Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Âm nhạc dân tộc thiểu số: Góp phần làm giàu bản sắc âm nhạc Việt Nam

Âm nhạc dân tộc thiểu số: Góp phần làm giàu bản sắc âm nhạc Việt Nam

Sắc màu 54 - Hồng Minh - 09:16, 11/04/2020
Trong kho tàng âm nhạc truyền thống của các DTTS Việt Nam, âm nhạc của mỗi dân tộc lại mang một sắc thái riêng, gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Cùng với dòng chảy của thời gian, với sự sáng tạo của các nghệ sĩ, âm nhạc dân tộc cũng được làm mới để phù hợp với xu hướng hiện đại. Không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, âm nhạc của các DTTS còn góp phần làm giàu thêm cho nền âm nhạc Việt Nam.
Tiếng tù và của người Dao

Tiếng tù và của người Dao

Sắc màu 54 - Giang Lam - 21:14, 09/04/2020
Người Dao ở Tuyên Quang có nhiều nhạc cụ được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng như kèn pí lè, trống, thanh la, chũm chọe, chuông nhạc..., trong đó tù và là nhạc cụ độc đáo. Theo quan niệm người Dao, tiếng tù và chính là thanh âm thiêng liêng có ý nghĩa kết giao giữa đời thực và thế giới tâm linh.
Đưa Hình ảnh sai lệch về người DTTS trên phương tiện truyền thông: Cần có biện pháp xử lý nghiêm

Đưa Hình ảnh sai lệch về người DTTS trên phương tiện truyền thông: Cần có biện pháp xử lý nghiêm

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 10:12, 08/04/2020
Thời gian gần đây, hình ảnh người DTTS được các đơn vị truyền thông sử dụng trong những bộ phim hài hay video quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của công chúng. Tuy nhiên nội dung của những sản phẩm này lại phản ánh chưa đúng về bản chất tốt đẹp của người DTTS, gây hiểu nhầm cho cộng đồng về bản sắc văn hóa người DTTS.
Người Thổ giữ gìn văn hóa cồng chiêng

Người Thổ giữ gìn văn hóa cồng chiêng

Sắc màu 54 - Đào Thọ - 15:13, 07/04/2020
Cồng chiêng là một nét văn hóa độc đáo trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thổ ở miền Tây xứ Nghệ. Trong những năm qua, từ sự tâm huyết, nỗ lực gìn giữ di sản văn hóa dân tộc của các nghệ nhân cao tuổi, những điệu múa, cách đánh cồng chiêng đã được bảo tồn, phát huy trong đời sống văn hóa mới hôm nay.
Họa tiết thổ cẩm trên trang phục hiện đại

Họa tiết thổ cẩm trên trang phục hiện đại

Sắc màu 54 - Lê Hường - 08:42, 07/04/2020
Với tình yêu văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê, chị H’ler Êban, Phó Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh Đăk Lăk, đã tìm tòi đưa họa tiết, hoa văn thổ cẩm Ê-đê lên váy áo hiện đại. Sản phẩm của chị được nhiều người ưa chuộng, góp phần quảng bá trang phục truyền thống vừa bảo tồn văn hóa dân tộc và tạo thêm thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ.
Để tranh Đông Hồ không trở thành ký ức

Để tranh Đông Hồ không trở thành ký ức

Sắc màu 54 - Hồng Minh - 20:28, 04/04/2020
Tranh dân gian Đông Hồ với sức sống hơn 5 thế kỷ đã và đang để lại những dấu ấn đậm nét, những sắc thái riêng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Giữ gìn, tôn vinh và phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ hiện là vấn đề vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế câu chuyện bảo tồn, phát huy tranh dân gian Đông Hồ đang có những tín hiệu vui.
Có một Đền Hùng ở Kiên Giang

Có một Đền Hùng ở Kiên Giang

Sắc màu 54 - Phan Thị Anh Thư - 10:48, 02/04/2020
Từ năm 2010, Kiên Giang chọn Lễ hội Đền Hùng Tân Hiệp là 1 trong 8 lễ hội tiêu biểu của tỉnh. Hàng năm, khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Hùng tại Tân Hiệp đã đón hàng ngàn lượt khách về thăm viếng, số lượng khách tham quan du lịch không ngừng tăng lên.
Giữ hồn dân tộc trên vùng đất mới

Giữ hồn dân tộc trên vùng đất mới

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 09:54, 31/03/2020
Trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay, có nhiều dân tộc từ nhiều địa phương khác nhau của đất nước di cư đến. Không chỉ đến đây để lập nghiệp, đồng bào còn mang theo những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.
Đạo diễn Lê Việt: Đưa múa dân gian dân tộc đến gần hơn với giới trẻ

Đạo diễn Lê Việt: Đưa múa dân gian dân tộc đến gần hơn với giới trẻ

Sắc màu 54 - Hồng Minh - 21:08, 27/03/2020
Được biết đến là một biên đạo múa, đạo diễn cho nhiều chương trình nghệ thuật có tiếng, đạo diễn Lê Việt, Đoàn trưởng Vũ đoàn Phương Việt (TP. Hồ Chí Minh) đang từng ngày truyền ngọn lửa đam mê với những điệu múa dân gian dân tộc đến gần hơn với thế hệ trẻ đam mê nghệ thuật múa.
Gia Lai: Buôn làng vang tiếng cồng chiêng

Gia Lai: Buôn làng vang tiếng cồng chiêng

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 21:02, 27/03/2020
Đối với người dân làng Hăng Rinh (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai), âm nhạc cồng chiêng giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của dân làng bao đời nay. Nếu như các làng lân cận đã vắng dần tiếng chiêng thì tại làng Hăng Rinh, ngày ngày bà con vẫn bảo ban nhau học tập, truyền dạy cho nhau cách giữ gìn và lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP: Hướng phát triển mới của miền Tây Nghệ An

