Để đồng bào Chăm theo đạo Bàni và Islam vui đón năm mới, Tết cổ truyền Ramưvan năm 2021 thật sự vui tươi, an toàn, UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các sở, ngành liên quan và chính quyền các địa phương có đồng bào Chăm theo đạo sinh sống tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo an ninh, an toàn để bà con hưởng mùa tết thật đầm ấm.
Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, trống paranưng là một trong 3 loại nhạc cụ truyền thống (kèn saranai, trống paranưng và trống ghinăng) không thể thiếu được. Đặc biệt âm thanh rộn ràng của trống paranưng trở thành “nhạc cụ thiêng” trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Chăm trong các ngày lễ hội, hay đón mừng Xuân mới...
Đại hội XIII của Đảng là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của toàn dân tộc. Trong không khí phấn khởi, vui tươi hướng về Đại hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đặt trọn niềm tin và kỳ vọng Đại hội XIII của Đảng sẽ tiếp tục hoạch định đường hướng phát triển đất nước một cách toàn diện trong giai đoạn mới.
Trong số các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì đồng bào Chăm có trên 84.800 người, chiếm 12% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận có nét văn hóa sắc thái rất đặc trưng, mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong những năm qua, các giá trị văn hóa của đồng bào Chăm có nguy cơ bị mai một, rất cần được bảo tồn bài bản.
Năm nay Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận diễn ra trong 3 ngày (từ 16 - 18/10). Những năm gần đây, đời sống của đồng bào Chăm nơi đây không ngừng được cải thiện, nên việc tổ chức Lễ hội Katê cũng đầm ấm, sung túc hơn.
Sáng 16/10, Lễ hội Katê năm 2020 của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn ở tỉnh Bình Thuận đã diễn ra tại tháp chính Pô Sah Inư, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết. Lễ hội diễn ra trang trọng, chu đáo và đặc sắc theo đúng nghi thức tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Chăm.
Ẩm thực -
Hải Âu -
16:42, 03/08/2020 Từ một món ăn chỉ giới hạn trong văn hóa ẩm thực của đồng bào Chăm tỉnh An Giang, tung lò mò (lạp xưởng bò) với hương vị đặc trưng không nơi nào có được, đã trở thành một đặc sản ở An Giang, được đông đảo thực khách gần xa ưa dùng.
Tin tức -
Như Tâm – Hải Âu -
22:16, 29/07/2020 Chiều ngày 28/7, Vụ Địa phương III (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đã đến điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung xã Tây Yên A (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) chúc Tết Roya Haji năm 2020 của đồng bào dân tộc Chăm.
Kinh tế -
Sơn Ngọc -
22:47, 11/01/2020 Những ngày giáp Tết Canh Tý - 2020, nông dân vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận càng thêm tất bật và náo nức. Bà con đang khẩn trương thu hoạch nho, táo, măng tây xanh… kịp cho thương lái thu mua. Năm nay, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội được nâng cao nên đồng bào Chăm cũng đón Tết tươi vui, phấn khởi hơn...
Xã hội -
Thành Nhân -
10:28, 07/01/2020 Dệt thổ cẩm truyền thống vốn là nghề nổi tiếng của đồng bào Chăm ở làng nghề Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận). Dệt thổ cẩm không chỉ đơn thuần là làm ra những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, mà nó còn là thước đo để đánh giá một người phụ nữ đảm đang. Bởi thế, người phụ nữ Chăm nào cũng biết dệt thổ cẩm.
Ông Sầm Tánh ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) là người đa tài. Ông được bà con thôn xóm quý trọng bởi tài năng và đức tính cần cù, tận tâm gìn giữ vốn văn hóa dân gian của đồng bào Chăm. Ông Sầm Tánh rất giỏi chế tác các loại nhạc cụ truyền thống và các vật dụng sinh hoạt đời sống phục vụ việc nghiên cứu, trưng bày văn hóa dân tộc Chăm.
Thời sự -
Mạnh Hà -
22:20, 23/09/2019 Ngày 23/9, nhân dịp Lễ Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tới thăm, tặng quà đồng bào Chăm nghèo tại xã Phú Lạc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ rất đa dạng, đặc sắc. Những nét tinh túy nhất trong văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm đã hội tụ trong sự kiện “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm lần thứ V năm 2019” vừa diễn ra từ ngày 18-21/8 tại Phú Yên.
Các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang nô nức chuẩn bị đón mừng Lễ hội Ka tê 2018 chính thức diễn ra tại đền tháp vào ngày 9/10 sắp tới (nhằm ngày 1/7 Chăm lịch). Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, đời sống thịnh vượng. Lễ hội Ka tê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
Huyện Ninh Phước là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống, đông nhất của tỉnh Ninh Thuận, toàn huyện có trên 48.000 người Chăm. Cấp ủy và chính quyền địa phương huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, chuyển giao khoa học-kỹ thuật thực hiện nhiều mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình sản xuất tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững ở các làng Chăm, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tháng chay Ramadan của đồng bào Chăm tỉnh An Giang ngày một phát huy những nét văn hoá có sẵn từ lâu đời thành những đợt trau dồi đạo đức cho từng cá nhân, cũng như để đồng bào thấy rõ hơn những chính sách và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Quyết tâm vượt qua đói nghèo, đồng bào Chăm ở Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thi đua lập các nhóm sản xuất; các hộ có điều kiện khó khăn còn được tiếp sức kịp thời thông qua vay vốn ưu đãi. Nhờ đó, cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển.
Ở phường Đài Sơn (TP. Phan Rang- Tháp Chàm) có nhiều gia đình sinh sống từ nghề đan mây tre truyền thống.