Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Định vị giá trị văn hoá đặc sắc trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng

PV - 22:20, 15/06/2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này trong Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp" và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023, tổi 15/6, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi lễ - Ảnh: VGP
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi lễ - Ảnh: VGP

Dự buổi lễ còn có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng đông đảo du khách và nhân dân địa phương.

Vinh danh nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm, nghề thủ công truyền thống đầu tiên, trở thành di sản thứ 15 của Việt Nam được ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại. Đây là niềm tự hào của đồng bào Chăm và của cả cộng đồng 54 dân tộc anh em trên "Dải đất hình chữ S" tươi đẹp.

Bằng đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Chăm với những dụng cụ đơn giản làm từ tre, vỏ sò, vải…, tạo nên những vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, hay những sản phẩm mỹ nghệ.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam được ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại - Ảnh: VGP
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam được ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại - Ảnh: VGP

Mỗi sản phẩm gốm Chăm luôn có những nét độc đáo, riêng có, thể hiện sáng tạo, kỹ năng của mỗi phụ nữ Chăm được trao truyền thông qua thực hành, đồng thời là lăng kính phản chiếu cuộc sống cũng như những nét văn hóa hàng ngày và gửi gắm những khát vọng tươi đẹp của cộng đồng dân cư.

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là sự khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam trong kho tàng di sản văn hóa thế giới; đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của các thế hệ nghệ nhân, đồng bào Chăm; đồng thời trân trọng những bàn tay, khối óc, sự chịu thương, chịu khó của người nông dân Ninh Thuận - Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của các thế hệ nghệ nhân, đồng bào Chăm; đồng thời trân trọng những bàn tay, khối óc, sự chịu thương, chịu khó của người nông dân Ninh Thuận - Ảnh: VGP

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi lời chúc mừng và biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và cộng đồng người Chăm nhiều năm qua đã bền bỉ, kiên trì, tâm huyết cùng nhau gìn giữ, bồi đắp, trao truyền và phát huy giá trị Nghệ thuật làm gốm của người Chăm.

"Di sản văn hóa Nghệ thuật làm gốm của người Chăm từ nay đã trở thành tài sản chung của nhân loại. Chúng ta cùng có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn, phát huy, tạo sức sống mới cho di sản", Phó Thủ tướng nói và chia sẻ "Đất đai khô cằn cùng với nắng và gió Ninh Thuận đã nở hoa từ những bàn tay tài hoa, làm nên hồn cốt trong từng sản phẩm gốm Chăm; chắt chiu, hòa quyện với mồ hôi của những người nông dân hiền hòa kết thành những vườn nho xanh mát".

Với chủ đề "Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt", Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận 2023 có 12 chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, mang thế mạnh đặc trưng, khác biệt của tỉnh - Ảnh: VGP
Với chủ đề "Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt", Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận 2023 có 12 chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, mang thế mạnh đặc trưng, khác biệt của tỉnh - Ảnh: VGP

Nét văn hoá đặc trưng từ lễ hội Nho-Vang Ninh Thuận

Với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo không ngừng của người dân Ninh Thuận, nhiều giống nho đã được trồng thành công, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao; trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch trải nghiệm.

Từ những giàn nho tươi ngọt, nhiều sản phẩm đặc trưng của Ninh Thuận đã ra đời như rượu nho, mật nho,…giàu dinh dưỡng, là món quà đầy ý nghĩa, thương hiệu, đặc sản của mảnh đất đầy nắng, gió.

Lễ hội Nho - Vang là cơ hội để tôn vinh những người nông dân, doanh nhân, nhà khoa học; đồng thời cũng là dịp để trao đổi, chia sẻ cơ hội hợp tác, quảng bá đưa thương hiệu nho - vang Ninh Thuận ra thị trường trong nước, thế giới; theo thời gian sẽ trở thành một nét văn hóa đặc trưng của đất và người Ninh Thuận..

Lễ hội cũng mang đến cho du khách những trải nghiệm về vẻ đẹp thiên nhiên, hiểu biết sâu sắc thêm về các giá trị văn hóa, ý chí vươn lên trong khó khăn thử thách của đồng bào các dân tộc Ninh Thuận; để hiểu thêm, yêu hơn và càng tự hào về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt là những đóng góp của các thế hệ nghệ nhân, đồng bào Chăm; đồng thời trân trọng những bàn tay, khối óc, sự chịu thương, chịu khó của người nông dân Ninh Thuận.

