Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Chăm với các lễ nghi nông nghiệp

Nguyệt Anh - 11:30, 06/06/2022

Các nghi lễ dân gian của người Chăm xoay quanh chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Có lễ khai mương, đắp đập, lễ cầu an, lễ hạ điền, lễ dựng chòi cày, lễ mừng các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa... Tất cả nói lên khát vọng về một vụ mùa tốt tươi với mưa thuận gió hòa và một cuộc sống đủ đầy.

Đồng bào Chăm múa bên Tháp (Ảnh minh họa)
Đồng bào Chăm múa bên Tháp (Ảnh minh họa)

Ông Quảng Văn Đại, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Chăm ở xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cho biết, trước khi người Chăm tiến hành canh tác thì công việc đầu tiên phải làm là chọn ngày tốt, ngày may mắn. Có như thế mùa màng mới “thuận buồm xuôi gió”. Thường là vào hai ngày thứ Tư và thứ Bảy, nhưng phải là ngày chẵn, ngày không kỵ thì mới cúng được.

Đồng bào Chăm Hroi thực hiện Lễ cúng Cầu mưa
Đồng bào Chăm Hroi thực hiện Lễ cúng Cầu mưa

Khi đã chọn được ngày lành tháng tốt thì công việc tiếp theo là xin các vị thần linh được cày cấy trên thửa ruộng của gia đình, họ tộc. Theo quan niệm của người Chăm, ở thửa ruộng đó còn có thần linh cai quản, do vậy trước khi cày bừa thì họ phải thực hiện nghi lễ xin phép thần linh, thổ công của khu đất đó. Gọi là nghi lễ xuống cày.

Sau khi xin các vị thần linh, người cai quản khoảnh ruộng xong, thì việc tiếp theo là làm lễ trộm cày. Nghe nói đến từ “trộm”, người ta có thể nghĩ ngay đến một hành động xấu, nhưng theo ông Đại thì không phải như vậy. Nghi lễ này để mà xin Yang phù hộ độ trì để xuống cày, gieo hạt.

Ông Quảng Văn Đại cho biết, trong toàn bộ các lễ nghi nông nghiệp đều phải có sự tham gia của các vị chức sắc và thầy cúng. Lễ vật không thể thiếu là dê, rượu và hoa quả.

Trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa thì khi lúa ra đòng là giai đoạn quan trọng nhất, tác động đến năng suất thu hoạch. Do vậy, ở thời điểm này, người Chăm chú ý đến việc cầu cúng. Đồng bào quan niệm: Hồn lúa cũng như hồn người. Lễ vật cúng là 1 con dê, 5 mâm cơm, rượu, trứng, trầu cau… Chủ tế lễ là thầy kadhar kéo đàn Rabap, tương tự như đàn nhị của người Kinh, ông Cai mương (Hamu Ia) hoặc ông Camưney. Các vị thần linh được mời về dự lễ. Thầy Kadhar vừa kéo đàn rabap vừa mời các vị thần và hát về những bài thánh ca, ca ngợi công đức của các vị thần mẹ (Po Inư Nưgar) đã dạy người trồng lúa, cày cấy đem lại lúa gạo cho người Chăm và hát ngợi ca các vị thần thuỷ lợi như Po Kluang Garai, Po Rame đã đem nước về cho dân làng tưới tiêu, trồng lúa. Đến khi chuẩn bị thu hoạch, người Chăm lại tiến hành nghi lễ chặn nguồn nước.

Thầy cúng đang thưucj hiện nghi lễ cúng rẫy (Ảnh Kiều Maily)
Thầy cúng đang thực hiện nghi lễ cúng rẫy (Ảnh Kiều Maily)

Ngày thu hoạch lúa, bà con lại tiếp tục lễ cúng lúa mới. Cứ đến tháng 9, tháng 10 những bông lúa bắt đầu uốn cần câu, lác đác có vài bông lúa chín vàng, các cụ ông, cụ bà hoặc chủ gia đình đi chọn gặt những bông lúa đó, cho các cô gái mang về chòi đập, sẩy, đảo khô, giã làm gạo chuẩn bị lễ cúng lúa mới. Nhà nào tổ chức cúng lúa mới phải mời cả làng cùng dự để lấy may cho năm sau.

Ngày cúng lúa mới, gia đình nào có điều kiện thì thịt một con heo, một con gà cồ, một con gà mái cúng Yàng dẫn đường cho lúa về kho. Lễ cúng còn có một ché rượu cần, một chai rượu trắng. Những hạt lúa mẩy nhất, đẹp nhất, thơm nhất được lựa chọn để dâng cúng các vị thần, thể hiện sự biết ơn các vị thần đã giúp đỡ con người làm nên những mùa vụ tốt tươi.

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng rẫy (Ảnh Kiều Maily)
Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng rẫy (Ảnh Kiều Maily)

Người Chăm có quy định không cho phép lúa bị thấm nước, bị rơi đổ khi gánh qua sông, suối, nếu những rủi ro đó không may xảy ra, họ cho là những dấu hiệu mất mùa, phải giết gà, heo, nhắc rượu cúng Yàng xin tha tội.

Lúc cất lúa vào kho, vào bồ to, bồ nhỏ, người Chăm lại có lễ cúng riêng. Đồng bào làm thịt con gà cúng mời hồn lúa từ ruộng về kho. Nếu trên đường vào làng mà lúa phải qua suối, sông thì phải thịt con gà luộc chín hoặc trứng gà cúng bằng cách giăng sợi chỉ trắng qua sông, suối dẫn hồn lúa đi. Đến tháng Giêng, tháng Hai bắt đầu đập lúa, người Chăm lại thịt một con heo cúng. Yàng lúa mở cửa kho lấy lúa xay gạo cũng cúng một con gà, một chén rượu. Tục cúng lúa vào kho là dịp dân làng bày tỏ những tình cảm của mình với núi rừng, với ruộng rẫy đã tạo ra của cải , vật chất để dân làng có cuộc sống ấm no, đầy đủ lúa ăn quanh năm, cũng là dịp để dân làng lấy kho đựng lúa mới. Mặt khác ăn mừng lúa vào kho là tín hiệu đầu tiên báo hiệu những điều tốt lành sẽ tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 3 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 4 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 9 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 11 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 12 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 23 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.