Vừa qua, Tỉnh đoàn Gia Lai đã tổ chức Liên hoan Cồng chiêng thanh thiếu niên toàn tỉnh Gia Lai lần thứ 5, năm 2021. Hội thi đã đem đến bức tranh văn hóa đa sắc màu của các dân tộc thiểu số, đồng thời khơi dậy tình yêu văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ.
Hiện nay, công tác bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS đang ngày càng gặt hái được nhiều thành quả, bỡi lẽ, mỗi người dân, cộng đồng đã tự ý thức gìn giữ và từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu của mình.
ngày 26/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Lễ hội văn hóa Hương sắc vùng cao và Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS tỉnh Thanh Hóa năm 2021.
Bên cạnh việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói, thì việc xây dựng thành công các làng văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, trong đó có việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa và duy trì hiệu quả các hoạt động văn hóa cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút du khách.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước vừa tổ chức công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống “Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước”.
Hầu hết cư dân các dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở địa bàn miền núi, không gian cư trú cách biệt, khó khăn về giao thông và hạ tầng cơ sở khác. So với miền xuôi, với các đô thị lớn, đời sống của đồng bào còn DTTS còn thấp, trình độ dân trí chưa cao. Rút ngắn khoảng cách, tạo cơ hội phát triển đồng đều giữa các dân tộc là mục tiêu nhất quán trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và đã đạt nhiều thành tựu.
Vừa kết thúc với nhiều hoạt động ý nghĩa, mang đậm hơi thở văn hóa trên mọi miền Tổ quốc. Sự kiện thường niên này đã góp phần tích cực để tăng cường khối Đại đoàn kết, tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Bảo đảm ứng xử công bằng, khoa học, trên tinh thần tôn trọng các giá trị văn hóa của các dân tộc là một yêu cầu hết sức cần thiết. Đồng thời, cần nghiêm khắc nhìn nhận, xử lý, ngăn chặn và dẹp bỏ tâm lý dân tộc hẹp hòi dẫn đến những định kiến, kỳ thị không đáng có trong một xã hội văn minh và một quốc gia lấy tinh thần đại đoàn kết toàn dân làm sức mạnh nội sinh.
Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 22 - 27/11 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
Trong đời sống tinh thần của người Khmer các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, dàn nhạc Ngũ âm được đồng bào xem là tài sản văn hóa quý báu, là nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp diễn ra lễ hội, tết cổ truyền của đồng bào Khmer.
Oóc Om Bok còn gọi là Lễ hội Cúng trăng, hay Lễ Đút cốm dẹp của đồng bào Khmer Nam bộ. Lễ hội Oóc Om Bok - Đua ghe ngo của đồng bào Khmer năm 2021 được diễn ra trong 2 ngày 19 - 20/11. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng. Sôi nổi nhất phải kể đến là Hội Đua ghe Ngo, thu hút nhiều đội ghe trong và ngoài tỉnh tham dự.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc do Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì, dự kiến sẽ diễn ra bằng hình thức trực tuyến vào ngày 24/11/2021. Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm nay có một ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Trong các ý kiến tranh luận về chiếc “váy hoa” trong bức tranh Panorama tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên), Để “rộng đường” dư luận, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có nhiều cuộc trao đổi trực tiếp với những người cao tuổi, nhà nghiên cứu văn hóa Thái... để lắng nghe ý kiến từ nhiều góc độ nhìn nhận về chiếc "váy hoa" đặc biệt này.
Chuỗi hoạt động tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 vừa được Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức khai mạc chiều 19/11
Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của đồng bào Xơ Đăng thường có màu đen và màu chàm. Hoa văn trên trang phục chủ yếu được trang trí xung quanh áo, váy. Các thiếu nữ Xơ Đăng đến tuổi trưởng thành thường dùng tấm choàng khoác qua người như một tín hiệu ngầm của thông điệp “tôi chưa lấy chồng”.
Thời gian qua, hình ảnh mang dáng dấp người phụ nữ Thái mặc chiếc “váy hoa”, trong bức tranh Panorama tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã thu hút sự quan tâm và nhiều luồng ý kiến trái chiều của cộng đồng, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái.
Chương trình Tập huấn và Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững” nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa trong thời gian qua; đề xuất giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay.
Sau một vụ mùa bội thu, thóc gạo đầy nhà, khi những bông hoa dã quỳ đua nhau khoe sắc cũng là thời điểm đồng bào Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu rộn ràng chuẩn bị đón tết Hồ Sự Chà. Đây là ngày tết truyền thống còn lưu giữ nhiều nghi lễ và nét văn hóa đẹp mang đậm bản sắc của người Hà Nhì trên mảnh đất biên cương cực Tây Tổ quốc.
Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và Sưu tập An Biên sẽ khai mạc trưng bày chuyên đề “Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ Sưu tập An Biên” vào ngày 19/11.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước. Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” mới được khai mạc chiều 16/11, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã góp phần khắc họa và khẳng định thêm những tư tưởng đó của Người về văn hóa.