Hướng đến kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc.
Ẩm thực -
Thanh Nguyên -
11:54, 27/07/2024 Thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) vừa có kế hoạch về việc xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực.
Tin tức -
Cường Hào -
15:30, 12/09/2024 Sáng 12/9, tại Cao Bằng, Hội nghị lần thứ 8 mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APGN-8) đã chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự Lễ khai mạc APGN-8.
Du lịch -
Minh Nhật -
14:37, 17/07/2024 Với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống hang động, sông, suối tuyệt đẹp, Quảng Bình là một trong 13 điểm đến được các Biên tập viên của tạp chí Travel+Leisure đánh giá là đẹp nhất thế giới.
Du lịch -
Minh Nhật -
14:46, 12/08/2024 Hai tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và Khăm Muộn (Lào) đang tích cực phối hợp hoàn thiện hồ sơ đề cử kết hợp hai vườn Phong Nha-Kẻ Bàng và Hin Nam No trở thành di sản thiên nhiên liên quốc gia và dự kiến đệ trình UNESCO vào cuối năm 2024.
Media -
Ngọc Chí -
11:39, 28/06/2024 Ngày 25/11/2005, UNESCO chính thức công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được chủ thể di sản nỗ lực bảo vệ và phát huy giá trị. Tuy nhiên, bảo tồn ra sao để giữ lại những giá trị cốt lõi và không tách rời với nhịp đập đời sống, khai thác các giá trị của di sản để phát triển là vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay.
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Sau 11 năm kể từ thời điểm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (2013 - 2024), 21 tỉnh, thành vùng Nam Bộ có Đờn ca tài tử đã có những hoạt động tích cực nhằm gìn giữ nghệ thuật cổ truyền này. Tuy nhiên, để di sản có sức sống lâu bền và thực sự phát huy giá trị, vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.
Hồ Tuyền Lâm thuộc thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Đây là hồ nước ngọt rộng nhất Ðà Lạt, với diện tích khoảng 320 ha, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7 km và cách thác Ðatanla 2 km. Hồ nằm gần núi Phụng Hoàng, đây được xem là khu phức hợp tập trung nhiều cảnh quan đẹp và dịch vụ du lịch phong phú. Năm 2023, hồ Tuyền Lâm đã được UNESCO vinh danh là Khu du lịch tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương.
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Chiều 19.12, tại huyện Mèo Vạc, Ban quản lý Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn phối hợp với Trường PTDTBT TH&THCS Pải Lủng tổ chức kết nối trực tuyến giữa học sinh vùng CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Việt Nam) và học sinh vùng CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Mine Akiyoshidai (Nhật Bản). Dự chương trình có đại diện Ban quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Mine Akiyoshidai, Nhật Bản; cán bộ, giáo viên, học sinh trường PTDTBT TH&THCS Pải Lủng; học sinh trường Trung học Mine Seiryo, Nhật Bản.
Du lịch -
Thanh Nguyên -
10:03, 05/07/2024 Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới.
Du lịch -
Tào Đạt -
08:46, 04/04/2024 UBND tỉnh Lạng Sơn đang xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là công viên địa chất toàn cầu.
Kể từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và là công viên thứ hai tại khu vực Đông Nam Á (năm 2010), diện mạo Hà Giang nói chung, vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng đã khởi sắc, các di sản văn hóa, di sản địa chất, đa dạng sinh học được bảo tồn phát huy; đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đồng ý đệ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể "Mo Mường" vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sắc màu 54 -
Tào Đạt - Văn Hoa -
01:40, 28/10/2023 Diễn ra ngày 28/10, tại huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IX gắn với sự kiện đón danh hiệu Thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III.
Chiều 25/6, Ban quản lý Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông cho biết, Đoàn chuyên gia tái thẩm định Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ tiến hành thẩm định thực địa tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông từ ngày 26 - 30/6/2023.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2005. Đến nay, cùng với các tỉnh Tây Nguyên, những Nghệ nhân Ưu tú dân gian trên khắp các buôn làng tỉnh Gia Lai không chỉ nỗ lực bảo tồn mà còn đưa cồng chiêng Tây Nguyên ra thế giới.
Người Gia Rai ở Gia Lai có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, phản ánh sinh động đời sống hiện thực cũng như hoạt động tâm linh. Nổi bật là kho tàng nhạc khí dân gian, tiêu biểu là cồng chiêng - một trong những nhạc cụ cấu thành nên Không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Media -
Lê Vũ – Trần Linh -
18:30, 27/07/2023 Làng gốm Chăm Bàu Trúc là địa điểm tham quan nổi tiếng tại Ninh Thuận. Đặc biệt, đây chính là nơi đang lưu giữ nét tinh hoa trong nghệ thuật làm gốm đạt mức đỉnh cao sau hàng trăm năm tồn tại. Hãy cùng Báo Dân tộc và Phát triển tìm hiểu rõ hơn về quá trình làm gốm đặc sắc riêng có ở đây qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân là đồng bào Chăm cũng như những sẻ của họ, để hiểu hơn vì sao nghệ thuật làm gốm Chăm được UNESCO vinh danh.