Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ký ức dân gian và tín ngưỡng thờ thần cọp ở Nam Bộ

Lương Định - 09:45, 01/02/2022

Trong những buổi đầu các bậc tiền nhân “mang gươm đi mở cõi” vùng đất Nam Bộ, họ phải đối mặt với nhiều loại thú dữ như cọp ở trên bờ, cá sấu ở dưới sông. Chính bởi thế, trong đời sống tâm linh, ngoài tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên, các vị nhiên thần, nhân thần, người dân Nam Bộ còn có tục thờ thần cọp tại các ngôi đình, miếu, đền.

Bức bình phong có hình thờ Thần Cọp ở đình Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang).
Bức bình phong có hình thờ Thần Cọp ở đình Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang).

Từ ký ức dân gian

Người dân Nam Bộ vẫn lưu truyền trong dân gian nhiều câu chuyện, ký ức về loài cọp gắn liền với tiến trình con người khai khẩn vùng đất mới. Đó là những câu ca dao nói về vùng đất Nam Bộ xưa, với nét hoang sơ, rậm rạp, u tịch, sông sâu, thú dữ. Trong đó, loài cọp và cá sấu chính là mối đe dọa thường xuyên cản trở công cuộc khai khẩn lập ấp và tính mạng con người: “Đồng Nai địa thế hãi hùng/Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”; hay “Cà Mau khỉ khọt trên bưng/ Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”.

Thế kỷ XVII đến XVIII, ở vùng đất Nam Bộ cọp nhiều vô kể, chúng sống rải rác ở khắp nơi, ở các cánh rừng ngập mặn tại các cửa của sông Tiền, sông Hậu, kể cả những nơi đã được khai hoang khá sớm như Sài Gòn, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long...

Nhiều địa danh ở Nam Bộ có liên quan đến cọp như đìa Cứt Cọp (Bến Tre), rạch Ông Hổ (Tiền Giang), cù lao Ông Hổ (An Giang)…

Trong cuốn sách “Lịch sử khẩn hoang”, Nhà xuất bản Đông Phố, Sài Gòn xuất bản năm 1973, cố nhà văn Sơn Nam viết: “Những năm 1947 - 1948 ở Tây Ninh cọp từ rừng về làm loạn, từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng lệnh giới nghiêm được ban ra để tránh cọp. Vào những giờ ấy ngoài đường không một bóng người”.

Thức ăn chủ yếu của cọp là heo rừng, nai và các loài ăn cỏ khác. Nhưng dần dần vùng rừng rậm bị khai phá, nguồn thức ăn của cọp ngày càng khan hiếm nên cọp mò về những nơi có dân cư sinh sống để bắt heo, vồ người.

Chính vì quá khiếp sợ trước sự hung dữ của loài cọp, nên người dân Nam Bộ ai cũng tìm cách diệt cọp để trừ họa. Trong dân gian đã xuất hiện nhiều truyện kể ly kỳ về những tấm gương võ nghệ cao cường, dũng cảm, mưu trí diệt cọp như, hai thầy trò nhà sư Hồng Ân và Trí Năng, Bảy Giao, Chín Quỳ, ông Yến, ông Tăng Chủ...

Ký ức dân gian và tín ngưỡng thờ thần cọp ở Nam Bộ 1

Đến tục thờ cúng

Ở Nam Bộ từ xưa, khi vùng nào đó diệt được cọp, người dân đều vui mừng khôn xiết, nhưng ngay sau đó họ đều lập miếu thờ thần cọp, thậm chí có nơi còn đưa xác cọp về phục chế, bảo quản để thờ. Người dân Nam Bộ không ai dám gọi cọp là “con” mà gọi bằng ông “Thầy”, ông “Hổ”, ông “Khái” hoặc “Hương quản”.

Chính vì xem cọp là biểu tượng của quyền lực mà người dân Nam Bộ lập miếu thờ thần cọp với những danh xưng cao nhất như: “Sơn quân chi thần”, “Sơn lâm đại tướng quân”, “Sơn quan chú động”, “Chúa xứ sơn lâm”, “Mãnh Hổ”, “Thần Hổ” “Thần Cọp”, “ông Thầy”, “ông Cả”, “Ngài”, “ông Ba Mươi”, “Hương quản”… Trước các ngôi đình thường có những bức bình phong, hương án trấn cửa đình được chạm trổ, đắp nổi tượng, phù điêu hoặc vẽ thể hiện hình tượng vị chúa tể rừng xanh với dáng vẻ rất uy nghi, dũng mãnh.

