Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Đồi thông hai mộ” - Một biểu tượng tình yêu nơi xứ Mường

Hồng Minh - 07:44, 24/02/2022

“Anh Đinh Lăng giờ đây đâu nhỉ?/ Anh của em yêu quý nhất đời/ Anh đi, mù mịt xa khơi/ Phượng hoàng tung cánh phương trời mải bay…”. Đó là những dòng thơ mở đầu truyện thơ “Đồi thông hai mộ” của tác giả Tùng Giang - Vũ Đình Trung. Bài thơ được sáng tác dựa trên một tích truyện minh chứng cho câu chuyện tình yêu đẹp, thiêng liêng của cộng đồng người Mường tỉnh Hòa Bình. Câu chuyện đó đã, đang và mãi trở thành biểu tượng tình yêu của xứ Mường nơi đây.

Hai ngôi mộ của chàng Đinh Lăng và nàng Quách Mỵ Dung mãi trở thành biểu tượng đẹp cho tình yêu của người Mường
Hai ngôi mộ của chàng Đinh Lăng và nàng Quách Mỵ Dung mãi trở thành biểu tượng đẹp cho tình yêu của người Mường

Từ câu chuyện tình đẹp xứ Mường…

Bấy lâu nay, khi nhắc tới địa danh “Đồi thông hai mộ” người ta sẽ nghĩ tới Đà Lạt. Nhưng ít ai biết rằng, tại xứ Mường tỉnh Hòa Bình cũng có một địa danh như thế, gắn liền với câu chuyện tình yêu cảm động.

Để tường tận hơn về câu chuyện này, chúng tôi đã được Nhà văn Nguyễn Hữu Duyên - một người từng được gặp và nghe tác giả bài thơ “Đồi thông hai mộ” kể về câu chuyện.

Ông Duyên kể lại, năm 1946, chàng thanh niên Vũ Đình Trung - sau trở thành văn sĩ Tùng Giang, cùng với gia đình rời Hà Nội trong phong trào “tiêu thổ kháng chiến” tản cư vào Chương Mỹ, rồi từ đây đi tiếp về phía Tây Bắc đến một vùng núi non thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Tại đây, tác giả Tùng Giang gặp và đi theo một ông già người địa phương về nhà. Ông già kể cho nghe chuyện về hai ngôi mộ bên đồi thông, gần đó có dòng suối Ngang. Hai nhân vật trong hai ngôi mộ là: Chàng Đinh Lăng và nàng Quách Mỵ Dung. Đinh, Quách là hai trong 4 dòng họ quan lang quyền quý của người Mường Hòa Bình thời bấy giờ (Đinh, Quách, Bạch, Hà).

Theo tích chuyện, chàng trai vì không cưới được người yêu nên đã quyết tâm học xa để trở về khẳng định chính mình, phục vụ bản làng. Nhưng ngày về, biết rằng người yêu đã mất, chàng lại một lần nữa ra đi, tham gia chiến trận và qua đời. Thể theo nguyện vọng của chàng, người dân đưa được thi thể chàng về chôn bên cạnh người yêu.

Cho đến nay, mộ của cặp đôi này vẫn còn nằm trên đồi, nơi có con đường mòn vắt qua rừng, mà người dân thường đi chợ từ Kim Bôi sang Chợ Đồn ở Lương Sơn.

Cảm động trước mối tình sắt son mà bi thảm của đôi trai tài gái sắc xứ Mường, nhà thơ Tùng Giang đã  viết truyện thơ “Đồi thông hai mộ”, một tuyệt tác thi phẩm dài tới 1.044 câu thơ, theo thể song thất lục bát trong quãng thời gian năm 1947- 1948.

Bìa tác phẩm này cũng được minh họa bằng tranh cô gái Mường bên ngôi nhà sàn. Điều này một lần nữa khẳng định, tích truyện thơ “Đồi thông hai mộ” là từ câu chuyện đôi trai gái người Mường.

Mối nhân duyên với tập thơ “Đồi thông hai mợ” của ông Duyên không chỉ dừng lại ở đó. Mà ông cũng không ngờ rằng, người vợ của ông là bà Nguyễn Thị Hoàng cũng thuộc lòng hơn 1.000 câu thơ trong bài thơ.

Bìa tác phẩm “Đồi thông hai mộ” được minh họa bằng tranh cô gái Mường bên ngôi nhà sàn
Bìa tác phẩm “Đồi thông hai mộ” được minh họa bằng tranh cô gái Mường

… đến truyện thơ "Đồi thông hai mộ"

Với những giá trị của câu chuyện tình yêu đẹp, sau gần 70 năm, năm 2019, UBND huyện Kim Bôi phối hợp với Ban Chuyên đề Hội Nhà văn Việt Nam đã có một tọa đàm khoa học: “Đồi thông hai mộ - Từ di cảo đến di sản”.

