Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Báu vật sống” của làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sơn Ngọc - 10:08, 20/12/2019

Ông Sầm Tánh ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) là người đa tài. Ông được bà con thôn xóm quý trọng bởi tài năng và đức tính cần cù, tận tâm gìn giữ vốn văn hóa dân gian của đồng bào Chăm. Ông Sầm Tánh rất giỏi chế tác các loại nhạc cụ truyền thống và các vật dụng sinh hoạt đời sống phục vụ việc nghiên cứu, trưng bày văn hóa dân tộc Chăm.

Ông Sầm Tánh, nghệ nhân đa tài làng Chăm Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn
Ông Sầm Tánh, nghệ nhân đa tài làng Chăm Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn

Chúng tôi đến thăm nhà ông Sầm Tánh gặp lúc ông đang ngồi trước hiên nhà cân chỉnh âm thanh cho bộ trống ghi năng mới hoàn thành, theo đặt hàng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận. Dọc theo bóng mát hiên nhà là những thân trống ghi năng, trống paranưng đang được phơi đợi cho khô gỗ rồi sẽ bịt da và cân chỉnh hoàn thiện. Sân nhà ông như một “công xưởng” chế tác trống ghi năng, trống paranưng hoạt động quanh năm.

Ít ai ngờ người chế tác những bộ nhạc cụ truyền thống dân tộc Chăm độc đáo có giá trị sử dụng lâu bền mang thương hiệu Sầm Tánh đã bước qua lớp tuổi “thất thập cổ lai hy”. Vóc dáng cao lớn, ông Sầm Tánh lắng lòng theo nhịp trống ghi năng đầm ấm vang xa. Biểu hiện sức khỏe cường tráng của người đàn ông đa tài được ví như “báu vật sống” của làng Chăm Bỉnh Nghĩa.

Được biết, thời trai trẻ, ông được cha ruột là Nghệ nhân Sầm Tới truyền dạy kỹ thuật chế tác và biểu diễn thành thục 75 bài bản trống ghi năng phục vụ cho hoạt động lễ nghi của đồng bào Chăm địa phương. Kế thừa nghề làm trống ghi năng của cha, ông tiếp tục nghiên cứu chế tác các loại nhạc cụ cơ bản trong dàn nhạc lễ của đồng bào Chăm, như trống paranưng, kèn saranai, đàn kanhi.

Nhạc cụ do ông chế tác bền đẹp, bảo đảm chuẩn âm hưởng nhạc lý truyền thống được cộng đồng tin tưởng. Bà con người Chăm ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận; ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thường xuyên đặt hàng ông chế tác nhạc cụ truyền thống và phục hồi các vật dụng cổ người Chăm như xe trâu, cối xay lúa, cối giã gạo.

Để hoàn thành một bộ trống ghi năng có giá bán 14,5 triệu đồng, ông lao động miệt mài 15 ngày từ đục rỗng thân trống đến bịt da và căng da trâu cho hai mặt trống. Lim và cốc là hai loại gỗ chế tác trống ghi năng không bị nứt, âm thanh trầm, ấm sử dụng lâu bền.

Ngoài việc chế tác nhạc cụ, ông Sầm Tánh còn truyền dạy biểu diễn trống ghi năng, trống paranưng cho nhiều người học tập, rèn luyện trở thành nhạc công tiêu biểu ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa như Thuận Danh, Đạo Lịch, Thuận Ngọc Hòa, Thành Châu. Ông cũng đã tham gia truyền dạy biểu diễn trống ghi năng cho trên 30 học viên theo chương trình hỗ trợ của Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam với địa phương.

Đầu năm 2019, ông được Công ty Cổ phần Lune Production (TP. Hồ Chí Minh) hoạt động lĩnh vực giải trí mời ra Đà Nẵng dạy vỗ trống ghi năng căn bản cho 20 học viên.

“Tôi được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt làm trống ghi năng, trống baranưng và cối xay lúa thủ công của đồng bào Chăm xưa. Tôi nỗ lực hoàn thành để kịp bàn giao sản phẩm trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Tuy tuổi cao nhưng nhờ có sức khỏe tốt nên tôi vẫn cần mẫn lao động chế tác nhạc cụ và các vật dụng sinh hoạt của đồng bào Chăm. Qua đó, vừa tạo được việc làm thường xuyên, có thu nhập, vừa góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Chăm”, ông Sầm Tánh chia sẻ.

Được sự giúp đỡ của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như của chính quyền xã Bắc Sơn, hiện ông đã hoàn thành thủ tục đề nghị cấp trên trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong thời gian tới. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Phóng sự - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động đạp xe hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) - Hoành Mô (Việt Nam) đến trung tâm huyện Bình Liêu, với chủ đề “Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành”.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Hiện nay nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất. Điều này làm nên sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hiện đại. Nhiều sản phẩm đã trở thành thế mạnh của địa phương được tiêu thụ ở các kênh phân phối và xuất khẩu. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã đồng hành với nông dân trong xây dựng thương hiệu nông sản để quảng bá và vươn ra các thị trường lớn hơn.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - N.Triều - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
6 người uống rượu trái cây phải đi cấp cứu

6 người uống rượu trái cây phải đi cấp cứu

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
6 người đàn ông uống rượu trái cây khi đi du lịch Ninh Thuận, trên đường trở về Tiền Giang phải vào viện cấp cứu.
Đến thăm những Thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp ở An Giang

Đến thăm những Thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp ở An Giang

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Ngoài vẻ đẹp quyến rũ được thiên nhiên ban tặng, An Giang còn đặc biệt hấp dẫn bởi những ngôi thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp. Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, những ngôi thánh đường và tiểu thánh đường, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Chăm theo đạo Islam ở An Giang từ lâu đời.
Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Điều này đã giúp địa phương có sự chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Văn hóa dân tộc - H. Phúc - 1 giờ trước
Rau muống xào tỏi của Việt Nam đứng vị trí 24/100 món từ rau ngon nhất thế giới do TasteAtlas công bố.
Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Giáo dục - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2025 "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách", thay thế cho Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Theo đó, sẽ nâng cao mức hỗ trợ bán trú cho các học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho cho học sinh DTTS học tập.