Du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP: Hướng phát triển mới của miền Tây Nghệ An

Sắc màu 54 - Phong Dương - 09:35, 27/03/2020
Hiện nay du lịch cộng đồng đang được các huyện miền núi Nghệ An chú trọng phát triển. Đặc biệt, một số địa phương đã xác định, đây là một sản phẩm đặc thù trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)
Già làng Alăng Bảy với văn hóa Cơ-tu

Già làng Alăng Bảy với văn hóa Cơ-tu

Sắc màu 54 - Tiên Sa - 11:46, 25/03/2020
Cựu chiến binh (CCB) Alăng Bảy năm nay 88 tuổi, trú tại thôn BhHôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Ông được đồng bào Cơ-tu ở xã Sông Kôn trìu mến gọi là “Già làng xây dựng đời sống văn hóa”.
Nghệ nhân nặng lòng với Then ở Nà Làng

Nghệ nhân nặng lòng với Then ở Nà Làng

Sắc màu 54 - Long Vũ - 10:02, 24/03/2020
Mặc dù tuổi đã cao nhưng Nghệ nhân Hoàng Thị Viên (SN 1957), thôn Nà Làng, xã Tình Húc, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) vẫn miệt mài đóng góp vào việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa Then cổ của cha ông để lại.
Du lịch homestay: Chung tay phòng, chống dịch Covid- 19

Du lịch homestay: Chung tay phòng, chống dịch Covid- 19

Sắc màu 54 - Hồng Minh - 09:54, 24/03/2020
Với tinh thần cùng cả nước “Chống dịch như chống giặc”, trên mọi “mặt trận” từ kinh tế, văn hóa, du lịch đều đặt nguyên tắc phòng, chống dịch Covid-19 lên hàng đầu. Đặc biệt, trong ngành Du lịch, nhiều địa phương đã tạm đóng cửa đón khách thăm quan, nhiều cơ sở lưu trú homestay, nhà hàng, khách sạn cũng dừng hoạt động.
Đồng bào Ca Dong ở Trà Bui giữ gìn văn hóa truyền thống

Đồng bào Ca Dong ở Trà Bui giữ gìn văn hóa truyền thống

Sắc màu 54 - Nguyễn Văn Sơn - 22:25, 22/03/2020
Ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), xã Trà Bui được xem là một trong số ít địa phương còn gìn giữ khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Ca Dong (một nhánh địa phương của dân tộc Xơ -đăng). Giữa dòng chảy hiện đại và nỗi lo về sự mai một của văn hóa truyền thống, Trà Bui đã phát huy sức mạnh đoàn kết, khơi dậy nội lực trong Nhân dân và tiềm năng, phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống.
Cô gái Cao Lan tỏa sáng trên sân khấu cải lương

Cô gái Cao Lan tỏa sáng trên sân khấu cải lương

Sắc màu 54 - Hồng Minh - 15:25, 22/03/2020
Là người Cao Lan (nhóm địa phương của dân tộc Sán Chay), sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền núi phía Bắc nhưng Ninh Thị Như Quỳnh lại say mê môn nghệ thuật cải lương. Niềm đam mê ấy đã đưa cô đến với Nhà hát cải lương Việt Nam và toả sáng qua nhiều vai diễn.
Duyên nợ với văn hóa Ê-đê

Duyên nợ với văn hóa Ê-đê

Sắc màu 54 - PV - 09:51, 20/03/2020
Yêu văn hóa Tây Nguyên, thầy giáo Trần Quốc Toản công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) đã đến nhiều buôn làng để sưu tầm các hiện vật đặc trưng gắn liền với đời sống sinh hoạt, văn hóa của người Ê-đê. Kho hiện vật của anh hiện là nơi học sinh, giáo viên tìm hiểu về giá trị văn hóa của người Ê-đê một cách trực quan, sinh động.
Nghệ nhân A Lip sứ giả văn hóa của buôn làng

Nghệ nhân A Lip sứ giả văn hóa của buôn làng

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 10:31, 18/03/2020
Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống văn hóa, từ thời niên thiếu, Nghệ nhân A Lip (dân tộc Ba Na, thôn Groi, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã biết đánh chiêng, làm đàn, tạc tượng gỗ và chỉnh chiêng. Năm 2019, ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian.
Để nghệ thuật điêu khắc gỗ dân tộc Cơ-tu “sống” mãi

Để nghệ thuật điêu khắc gỗ dân tộc Cơ-tu “sống” mãi

Sắc màu 54 - Tiên Sa - 21:33, 16/03/2020
Đồng bào dân tộc Cơ-tu ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên có một loại hình nghệ thuật đặc sắc, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào về vũ trụ, vạn vật, đó là nghệ thuật điêu khắc gỗ. Để loại hình nghệ thuật này, luôn “sống” mãi với người Cơ-tu, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) đã triển khai nhiều hoạt động bảo tồn văn hóa thông qua tổ chức trại điêu khắc, lớp khôi phục nghề điêu khắc...
Người Thái gìn giữ nếp nhà sàn

Người Thái gìn giữ nếp nhà sàn

Sắc màu 54 - Hữu Vi - 21:28, 16/03/2020
Nhiều năm trước, do quá trình “chảy máu nhà sàn” về xuôi khiến nhiều bản làng đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An đã vắng bóng nhà sàn. Tuy nhiên, tại một số bản vùng cao thuộc các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An), bà con vẫn kiên trì gìn giữ những ngôi nhà sàn. Để hạn chế việc sử dụng gỗ rừng, nhiều gia đình còn chuyển sang dùng vật liệu bê tông để làm nhà sàn.