Đối với bà con vùng đồng bào DTTS, tiếng nói của các chức sắc, Người có uy tín rất quan trọng. Ý thức được điều đó, những năm qua, các chức sắc tôn giáo, Người có uy tín với tầm ảnh hưởng của mình đã tích cực tham gia và thực hiện có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động ở địa phương, trở thành “cánh tay” nối dài của Đảng trong công tác vận động quần chúng, giúp đồng bào ổn định cuộc sống, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở…
Ông Bá Bình Yên - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận phấn khởi chia sẻ niềm vui năm 2022 vừa qua, tỉnh Ninh Thuận có nhiều thành tựu kinh tế - xã hội phát triển vượt bậc. Đời sống vùng đồng bào các DTTS nói chung, đồng bào dân tộc Chăm nói riêng phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh, bền vững. Bà con đồng thuận, chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng bộ mặt nông thôn mới ngày càng khởi sắc.
Kinh tế -
Thành Nhân -
07:06, 18/11/2022 Ninh Phước là huyện có đông đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận. Toàn huyện hiện có 10.998 hộ đồng bào Chăm với 49.729 nhân khẩu sinh sống tập trung tại 22 thôn, khu phố thuộc địa bàn 7 xã, thị trấn. Nhiều năm qua, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển để đưa đời sống kinh tế, văn hóa vùng đồng bào Chăm ngày càng khởi sắc.
Media -
BDT -
10:00, 08/11/2022 Với hệ thống các tháp Chăm còn khá nguyên vẹn, cùng với các lễ hội độc đáo được tổ chức hàng năm và các làng nghề truyền thống như làng dệt Mỹ Nghiệp, làng gốm Chăm Bầu Trúc...; Nếu được khai thác tốt thì sẽ là những điểm đến rất hấp dẫn để Ninh Thuận phát triển du lịch cộng đồng gắn với việc tìm hiểu văn hóa đời sống của người Chăm nơi đây.
Hàng ngàn người dân địa phương và du khách đã tham gia Lễ hội Katê năm 2022 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, khai mạc chiều 23/10, tại sân vận động thôn Hữu Đức.
Ngày 25/8, Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang đã trao quà và học bổng cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi trong cộng đồng Chăm.
Nhờ nhiều chủ trương, chính sách dân tộc quan trọng tạo sức bật giảm nghèo bền vững, bây giờ cuộc sống người dân vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận ổn định và ấm no.
Bình Thuận hiện có 34 DTTS, chiếm trên 8,3% dân số toàn tỉnh. Vùng đồng bào DTTS được tỉnh xác định là khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Chính bởi vậy, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Chia sẻ khó khăn với bà con trong mùa nắng hạn, các nhóm thiện nguyện đã về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên để trao 11 tấn gạo, 1.100 thùng mì, nhu yếu phẩm, vở tập, sách giáo khoa và 110 triệu đồng tiền mặt… Hoạt động nhân đạo này đã mang lại niềm vui cho rất nhiều người dân.
Từ khi được bầu làm Người có uy tín của cộng đồng người Chăm ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành (Đồng Nai), ông Đô Hô Sên đã tìm cách bảo tồn và gìn giữ chữ viết của dân tộc bằng cách mở lớp dạy chữ Chăm cho các em nhỏ.
Các nghi lễ dân gian của người Chăm xoay quanh chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Có lễ khai mương, đắp đập, lễ cầu an, lễ hạ điền, lễ dựng chòi cày, lễ mừng các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa... Tất cả nói lên khát vọng về một vụ mùa tốt tươi với mưa thuận gió hòa và một cuộc sống đủ đầy.
Kinh tế -
Đ. Dương -
08:24, 11/05/2022 Xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có 4 thôn đồng bào Chăm sinh sống, với 2.314 hộ. Những năm qua, đồng bào Chăm rất tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
Tối 8/5, tại Công viên thị trấn An Phú, huyện An Phú (An Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp UBND huyện An Phú tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang lần thứ IX năm 2022 với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm An Giang, nơi đầu nguồn sông Hậu.
“Đạo” và “đời” vốn không thể tách rời, muốn “tốt đời”, phải “đẹp đạo”. Đó là tâm niệm của Giáo cả Mách Sa Lếs -Thánh đường Masjid Al Khai Ryah ở ấp Búng Lớn, xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Ông là người đã dành nhiều tâm huyết, trí tuệ, hết lòng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc và sự phát triển của đồng bào Chăm.
Ngày 20/10, tại huyện Hàm Thuận Bắc, đoàn đã đến thăm, tặng quà chúc Tết Ban Điều hành thôn Lâm Thuận, Ban Quản lý Lăng Cậu Hoa tại xã Hàm Phú, sư cả Thông Minh Toàn; Ban Điều hành thôn 3, đại diện Ban Quản lý Đền Pô Tằm, sư cả Thông Minh Châu và Người có uy tín.
Photo -
PV -
20:35, 05/10/2021 Sáng 5/10, Ban quản lý tháp Pô Sah Inư phối hợp với các vị chức sắc tôn giáo Chăm Bàlamôn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện nghi lễ cúng tháp Pô Sah Inư - Đây là một nghi thức không thể thiếu trong mỗi dịp tết Ka Tê của đồng bào Chăm.
Sáng 13/7, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm và tặng quà đồng bào dân tộc Chăm bị ảnh hưởng dịch COVID-19 trên địa bàn Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
Như cánh chim Thiên Di, từ hàng trăm năm trước, người Chăm đã tìm đến nơi đầu dòng sông Hậu, tỉnh An Giang để lập làng, định cư. Từ bến Châu Giang, hồ nước trời Búng Bình Thiên đến các triền sông..., cộng đồng người Chăm ở An Giang sống chan hòa cùng các dân tộc anh em trong một cộng đồng.
Tỉnh Ninh Thuận hiện có 17.503 hộ với trên 82.532 khẩu đồng bào Chăm, chiếm 12,39% dân số toàn tỉnh, cư trú tập trung tại 35 thôn, khu phố trên địa bàn 13 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thành phố. Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước còn gìn giữ nhiều nghi lễ, làng nghề truyền thống.
Sáng 11/4 (nhằm ngày 29/8 Hồi lịch), đồng bào Chăm ở Bình Thuận đã tập trung về nghĩa trang người Chăm (hay còn gọi là động đỏ) ở xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để thực hiện nghi thức tảo mộ ông bà, tổ tiên, mở đầu cho Tết Ramưwan cổ truyền của người Chăm theo đạo Hồi giáo (Bà Ni) sống ở Bình Thuận.