Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Số hóa - Giải pháp hiệu quả để cứu những thư tịch cổ của người Chăm trước nguy cơ mai một

Bá Minh Truyền - 15:12, 07/08/2023

Người Chăm là một trong những tộc người sớm có chữ viết ở Việt Nam. Chữ viết của người Chăm được viết trên những chất liệu khác nhau như đá, gỗ, kim loại, vải và giấy. Theo thời gian, những văn bản viết tay bị hư hỏng bởi tác động của môi trường, mối mọt và côn trùng gây hại. Đặc biệt là những thư tịch viết trên chất liệu giấy.

Các chức sắc Bàlamôn đọc kinh sách trong nghi lễ Yuer Yang trên đền tháp Po Ramê.
Các chức sắc Bàlamôn đọc kinh sách trong nghi lễ Yuer Yang trên đền tháp Po Ramê.

Thư tịch Chăm lưu trữ nguồn tri thức văn hóa

Chữ viết của người Chăm đang sử dụng hiện nay gọi là Akhar Thrah, ra đời từ thế kỷ XVII. Chữ Akhar Thrah được xem là chữ viết phổ thông, được sử dụng phổ biến trong tầng lớp chức sắc tôn giáo và cộng đồng người Chăm. Từ năm 1978, Ban Biên soạn sách chữ Chăm được thành lập ở Ninh Thuận, thực hiện việc biên soạn sách giáo khoa để giảng dạy, kiểm tra, đánh giá việc dạy và học chữ Chăm ở bậc Tiểu học. Từ đó đến nay, chữ viết của người Chăm được giảng dạy chính thức tại những địa phương có con em người Chăm sinh sống. Nội dung của các văn bản viết tay của người Chăm chứa đựng nhiều tri thức khoa học và xã hội, tập trung nhiều lĩnh vực như thiên văn học, chủ đề tôn giáo, lịch sử, văn chương, tri thức dân gian và các truyện cổ tích...

Một trang văn bản chép tay chữ Chăm Akhar Thrah.
Một trang văn bản chép tay chữ Chăm Akhar Thrah.

Theo tập quán truyền thống của người Chăm, những tư liệu viết tay khi không có người để trao truyền, chủ nhân thư tịch không thể cho người ngoài sử dụng và khai thác. Họ sẽ mang các quyển thư tịch quý hiếm thả trôi sông ra biển. Việc làm này vô tình đã làm biến mất vĩnh viễn nhiều tri thức văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Trong y học, người Chăm sử dụng các bài thuốc Nam để chữa bệnh. Bên cạnh đó, người Chăm còn sử dụng những bài chú khai thác từ thư tịch cổ để chữa bệnh. Các bài trị bệnh bằng những bài chú không được phổ biến rộng rãi, những người chữa bệnh chỉ trao truyền cho một nhóm nhỏ. Nếu chẳng may không có người kế thừa thì các phương pháp chữa bệnh bằng bài chú cũng biến mất cùng với người thực hành nghề trị bệnh.

Nhiều tri thức dân gian của người Chăm được ghi chép trong các quyển thư tịch cổ chứa đựng tri thức khoa học, dựa vào các hiện tượng tự nhiên, sự biến động của động vật và thực vật. Những người có kinh nghiệm về tri thức dân gian có thể đưa ra các dự báo trước về các hiểm họa như bão lụt, nắng hạn, dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến vụ mùa, vật nuôi và con người. Các tri thức dân gian rất hữu ích, giúp con người dự báo trước các hiểm họa của tự nhiên để chủ động tránh nhằm hạn chế các thiệt hại do tác động bất thường của tự nhiên.

Chữ Chăm được sử dụng làm câu đối để trang trí trong nhà lễ hỏa táng.
Chữ Chăm được sử dụng làm câu đối để trang trí trong nhà lễ hỏa táng.

Trong lĩnh vực văn chương, người Chăm còn lưu hành một số tác phẩm mang tính sấm ký dự báo trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội có thể xảy ra trong hiện thực đời sống. Các dự báo đã được kiểm chứng trong đời sống, nổi tiếng nhất là tác phẩm Ariya Gleng Anak (Tiên đoán về tương lai) được người Chăm say mê tìm đọc và lưu truyền.

Kỹ thuật bảo quản thư tịch của người Chăm

Những kết quả nghiên cứu về thư tịch cổ của người Chăm đã đi đến nhận định, người Chăm chưa biết đến kỹ thuật in ấn. Do đó, các nguồn thư tịch đang lưu trữ trong cộng đồng hiện nay chủ yếu là thư tịch chép tay. Trải qua một thời gian, các văn bản viết tay dễ dàng bị khí hậu, côn trùng gây hại làm rách nát, mờ nét chữ. Để tránh sự tác động của môi trường, người Chăm có các biện pháp bảo quản thư tịch thủ công khá đơn giản bằng cách phơi nắng, sử dụng các vật dụng đựng, bảo quản nơi cao ráo, thoáng mát.

