Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngày Xuân gọi “vía” về Mường

Khánh Ngân - 20:13, 31/01/2022

Khi những cơn mưa Xuân lất phất bay, con gà rừng cũng ngủ sớm hơn thường lệ. Trên những cánh rừng già, lá khô đã trút hết. Những chồi non bắt đầu nhú ra, xanh óng ả. Điểm xuyết trong bức tranh Xuân, những sắc màu của hoa đào, hoa mận nở rộ trên những sườn đồi. Người Thái ở xứ Nghệ lại rộn ràng chuẩn bị chào đón năm mới với một ước vọng về cuộc sống ấm no.

Gọi “vía” về ăn Tết là một nét phong tục độc đáo của người Thái.
Gọi “vía” về ăn Tết là một nét phong tục độc đáo của người Thái.

Gọi “vía” về ăn Tết

Trong quan niệm của người Thái, mỗi bộ phận trên cơ thể con người đều có một hồn vía. Cuộc mưu sinh lên rừng, xuống khe, đi xa, đi gần… có thể một phần vía nào đó đang đi lạc. Cuối năm là dịp đồng bào Thái làm lễ gọi tất cả hồn vía trên cơ thể của mọi người trong gia đình về vui Tết, đón Xuân.

Trong chuyến ngược miền Tây xứ Nghệ những ngày cuối năm, hoa dã quỳ đã bung nở vàng rực cả một góc trời. Thăm bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, đúng lúc gia đình bà Lương Thị Trung đang làm lễ gọi “vía” về ăn Tết. Giữa gian chính của ngôi nhà sàn, mâm lễ vật đã được bày ra gồm xôi, thịt gà và rượu. Vị thầy mo ngồi phía trước làm lễ, xung quanh là con cháu và họ hàng thân thuộc.

Bà Trung chia sẻ: “Đây là phong tục do ông bà để lại từ ngàn xưa, nên năm nào cũng vậy, vào dịp cuối năm gia đình lại tổ chức làm vía để cầu mong các thành viên trong gia đình sống vui, khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn”.

Chuẩn bị cho lễ gọi “vía” chủ nhà phải làm thịt hai con gà, một con gà để cúng tổ tiên, một con gà dùng để gọi “vía” cho mọi người trong nhà. Để gọi “vía”, ông Mo lấy của mỗi người một chiếc áo, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay thầy cầm một thanh củi đang cháy, rồi mang ra đầu làng gọi hai ba lần, sau đó về chân cầu thang nhà sàn lại gọi một lần nữa. Xong việc, ông Mo đích thân buộc một sợi chỉ màu vào cổ tay mỗi thành viên gia đình để trừ tà, cầu bình an.

Khi đến dự lễ gọi “vía” mọi người thường có quà mừng là con gà, cân gạo nếp, bánh trái…. Sau khi làm lễ, mọi người cùng chung vui quanh mâm cơm, cùng nâng chén rượu mừng, đem lại niềm vui cho gia chủ. Đây là dịp để người Thái gặp gỡ, vun đắp thêm tinh thần đoàn kết.

Những cô gái Thái (xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp) rực rỡ, đón Xuân.
Những cô gái Thái (xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp) rực rỡ, đón Xuân.

Ngưỡng vọng cả năm ấm no, hạnh phúc

Theo các già làng ở bản Nưa, lễ gội đầu là lễ quan trọng nhất, mở đầu cho các lễ hội trong năm của người Thái. Theo truyền thống của đồng bào Thái, mỗi bản đều có cọn (guồng) nước riêng và quy định đàn ông tắm cọn trên, đàn bà tắm cọn dưới. Những người phụ nữ từ từ cúi đầu xõa tóc xuống dòng sông, suối, tay cầm cành lá xanh nhúng xuống nước rồi đập nhẹ lên mái tóc nhiều lần cho ướt đẫm.

Những bát nước gạo cùng với nước bồ kết được xối từ từ. Tất cả những gì không may mắn trong năm qua sẽ trôi chảy theo dòng nước, để sẵn sàng bước vào một năm mới thật tươi vui.

Tiếp theo đó là lễ mặc áo váy mới, đối với phụ nữ, trang phục váy áo sẽ có màu sắc sặc sỡ hơn ngày thường và đeo thêm một số đồ trang sức để làm duyên. Cuối cùng, các thành viên trong gia đình cùng bắt tay vào công đoạn chuẩn bị mâm cỗ đêm giao thừa.

Đồng bào Thái thường chuẩn bị 3 mâm cúng trong lễ giao thừa, mâm cúng tổ tiên, mâm thắp hương Bác Hồ, mâm thứ ba là cúng các thần trong nhà như thần bếp, thần thổ địa dưới chân cầu thang và những vong hồn khác.

Trong mâm cúng thời khắc giao hòa, không thể thiếu 2 đĩa cá, 2 đĩa thịt lợn, hai đĩa lòng đủ loại với 2 đĩa xôi nếp nương. Ngoài ra, còn có các món nướng, chua, khô tùy vào điều kiện từng gia đình.

Thiếu nữ Thái trong ngày Xuân.
Thiếu nữ Thái trong ngày Xuân.

Đúng 12 giờ đêm giao thừa, chính là thời khắc các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ ở trên Mường trời (đẳm chào) tề tựu đông đủ tại gian hóng (gian thờ ma nhà của người Thái) trong nhà. Người trong nhà phải túc trực, đánh chiêng đánh trống chào đón các bậc tổ tiên.

Người Thái có tục giữ lửa bếp trong suốt đêm giao thừa. Đồng bào quan niệm rằng, nếu bếp lửa mà tắt thì năm mới sẽ gặp phải nhiều điều không may mắn. Chính những nghi lễ mà đồng bào thực hiện đã làm nên nét đặc trưng đêm giao thừa của người Thái.

Đối với người Thái, lấy nước cầu may đầu năm để mang đến sự tốt lành, thịnh vượng, nuôi sống muôn loài. Việc lấy nước phải được thực hiện trước khi gà gáy canh 1. Nếu như lấy nước mà gà đã gáy rồi thì sẽ không còn ý nghĩa. Nước để lấy là nước suối nhưng nếu ai lấy được nước ở đầu nguồn của con suối thì sẽ càng mát trong, thanh khiết hơn...

Bắt đầu từ chiều mùng 1 Tết, từ già đến trẻ cùng nhau hòa mình vào những trò chơi dân gian truyền thống như nhảy sạp, ném còn, khắc luống, múa hát… và thưởng thức món ngon truyền thống, mời nhau những chén rượu nồng, chúc nhau sức khỏe, nhiều may mắn trong năm mới./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Thời sự - Duy Chí - 3 giờ trước
Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 4 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 4 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 4 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 4 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 4 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.