Đã vài chục năm trôi qua dù trải qua nhiều thăng trầm, “Đồi thông hai mộ” của văn sĩ Tùng Giang - Vũ Đình Trung vẫn có đời sống riêng trong lòng độc giả. Nhân chứng như bà Nguyễn Thị Hoàng vợ của Nhà thơ Nguyễn Hữu Duyên hơn 80 tuổi vẫn đọc vanh vách nhiều đoạn trong truyện thơ này, hay cụ Đinh Công Sắc chép tay toàn bộ tác phẩm “Đồi thông hai mộ”…

Nhà thơ Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình đã từng nói: “Lần đầu tiên khi nhìn thấy tập truyện thơ “Đồi thông hai mộ”, chúng tôi, đại diện cho giới văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình, không khỏi ngạc nhiên vì hình ảnh người con gái trẻ với khăn trắng, áo cón, váy đen cùng đôi mắt đang dõi vào xa thẳm, đích thị là một người con gái Mường. Hai nhân vật chính trong thiên tình sử người trai Mường Đinh Lăng người gái Quách Mỵ Dung hẳn là xuất thân từ hai họ Đinh và họ Quách của người Mường. Những hình ảnh minh họa trong tập truyện thơ chủ yếu là của xứ Mường đã mang đến cho chúng tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong niềm xúc động khó giãi bày”.

Thông qua tập truyện thơ, có thêm một bằng chứng sinh động: Người Mường Hòa Bình đã đồng hành cùng đất nước đi qua các giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.

Việc tìm ra và tôn tạo hai ngôi mộ của chàng Đinh Lăng và nàng Quách Mỵ Dung không chỉ là sự khẳng định về một địa danh, chứng tích hiện hữu trong lịch sử, là nơi phát tích của một tác phẩm văn học giá trị, mà còn mang lại cho người đời nay một danh thắng ý nghĩa để thưởng ngoạn và chiêm nghiệm. Với những giá trị ấy, chắc chắn sẽ còn khơi gợi nhiều hướng nghiên cứu, tiếp cận để “Đồi thông hai mộ” xứng đáng với kỳ vọng thành di sản văn hóa.

Đặc biệt hơn, nơi đây như trở thành một biểu tượng cho tình yêu đôi lứa của cộng đồng người Mường tỉnh Hòa Bình. Được biết, ngày nay nhiều đôi trai gái thường đến thăm hai ngôi mộ của chàng Đinh Lăng và nàng Quách Mỵ Dung để thề thốt và nguyện cầu cho tình yêu của họ cũng khăng khít, đẹp đẽ.

Hy vọng rằng, trong thời gian sớm nhất, các cơ quan chức năng, các nhà đầu tư cùng chung tay để xây dựng nơi này thành một điểm du lịch văn hóa, tâm linh xứ Mường, phát triển  như tiếng vang của tác phẩm “Đồi thông hai mộ”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu và nổi bật của người Chăm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tháp tọa lạc trên đồi Lá trầu (Mbuen Hala), thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Văn khắc bằng chữ Chăm cổ trên đá sa thạch cung cấp những thông tin về văn hóa, lịch sử quý giá như công lao và thần tích của vua Po Klong Garai, các hoạt động tế lễ, cúng bái và tổ chức xã hội của người Chăm.
Tin nổi bật trang chủ
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 3 phút trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bộ trưởng Lao động Israel: Israel rất mong muốn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam

Bộ trưởng Lao động Israel: Israel rất mong muốn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trưa 21/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Rabbi Yoav Ben Tzur, Bộ trưởng Lao động Israel đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hòa - 4 giờ trước
Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.
Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 4 giờ trước
Thác K50 còn được gọi là thác Hang Én, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc ấp Bình Định, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Thác K50 được mệnh danh là “Nàng thơ” của núi rừng Tây Nguyên.
Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Xã hội - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Tỉnh Lào Cai hiện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản với hàng chục nghìn lao động đang làm việc; trong đó chủ yếu là lao động địa phương, lao động người DTTS. Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ); đặc biệt là đối với các khai trường khai thác và chế biến khoáng sản.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Hiện nay, Covid 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại, khi số ca mắc đang tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan từ đầu năm đến nay. Số ca Covid-19 tại Thái Lan đã lên đến hơn 71.000 ca.
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Giáo dục - Thế Hạnh - 4 giờ trước
Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Phim trường số – Bước đột phá của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp nội dung số

Phim trường số – Bước đột phá của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp nội dung số

Khoa học - Công nghệ - Vân Khánh - 4 giờ trước
Việc phát triển nghệ thuật số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để Thái Nguyên vươn mình, tạo dấu ấn riêng trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Pháp luật - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Môi trường sống - Trần Đình Quang - 5 giờ trước
Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một đơn vị mới là Đặc khu Lý Sơn. Với diện tích hơn 10 km², dân số trên 22.000 người, hòn đảo tiền tiêu này được kỳ vọng trở thành đặc khu phát triển xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để Lý Sơn thực sự "cất cánh", bài toán trồng, bảo vệ và phục hồi rừng cây vốn từng bao phủ các ngọn núi và vùng ven biển đảo cần được đặt lên hàng đầu.