Ciét - một loại giỏ đan bằng tre được người Chăm sử dụng để bảo quản thư tịch.
Ciét - một loại giỏ đan bằng tre được người Chăm sử dụng để bảo quản thư tịch.

Các quyển thư tịch của người Chăm được bảo quản trong ciét (giỏ đan bằng tre, nứa), đựng trong túi vải, ống tre, đựng trong thùng gỗ, tủ gỗ. Đối với thư tịch đựng trong giỏ tre, túi vải, người Chăm thường treo trên trần nhà, nơi cao ráo nhằm tránh ẩm mốc, chuột và con trùng gây hại. Khoảng 3 - 6 tháng, người Chăm mang những quyển thư tịch ra kiểm tra, phơi nắng để chống ẩm mốc và tác động khí hậu. Với kỹ thuật bảo quản thủ công, các nguồn thư tịch Chăm không thể bảo quản lâu dài. Mặt khác, tuổi thọ của chất liệu giấy chỉ dưới 50 năm là bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bị mục nát, không lưu trữ được dài lâu. Vì vậy, các biện pháp bảo quản thủ công chỉ lưu trữ thư tịch được trong một thời hạn nhất định. Để bảo quản thư tịch cổ, cần có giải pháp số hóa, lưu trữ lại tri thức văn hóa tộc người cho thế hệ mai sau kế thừa.

Giải pháp số hóa nguồn tư liệu viết tay

Từ năm 1993 đến 2015, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm đã sưu tầm được 52 quyển văn bản chép tay với 2.842 trang. Ngoài ra, còn tiến hành sao, chụp Microfilm từ tư liệu viết tay của 17 cá nhân ở các làng Chăm trong tỉnh được 281 cuộn phim với 8.662 trang văn bản. Những tư liệu viết tay của người Chăm đã được sưu tầm chỉ là con số khiêm tốn so với thực tế còn một số lượng lớn đang lưu hành trong dân gian.

Số hóa chữ văn bản viết tay của người Chăm đang lưu trữ ở Pháp.
Số hóa chữ văn bản viết tay của người Chăm đang lưu trữ ở Pháp.

Trong khoảng thời gian 7 năm (1994 - 2001), Tiến sĩ Thành Phần thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành các cuộc điều tra, thống kê, sưu tầm thư tịch người Chăm. Kết quả làm việc đã sưu tầm được trên 500 tập sách với khoảng 10.000 trang viết tay. Chưa kể đến các tư liệu của một số cá nhân, gia đình có người làm chức sắc như Po Adhia, Po Basaih, Po Acar, Kadhar, Maduen và các thầy cúng đang bảo quản tư liệu gia đình đựng trong ciét sách, hoặc đựng trong túi vải.

Nhằm nâng cao chất lượng bảo quản thư tịch viết tay, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm đã phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tại TP. Hồ Chí Minh thuộc Bộ Nội vụ thực hiện việc tu bổ, bồi nền theo Đề án “Sưu tầm tài liệu quý, hiếm trong và ngoài nước”. Trong năm 2013, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II đã tiếp nhận từ đơn vị 62 cuốn thư tịch cổ được viết tay bằng chữ Chăm có niên đại cách đây khoảng 150 năm, gồm: 30 cuốn viết trên giấy dó (1.770 trang), 12 cuốn viết trên lá buông (746 trang) và 20 cuốn viết trên giấy bao xi-măng (1.050 trang). Ngoài ra, còn nhận xử lý, bảo quản 281 cuộn microfilm chụp thư tịch.

Trước nguy cơ mai một nguồn tư liệu viết tay của người Chăm, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á với sự cộng tác của PGS.TS. Thành Phần đã phối hợp với Thư viện Anh thực hiện chương trình số hóa các văn bản chép tay của người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Kết qủa điều tra, thống kê và số hóa đã được phổ biến trên trang điện tử của Thư viện Anh có tên miền :https://eap.bl.uk/project/EAP1005/search để phục vụ cho công tác nghiên cứu và bảo tồn các văn bản chép tay của người Chăm với trên 1.000 nguồn tư liệu đang lưu trữ trong cộng đồng Chăm.

Số hóa thư tịch viết tay trên chất liệu lá buông do Thư viện Anh thực hiện.
Số hóa thư tịch viết tay trên chất liệu lá buông do Thư viện Anh thực hiện.

