Mỗi tấm vải thổ cẩm được sinh ra không chỉ là sản phẩm vật chất, mà còn mang giá trị tinh thần, thể hiện bản sắc riêng của văn hóa từng dân tộc. Ở đó là những câu chuyện về đời sống, văn hóa, điển tích, thần thoại… gắn với cách nghĩ, nếp sống của cả một cộng đồng dân tộc. Thổ cẩm khi gắn liền với những câu chuyện trở nên mới mẻ, sống động, phản ánh rõ nét hơn bức tranh chân thực về đời sống của đồng bào DTTS.
Qua nhiều cuộc khảo sát cho thấy, những năm gần đây, di sản văn hóa truyền thống ở nhiều cộng đồng chỉ còn rất ít người nắm giữ. Vì thế, làm thế nào để di sản được hồi sinh, để gìn giữ, trao truyền và phát triển là vấn đề cấp bách không chỉ của các nhà quản lý văn hóa, mà là trách nhiệm, trăn trở của chính cộng đồng đang nắm giữ di sản.
Đồng bào dân tộc Dao ở vùng đất Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang coi tù và là “linh vật” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong các nghi lễ trọng đại của người Dao như cấp sắc, cầu mưa, cúng Bàn Vương không thể thiếu những hồi tù và. Theo quan niệm của đồng bào, khi âm thanh ấy vang lên là có thể mời gọi được đấng thần linh tối thượng là Ngọc Hoàng về chứng giám, ban phước lành.
Trong năm 2021, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nét đẹp văn hóa ứng xử trong đời sống sinh hoạt gia đình, dòng họ, khu dân cư và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định công bố thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định công bố tỉnh Điện Biên có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng bộ ảnh chuyên đề "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" trong năm 2021.
Lễ cầu an (Pang A) của người La Ha ở các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, tỉnh Sơn La được tổ chức vào tháng 3 dương lịch hằng năm để tỏ lòng cảm tạ, tri ân thần linh, các thầy lang có công bảo vệ dân bản; cầu cho mùa màng tươi tốt, cầu sức khỏe, may mắn cho dân làng.
"Áo dài là hiện thân của nữ tính, dịu dàng và sức mạnh của tính cách người phụ nữ Việt Nam và nó luôn gây ấn tượng mạnh đối với mỗi người dân Nga".
Du lịch cộng đồng tại Việt Nam được nhiều chuyên gia du lịch đánh giá là “mỏ vàng”, hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch và người dân tại các địa phương. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, cần có định hướng, kế hoạch phát triển bài bản, nâng cấp cơ sở hạ tầng và có chính sách phù hợp hỗ trợ người dân phát triển du lịch một cách bền vững…
Là người con dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm), những tập tục, văn hoá của đồng bào Ba Na đã ngấm vào Nghệ nhân ưu tú Yang Danh như một phần máu thịt. Đây cũng là lý do mà mấy chục năm qua, ông dành phần lớn thời gian, tâm huyết của mình cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Ba Na Kriêm ở Bình Ðịnh...
Cứ mỗi độ tháng 3, cây hoa gạo song sinh bên bờ sông Thương (Thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) lại khoe sắc, thu hút đông đảo mọi người tới chụp ảnh…
Vừa qua tại Moskva, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức lễ ra mắt sách “70 năm chặng đường vẻ vang quan hệ Việt Nam – Nga” do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh biên soạn.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ miễn 100% phí tham quan đối với công dân khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế trong các ngày 6-8/3/2021.
Trong tháng 3/2021, nhân các ngày kỷ niệm: Quốc tế phụ nữ 8/3, Quốc tế hạnh phúc 20/3, thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức các hoạt động với chủ đề “Mùa xuân nho nhỏ”, diễn ra từ ngày 1 đến 31/3.
Văn hóa Chăm, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo cùng hệ thống kiến trúc đền tháp đang trở thành sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách đến với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định...
Múa trống là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Giáy ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác, nghệ thuật múa trống của người Giáy đang đứng trước nguy cơ bị mai một trong xu thế hội nhập và phát triển.
Mặc dù đã chọn Bà Rịa – Vũng Tàu làm nơi sinh sống suốt 30 năm qua, nhưng trong từng tác phẩm, trong từng hoạt động nghệ thuật của mình, họa sĩ Nông Cao Thanh đều nặng lòng với văn hóa Tày và quê hương Cao Bằng nơi anh sinh ra. Anh còn là người luôn tích cực trong việc kết nối cộng đồng người Tày sinh sống tại Bà Rịa- Vũng Tàu.
Phú Yên có hơn 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, như: Kinh, Chăm, Ba Na, Ê Đê, Tày, Nùng...; cùng với vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh, bản sắc riêng của mỗi dân tộc, đã tạo ra những giá trị văn hóa đa dạng và độc đáo cho vùng đất này. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, những năm qua, tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều giải pháp, mang lại những hiệu quả tích cực, qua đó góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Lễ cấp sắc dành cho thầy tào bắt đầu mới vào nghề là một nghi lễ quan trọng để công nhận một người bình thường trở thành một thầy tào thực thụ. Thầy tào có vai trò chủ trì các nghi lễ tâm linh trong đời sống của người dân tộc Tày, Nùng và có từ rất lâu đời. Tuy nhiên đây là một nghề rất “kén người”, chỉ được truyền trong dòng họ hoặc những ai có duyên mới có thể theo nghề.