ngày rau dớn còn được biết đến với công dụng làm thuốc có tác dụng như giải nhiệt, lợi tiểu, ngăn ngừa bệnh lý và rất tốt cho phụ nữ mang thai.... Sau đây là một số công dụng và bài thuốc từ cây rau dớn mời bà con tham khảo.
Đắk Lắk: Phòng Dân tộc huyện Krông Năng có Trưởng phòng mới

Đắk Lắk: Phòng Dân tộc huyện Krông Năng có Trưởng phòng mới

Trang địa phương - Lê Hường - 4 giờ trước
Sáng 28/3, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố Quyết định công tác cán bộ trên địa bàn huyện. Phòng Dân tộc huyện Krông Năng có trưởng phòng mới.