Tiếp nối những nỗ lực bảo tồn tài liệu quý hiếm, Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh và Thư viện tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm thực hiện các cuộc khảo sát, điều tra và kiểm kê nguồn tư liệu viết tay của người Chăm. Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đã cử các chuyên gia, phương tiện máy móc để số hóa các tài liệu viết tay quý hiếm của người Chăm tại Ninh Thuận. Việc số hóa thư tịch viết tay của người Chăm nhằm mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa tộc người Chăm, giúp công tác bảo quản, lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu ngày càng hiệu quả, tránh được nguy cơ mai một và biến mất vĩnh viễn tri thức dân gian Chăm được ghi chép qua bao đời nay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Người có uy tín Phú Bình Đồn là nghệ nhân dân tộc Chăm tiêu biểu ở thôn Tân Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam. Ông vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận mời dự Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024. Nhiều năm qua, ông tâm huyết xây dựng mô hình gia đình nghệ nhân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Chăm.
Tin nổi bật trang chủ
Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Quảng Trị có 5 huyện/35 xã, thị trấn, với 93 địa bàn được chọn thực hiện cuộc Điều tra thu thập thông về thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2024. Do làm tốt khâu chuẩn bị và sự vào cuộc đồng hành của đội ngũ Người có uy tín, già làng, Trưởng bản nên việc điều tra thu thập thông tin diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Đêm nhạc thiện nguyện

Đêm nhạc thiện nguyện "Bond Live In Vietnam" gây quỹ ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tin tức - N. Ánh - 11 giờ trước
Đêm nhạc "Bond Live In Vietnam" sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 5/10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội. Toàn bộ tiền bán vé đêm nhạc sẽ được ủng hộ cho quỹ từ thiện hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ số 3 với ý nghĩa để âm nhạc lan tỏa và kết nối được tình yêu thương của mọi người.
Tìm thấy nhiều mảnh đá trang sức tại di chỉ khảo cổ có niên đại hàng nghìn năm

Tìm thấy nhiều mảnh đá trang sức tại di chỉ khảo cổ có niên đại hàng nghìn năm

Tìm trong di sản - Lê Hường - 11 giờ trước
Ngày 13/9, Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Thác Hai lần thứ 3, năm 2024. Các nhà khoa học đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật, trong đó có nhiều mảnh đá trang sức.
Quản lý thị trường Lào Cai chung sức cùng Bảo Yên vượt lũ

Quản lý thị trường Lào Cai chung sức cùng Bảo Yên vượt lũ

Tin tức - Hải Sơn - 11 giờ trước
Trong những ngày mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho Nhân dân tại huyện Bảo Yên, hàng tấn rau củ quả, thuốc men, bánh, sữa, nước uống và đèn pin đã được lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai trao đến tận tay người dân trên địa bàn thị trấn Phố Ràng và các xã lân cận. Công tác hậu cần hỗ trợ người dân khắc phục những khó khăn trước mắt vẫn tiếp tục được lực lượng QLTT tỉnh Lào Cai thực hiện từ ngày 11/9 đến nay với sự đồng hành, chung tay của CBCC lực lượng QLTT, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
Bắc Hà (Lào Cai): Tiếp tục tìm thấy 2 thi thể trong vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông

Bắc Hà (Lào Cai): Tiếp tục tìm thấy 2 thi thể trong vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông

Tin tức - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Sau 3 ngày căng mình tìm kiếm các nạn nhân tại vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 2 thi thể nạn nhân, nâng tổng số người thiệt mạng tại đây lên 13 người.
Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chiều ngày 12/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT dẫn đầu đã tới thăm, nắm tình hình thực tế tại cơ sở và động viên, chia sẻ với những mất mát, thiệt hại của đồng bào DTTS do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bắc Hà (Lào Cai): Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ ứng phó, khắc phục thiên tai tại các xã bị cô lập

Bắc Hà (Lào Cai): Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ ứng phó, khắc phục thiên tai tại các xã bị cô lập

Tin tức - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Để tăng cường công tác khắc phục hậu quả thiên tai, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thành lập đoàn vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm, khơi thông đường giao thông vào các xã đang bị cô lập.
Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Phóng sự - Thanh Hải - 19:40, 13/09/2024
Bầu tĩnh lặng của đại ngàn Pù Mát, Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) thời gian qua bị phá tan bởi những tiếng ầm vang, rộn rã nhiều thứ tiếng từ máy xúc, máy ủi, máy khoan cọc cạch liên hồi…cùng tiếng của những chuyến xe tải chở nguyên vật liệu xây dựng từ trung tâm xã Môn Sơn ra vào hối hả. Nơi thâm sơn đại ngàn Pù Mát đang từng bước xuất hiện những công trình phục vụ đời sống dân sinh cho bà con Đan Lai.
Quảng bá vẻ đẹp Lai Châu tại Quảng Bình

Quảng bá vẻ đẹp Lai Châu tại Quảng Bình

Du lịch - Nguyệt Anh - 19:37, 13/09/2024
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại tỉnh Quảng Bình năm 2024. Chương trình nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp về miền đất, thiên nhiên, văn hóa, con người Lai Châu.
Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Tin tức - Nguyệt Anh - 19:36, 13/09/2024
Sau gần một tuần chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi, ngày 13/9, vịnh Hạ Long đã chính thức "mở cửa" trở lại, cho phép các tàu du lịch hoạt động bình thường. Đây là tin vui cho ngành Du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, khi nhịp sống và các hoạt động du lịch dần trở lại bình thường sau thời gian bị bão tàn phá.
Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thời sự - PV - 19:35, 13/09/2024
Sáng 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã rời Thành phố Hồ Chí Minh về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Sau khi về nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã gửi Thư cảm ơn đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư: