Ở Làng Sen quê Bác, từ xa xưa sen đã ở với người. Sen trong ao nhà, sen ở ngõ làng, sen giữa những cánh đồng bát ngát… Sen làm nên tên làng. Sen làm nên cốt cách con người. Chính ở làng Sen đã nở ra một đóa hoa sen tỏa hương thơm ngát, cho dân tộc Việt Nam. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng!
Danh tiếng của họa sĩ, Nghệ nhân Nhân dân Trương Lộ từ lâu đã được cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) nói riêng và giới hội họa Việt Nam nói chung tôn vinh là bậc thầy trong làng hội họa và thư pháp. Những tác phẩm của họa sĩ Trương Lộ vừa mang đậm dấu ấn cổ điển, truyền thống, vừa có tính khám phá, hiện đại, giàu tính triết lý và hướng đến những điều chân, thiện mĩ.
Những tấm biển quảng cáo là một trong những hình thức để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ, dùng để thông tin về các sản phẩm của mình nhằm thu hút khách hàng. Không có gì đáng nói, nếu đó là những tấm biển quảng cáo đẹp, chuẩn mực về nội dung. Tuy nhiên, một số cá nhân, doanh nghiệp đã lạm dụng những tấm biển quảng cáo để tạo ấn tượng, câu khách với hình ảnh phản cảm, ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, gây nên cách nhìn lệch lạc về văn hoá trong quảng cáo...
Mặc dù nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ ngày 5/12/2013, tuy nhiên, công tác bảo tồn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật này vẫn còn nhiều khó khăn.
Nhân Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), nhằm sẻ chia những giá trị nhân văn tới cộng đồng, lan tỏa thông điệp từ - bi - hỉ - xả nhân mùa Phật đản Phật lịch 2565 (dương lịch 2021), mạng xã hội Phật giáo Butta dành tặng 108 bức tranh hoa sen tri ân tới Phật tử và những người yêu mến Đạo Phật.
Tại nhiều địa phương hiện nay, phong trào văn nghệ quần chúng đang dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân. Qua hoạt động này, các câu lạc bộ (CLB), đội văn nghệ đã khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình để phục vụ người dân, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Sinh ra ở buôn Sek, xã Ea H’Leo, huyện Ea H’Leo (Đắk Lắk), trong ký ức của họa sĩ Y Nhi Ksor, buôn làng nơi ông sinh ra mang vẻ đẹp mê đắm lòng người. Đó chính là mạch nguồn cảm xúc giúp người họa sĩ tài hoa dân tộc Ê Đê tạo nên những tác phẩm mang đậm hơi thở đại ngàn với gam màu tươi sáng.
Tính cách hồn nhiên, sôi nổi và đặc biệt thích ca hát, nhảy múa, người Việt gốc Lào tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk sống bình dị, chan hòa và giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em bên dòng sông chảy ngược Sêrêpốk. Cứ đến mùa lễ hội truyền thống của người Lào, trai gái, người già, trẻ nhỏ cùng say sưa vũ điệu lăm vông.
Trẻ mới sinh cũng… góp tiền mua cồng chiêng; bầu Người uy tín giữ cồng chiêng và không được tùy tiện đánh cồng chiêng, là câu chuyện thú vị chúng tôi được nghe trong một chiều về làng Plei Lay, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Cũng trong câu chuyện ấy, tôi hiểu được văn hóa cồng chiêng, những phong tục của người Gia Rai nơi đây từ bao đời đến nay vẫn nguyên vẹn, không bị mai một, pha tạp.
Trải qua hàng trăm năm, cuộc sống gian khó đã hun đúc nên một dân tộc Mông dũng cảm, kiên cường để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, xây dựng bản làng quê hương. Cũng nhờ gắn bó mật thiết với thiên nhiên hùng vĩ, mà đồng bào dân tộc Mông có một nền văn hóa đặc sắc. Theo thời gian, bằng tình yêu dân tộc, những giá trị văn hóa đặc sắc này được các thế hệ con, cháu dân tộc Mông giữ gìn, phát huy.
Sắc màu 54 -
Minh Ngọc – Diệu Hằng -
17:41, 10/05/2021 Những bậc cao niên ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn tiếc nhớ một thời huy hoàng của những chiếc thuyền độc mộc xuôi ngược trên sông Đăk Bla, Pô Kô và Sê San. Mỗi buổi chiều về, trên những khoang thuyền luôn đầy ắp sản vật cá, tôm mà thiên nhiên ban tặng.
Ở các làng quê xứ Bắc, rất ít nơi còn duy trì được nghệ thuật tuồng cổ. Tuy nhiên tại làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), tuồng cổ vẫn được coi là “đặc sản” văn hóa của làng.
Không sai khi nhiều nhà nghiên cứu chuyên ngành và người dân từng nhìn nhận rằng, nếu thiếu hụt những làn điệu âm nhạc, dân ca, dân vũ của đồng bào DTTS, sẽ khiến cho hoạt động du lịch cộng đồng phần nào nhàm chán, thiếu màu sắc đặc trưng.
Nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên, Gia Lai là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh và những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên như Gia Rai, Ba Na… Những nét đặc trưng riêng biệt trên vùng đất đỏ ba-zan này đã làm nên sự hấp dẫn du khách mà ít nơi nào có được.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản số 1442/BVHTTDL về việc tạm dừng thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2021.
Cộng đồng người Khmer Nam Bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đồng bào Khmer ở Nam Bộ đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, như hát múa rô băm, nghệ thuật kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, văn học dân gian…
Sau hơn 18 tháng nỗ lực thi công, đến nay bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đã cơ bản hoàn thiện, sẵn sàng phục vụ du khách vào dịp Kỷ niệm 67 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2021). Bức tranh không chỉ mang giá trị về lịch sử, là thông điệp về khát vọng hòa bình mà còn là nguồn tư liệu quý, góp phần bảo tồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.
Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) ngày càng tăng, đem đến nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương. Để đạt được kết quả đó, chính quyền địa phương và người dân đề cao việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, một trong những yếu tố then chốt để thu hút khách du lịch...
Từ thị xã Sa Pa (Lào Cai) đi theo hướng Đông Bắc 12 km sẽ đến xã Tả Phìn. Đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy và dân tộc Kinh. Xã có 6 thôn, bản, trong đó bản Tả Phìn với khoảng 245 hộ đồng bào Dao đang lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định phê duyệt tổ chức "Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam" lần thứ nhất năm 2021 tại Ninh Bình - The first Vietnam International Photo Festival 2021 in Ninh Binh.