Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia hoặc đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Trong những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội vùng đồng bào dân tộc Chăm. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Với nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, diện mạo nông thôn vùng đồng bào Chăm của tỉnh ngày càng đổi mới, chất lượng cuộc sống của đồng bào Chăm được nâng lên.
Sắc màu 54 -
Thúy Hồng-Chu Cường -
09:28, 04/03/2024 Rija Nagar là lễ hội quan trọng đầu năm của người Chăm Bà-la-môn, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đánh dấu khởi đầu cho chuỗi lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm. Lễ hội Rija Nagar là nét đẹp văn hóa độc đáo của người Chăm, thể hiện niềm tin vào thế giới tâm linh và mong ước về một cuộc sống sung túc, an khang.
Media -
BDT -
09:23, 12/03/2024 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 11/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Hạn hán, xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bào Chăm vui đón Tết Ramưwan. Người nặng lòng với tiếng đàn Ta lư. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sinh sống trên vùng đất nhiều khó khăn về cả khí hậu lẫn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước khan hiếm, đồng bào Chăm với nền nông nghiệp lúa nước đã vượt qua không ít những gian nan để tồn tại và phát triển. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, tạo nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển, đưa đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào Chăm trong cả nước nói chung, 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận nói riêng vươn lên phát triển toàn diện về mọi mặt.
Sức khỏe -
Minh Truyền - Bá Quyến -
19:35, 22/08/2024 Đồng bào Chăm ở 2 thôn Phước Nhơn và An Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận từ xa xưa đã nổi tiếng với nghề làm thuốc Nam cổ truyền. Từ nhu cầu trong đời sống về thảo dược chữa bệnh, người Chăm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về các bài thuốc gia truyền chữa trị các loại bệnh thông thường đến các chứng bệnh nan y mà nền y học hiện đại đang gặp khó khăn trong điều trị.
Ngày 27/2, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn đã tiếp đón, gặp mặt Đoàn đại biểu chức sắc, chức việc vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận nhân dịp các đại biểu đến thăm Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 26 đại biểu, do ông Trương Thanh Long - Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT và đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ.
Sắc màu 54 -
Sơn Ngọc- T. Nhân -
23:17, 14/10/2023 Ngày 14/10 (nhằm ngày 1/7 Chăm lịch), hàng ngàn đồng bào Chăm và du khách thập phương tập trung về khu tháp Pô Klong Garai, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) để tham dự lễ hội Katê năm 2023.
Ngày 20/4, đồng bào các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận phấn khởi đón mừng năm mới 2023 theo Chăm lịch. Lễ vật trong ngày đón mừng năm mới gồm có dê, gà, cơm canh, chè xôi, bánh trái, trà thuốc, trầu rượu. Người dân đưa lễ vật tới các sân lễ do các vị chức sắc chủ trì cúng thần linh cầu mong quốc thái dân an, làng xóm bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc...
Media -
Lê Vũ - Trần Linh -
20:57, 01/11/2023 Katê là lễ hội dân gian có từ lâu đời và đặc sắc nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, có thể so sánh gần như tết Nguyên Đán của người Kinh. Vào mùa Lễ hội Katê, không chỉ đồng bào Chăm ở Bình Thuận, mà đồng bào Chăm sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi đều trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè và người thân.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này trong Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp" và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023, tổi 15/6, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn. Theo Kế hoạch, Lễ hội Katê sẽ được tổ chức vào các ngày 13 - 15/10. Lễ chính được tổ chức vào sáng 14/10, tại các khu vực đền, tháp Chăm.
Ngày 22/3, hàng ngàn người Chăm theo đạo Hồi giáo Bà-ni ở tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Tết Ramưwan trong không khí vui tươi, đầm ấm.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức đoàn đến thăm và chúc Tết Ramưwan của đồng bào dân tộc Chăm Hồi giáo Bà-ni tại huyện Tuy Phong và Bắc Bình.
Chiều 18/3, tại Tiểu Thánh đường Jamadul Islam, xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tổ chức Lễ đón mừngt Tháng Ramadan 2023 của đồng bào Chăm. Năm nay, tháng ăn chay Ramadan 2023 (tức 1444 Hồi lịch) từ ngày 23/3 đến 22/4/2023.
Kinh tế -
Thái Sơn Ngọc -
09:55, 12/10/2023 HTX Dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú (HTX Tuấn Tú) là đơn vị kinh tế tập thể tiêu biểu vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận. Đội ngũ cán bộ quản lý và các hộ thành viên sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế, nâng cao chuỗi giá trị cây măng tây xanh. Các sản phẩm chế biến từ cây măng tây xanh của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP bảo đảm chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ của thị trường rau an toàn.
Từ hàng trăm nay nay, đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã biết sử dụng các loại cây có hoạt tính cao để bào chế các loại thuốc Nam chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Mỗi gia đình người Chăm đều có một bí quyết bốc thuốc riêng, tuyệt đối không truyền cho người ngoài.
Liên kết cùng sản xuất, hỗ trợ nhau nâng cao tay nghề, áp dụng kỹ thuật dệt truyền thống kết hợp đưa máy móc vào sản xuất để làm nên những sản phẩm chất lượng, các mô hình dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại làng dệt Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang góp phần mang lại sức sống mới cho nghề dệt thổ cẩm đã tồn tại hàng thế kỷ.