Dân gian Nam Bộ còn có tục lệ là vào ngày mồng ba tết Nguyên đán, sau khi cúng xong, người ta thường dán trước cửa nhà một mảnh giấy hồng điều có vẽ hình cọp với dòng chữ Hán “Sơn Lâm đại tướng quân” với lòng mong muốn Thần Cọp sẽ trấn giữ không cho những tà khí, ma quỷ vào nhà.

Các đình làng ở Nam Bộ phần lớn đều có miếu thờ thần cọp, tọa lạc về phía trái sân đình, với tước “Sơn Lâm chúa tể”. Phong tục thờ cúng ở đình làng Nam Bộ từ xưa đã mặc định “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” hoặc thờ Sơn quân. Đây là một quan niệm về thuật phong thủy xem thế đất của đình là mạch quý, với bên tả có Thanh Long bảo vệ, bên hữu có Bạch Hổ trấn giữ nên sẽ không sợ có yêu ma quỷ nào xâm phạm.

Người Nam Bộ xưa cũng quan niệm, Bạch Hổ là Thần (Thần Cọp), hổ tu thành tiên, không ăn thịt, không hại người, ngược lại còn phù trợ cho dân làng. Nhiều nơi trong ngày lễ cúng đình, ngoài việc cúng tế Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ, người ta còn tổ chức nghi lễ riêng cúng tế thần cọp gọi là tế sơn quân, nghĩa là tế thần cọp.

Lễ vật cúng thần cọp gồm mấy lá sớ gói trong giấy hồng thường gọi là hồng đơn và một thủ dĩ (đầu heo) để sống. Sau khi trình cúng tại miếu, dân làng sẽ đem lễ vật lên một ngã ba hay ngã tư đường rừng đặt đó. Nếu qua đêm, hôm sau thủ dĩ và các tờ sớ mới viết mất, thì dân làng tin thần cọp chấp nhận lễ cúng và về nhận tờ sớ. Nếu lễ vật vẫn còn nguyên thì xem như thần cọp từ chối không nhận, sớ phải đốt đi, thủ dĩ phải đem chôn.

Tín ngưỡng thờ cúng thần hổ trong các ngôi đình, đền, miếu là một trong những nét đẹp văn hóa mang tính nhân văn của người Việt ở Nam Bộ và cho đến ngày nay vẫn được duy trì./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 8 phút trước
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Khai mạc Triển lãm ảnh đồng bào DTTS tại TP. HCM 2024

Khai mạc Triển lãm ảnh đồng bào DTTS tại TP. HCM 2024

Thời sự - Minh Thu - 10 phút trước
Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024, ngày 22/11, Triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình” đã chính thức được khai mạc tại đường Nguyễn Huệ, quận 1. TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Thời sự - Hoàng Quý - 11 phút trước
Sáng 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Thời sự - Minh Thu - 13 phút trước
Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường, các công trình công cộng ở 7 xã miền núi của huyện Ba Vì ngày càng được nhân rộng.
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 14 phút trước
Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Cảnh sát biển phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình Biển Đông.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 15 phút trước
Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời 8 người nghi ngộ độc do ăn nấm rừng

Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời 8 người nghi ngộ độc do ăn nấm rừng

Thời sự - Minh Thu - 22 phút trước
Phòng khám Quân dân y A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vừa cấp cứu kịp thời 8 người nghi bị ngộ độc do ăn phải nấm rừng và 1 người tự tử bằng lá ngón.
Cao Bằng: Giải ngân vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đạt 829.514 triệu đồng

Cao Bằng: Giải ngân vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đạt 829.514 triệu đồng

Công tác Dân tộc - Như Thúy - 35 phút trước
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, kết quả giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (viết tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024, tính đến thời điểm báo cáo, toàn tỉnh thực hiện giải ngân được 829.514 triệu đồng/2.240.116 triệu đồng, đạt 37% KH, trong đó, vốn đầu tư là 596.343 triệu đồng/864.270 triệu đồng, đạt 69%KH; vốn sự nghiệp là 233.171 triệu đồng/1.375.846 triệu đồng, đạt 16,9%KH.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) phù hợp với xu hướng cải cách thuế

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) phù hợp với xu hướng cải cách thuế

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.