Thời gian qua, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu là Sơn La và Điện Biên có nhiều nhà hàng, điểm du lịch xuất hiện cách uống rượu “khát vọng” mang tính chất lố bịch, dung tục trong những cuộc trà dư tửu hậu. Đáng tiếc là, cách uống rượu ấy lại được "gắn mác" là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. Chính việc làm tùy tiện vì mục đích chạy theo lợi nhuận này đã gây nên bức xúc, phản đối của công đồng xã hội, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái.
Mô hình “trường học du lịch" lần đầu tiên xuất hiện ở tỉnh Lào Cai đã thu hút không ít du khách đến tham quan. Điểm đặc biệt, ngôi trường này từ việc gắn với du lịch đã từng bước quảng bá văn hóa đồng bào các dân tộc ở đây.
Sắc màu 54 -
Mai Huyên – Khắc Điệp -
15:36, 02/04/2021 Là vùng đất tập trung đông đồng bào dân tộc Tày sinh sống, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, Yên Bái) đang nỗ lực bảo tồn, gìn giữ mạch nguồn dân ca, dân vũ của cha ông bao đời để lại.
Khái niệm về du lịch tình nguyện đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi. Thời gian qua, ở nhiều địa phương đã xuất hiện mô hình du lịch tình nguyện hoạt động mang tên gọi “Tình nguyện vì giáo dục” (gọi tắt là V.E.O), đã và đang mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng cao.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện âm nhạc công nghệ cao, sự bùng nổ của các dòng nhạc hiện đại khiến cho nghệ thuật truyền thống ngày càng bị lấn át và có nguy cơ mai một. Giữa xu thế đó, tại thành phố Cao Bằng, nữ nghệ sĩ Hoàng Kim Tuế vẫn âm thầm, miệt mài đem hết tâm hồn, trí tuệ và tình yêu nghệ thuật hát Then- đàn Tính truyền lại cho thế hệ trẻ.
Là chủ đề hoạt động trong tháng 4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của gần 100 đồng bào thuộc 14 dân tộc, trong đó có đồng bào các dân tộc Dao, Mông, La Chí, Thái được huy động từ các tỉnh Hà Giang, Sơn La cùng các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Múa rối Việt Nam.
Vừa qua, Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Phước phối hợp với UBND H.Lộc Ninh tổ chức công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội Dua Tpeng (hay còn gọi là lễ hội Phá Bàu) của người Khmer trên địa bàn tỉnh.
Đàn đá là nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai. Loại nhạc cụ này đã khẳng định được giá trị vốn có, nhưng theo thời gian, đàn đá phai nhạt dần. Bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị loại nhạc cụ này đang là việc cấp bách.
Với tình yêu và nỗi lòng trăn trở với văn hóa truyền thống dân tộc, anh Rmah Mich, Phó Bí thư Đoàn xã, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã đi tìm gặp các già làng để học hỏi, sưu tầm một số loại hình văn hóa, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ba Na có nguy cơ mai một, sau đó anh thành lập các đội cồng chiêng và truyền dạy cho thanh niên.
Bộ VHTT&DL vừa có Quyết định số 1039/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng Đề án “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 -2030”.
Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, âm nhạc dân gian đã có lúc nguy cơ bị mai một, lãng quên, thì ở đâu đó vẫn có những bạn trẻ đam mê, tìm tòi để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống nhằm lan tỏa đến cộng đồng.
Trong khuôn khổ các hoạt động giới thiệu văn hóa Tây Nguyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Hà Nội), nghi lễ “Buôn làng vào hội” của đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã được tái hiện hết sức sinh động, giàu bản sắc văn hóa.
Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số", giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.
Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 1025/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn, năm 2021.
Người Dao (nhóm Dao Tiền) ở xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tin rằng, mỗi người sinh ra đều có một sợi dây tâm linh gọi là “xỉn lảng”. Đó là sợi dây vô hình giúp đứa trẻ hiểu tiếng nói Dao, lớn lên học chữ Dao nhanh hơn, hát páo dung hay hơn, tha thiết hơn. Người Dao dùng “xỉn lảng” để kết nối, nhắc nhở nhau biết ơn tổ tiên, nhớ về nguồn cội của mình.
Đó là nhận xét của bà con dân tộc Tày ở Tiên Yên về Nghệ nhân Ưu tú Nông Thị Hang ở thôn Bản Tát, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh - người thường tổ chức, thực hành, bảo tồn và truyền dạy hát then cho cộng đồng người Tày.
Lễ Bun huột nặm (Tết té nước) là Tết cổ truyền của dân tộc Lào ở bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), được tổ chức vào khoảng 13 – 15/4 hàng năm, với ý nghĩa đón chào năm mới. Năm 2017 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã công nhận Tết Té nước (Bun Huột Nặm) là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Chiều 26/3, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã chính thức khai mạc Ngày hội Nhiếp ảnh Việt Nam (Vietnam Photo Day 2021) do Tập đoàn Lê Bảo Minh phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng tổ chức. Đây là dịp để những người yêu nhiếp ảnh toàn quốc giao lưu, chia sẻ, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
“Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên - Bản sắc văn hóa quý giá cần được trân trọng, gìn giữ, phát huy” là chủ đề Hội thi chế tác tượng gỗ dân gian năm 2021 vừa diễn ra tại làng Văn hóa - Du lịch cộng đồng Kon Pring (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông)
Hàng năm, cứ vào ngày 15/2 âm lịch, lễ hội Nàng Han ở xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) được đồng bào tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân trong huyện và du khách thập phương.