Ninh Thuận cần tạo những đột phá về quy hoạch, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giáo dục đào tạo, năng lượng tái tạo, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh… - Ảnh: VGP
Ninh Thuận cần tạo những đột phá về quy hoạch, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giáo dục đào tạo, năng lượng tái tạo, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh… - Ảnh: VGP

Mở đường cho Ninh Thuận vươn xa

Theo Phó Thủ tướng, Ninh Thuận là vùng đất giàu tiềm năng với vị trí địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hóa quan trọng, nhiều lợi thế về các ngành kinh tế biển, du lịch và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, Ninh Thuận đang đối mặt với thách thức rất lớn từ biến đổi khí hậu, sa mạc hóa, thiếu hụt nguồn nước,…

Để khai thác những tiềm năng, tận dụng cơ hội, chuyển hóa được những thách thức đưa Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước, tỉnh cần tạo những đột phá về quy hoạch, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giáo dục đào tạo, năng lượng tái tạo, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh…

Phó Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, tăng cường khả năng kết nối để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ninh Thuận; thu hút doanh nghiệp, khai mở tiềm năng du lịch, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển. Mở đường cho các sản phẩm thế mạnh của tỉnh đến với thị trường trong nước và quốc tế.

Ninh Thuận cần khẩn trương hoàn thiện các quy hoạch, liên kết công nghiệp, dịch vụ, đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật; hình thành các hệ sinh thái công nghiệp năng lượng xanh; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, chủ động thích ứng với tác động ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Ninh Thuận tiếp tục chăm lo công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đón đầu các làn sóng đầu tư mới, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế dựa vào tri thức, kinh tế tuần hoàn và những định hướng ưu tiên phát triển của địa phương.

Đặc biệt, Ninh Thuận phải định vị được những giá trị văn hóa đặc sắc, riêng có, làm nền tảng để khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương, khát vọng cống hiến trong từng người dân, trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng của địa phương.

Các giá trị văn hóa được bồi đắp lâu dài, bền bỉ trong đời sống hàng ngày của người dân sẽ trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước và quê hương - Ảnh: VGP
Các giá trị văn hóa được bồi đắp lâu dài, bền bỉ trong đời sống hàng ngày của người dân sẽ trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước và quê hương - Ảnh: VGP

Bồi đắp lâu dài, bền bỉ các giá trị văn hoá

"Từ nghệ thuật gốm Chăm đến những vườn nho Ninh Thuận cho thấy các giá trị văn hóa được bồi đắp lâu dài, bền bỉ trong đời sống hàng ngày của người dân sẽ trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước và quê hương", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Ninh Thuận cần có những kế hoạch cụ thể, thiết thực trong gìn giữ, bảo tồn, chấn hưng, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo lập môi trường văn hóa trong cộng đồng, đặc biệt là trong không gian văn hóa gia đình và cả trên không gian mạng.

Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần chung tay gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa đã được UNESCO ghi danh để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn đồng hành trong mọi bước đường phát triển của dân tộc, đóng góp và làm giàu cho văn hóa thế giới.

Phó Thủ tướng cũng gửi lời cảm ơn UNESCO, các bạn bè quốc tế đã dành cho Việt Nam sự hợp tác, giúp đỡ quý báu để các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam được gìn giữ, ngày càng lan tỏa sâu rộng, góp phần đưa văn hiến Việt Nam tỏa sáng trong dòng chảy văn minh nhân loại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, với vai trò là lực lượng tiền tiêu biên giới Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ của Đồn cần thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống, không để bị động bất ngờ.
Tin nổi bật trang chủ
Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 5 phút trước
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, nhờ sự chung tay của cả hệ thống chính trị, người dân, tính tới hết tháng 6/2024, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã có 10 xã đạt 19 tiêu chí NTM.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 11 phút trước
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung thực hiện đó là công tác tuyên truyền về giảm nghèo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.
Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 16 phút trước
Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12 tới đây.
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.