Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ thuật Xòe Thái trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Nhân lên niềm tự hào của đồng bào Thái Tây Bắc

Vũ Lợi - 07:50, 17/12/2021

Khi thông tin nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào chiều tối 15/12 đã dấy lên niềm tự hào và xúc động cho hàng triệu đồng bào Thái nói riêng và người dân Việt Nam nói chung trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

Màn múa xòe đoàn kết của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc
Màn múa xòe đoàn kết của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc

Niềm tự hào của cộng đồng dân tộc Thái

Dành hơn nửa cuộc đời để sưu tầm chữ Thái cổ và những nét đặc sắc trong văn hóa cộng đồng dân tộc Thái bà Lường Thị Đại (nghệ nhân đầu tiên của tỉnh Điện Biên được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể) chia sẻ: Từ xa xưa, Xòe Thái đã ăn sâu vào máu thịt của người Thái Điện Biên nói riêng, cộng đồng dân tộc Thái nói chung. Mỗi điệu xòe lại hiện diện một nét văn hóa đặc trưng của người Thái. Trước thông tin, Nghệ thuật Xòe Thái trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là người con dân tộc Thái Điện Biên tôi thấy rất tự hào và phấn khởi, đồng thời cũng tự thấy bản thân mình cần phải có trách nhiệm để nỗ lực bảo tồn, truyền dạy cho thế hệ sau để Xòe Thái mãi trường tồn.

Điệu Xòe hái hoa (pít bó), cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, mọi người ai cũng có sức khỏe, được ấm no, hạnh phúc.
Điệu Xòe hái hoa (pít bó), cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, mọi người ai cũng có sức khỏe, được ấm no, hạnh phúc.

Nghệ nhân Điêu Thị Siêng ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái - người cũng đã dành mọi tâm huyết cho việc truyền dạy và lưu giữ những điệu xòe suốt mấy chục năm qua cho biết: Người Thái ở Mường Lò (Yên Bái) quan niệm rằng xòe như một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày

Chính vì vậy trong bất cứ hội vui nào, các vòng xòe lại được rộng mở. Tình đoàn kết cộng đồng như được thắm đượm hơn, công việc trôi chảy, thuận lợi hơn. Với ý nghĩa ấy, các điệu xòe không khi nào tách khỏi đời sống, sinh hoạt thường ngày và luôn gắn với các lễ hội cộng đồng, nghi lễ tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của đồng bào Thái.

Lan tỏa Xòe Thái trong cộng đồng

Ở Mường Lò (Yên Bái) - cái nôi của Nghệ thuật Xòe Thái hiện có hàng nghìn nghệ nhân có thể xòe hay, xòe bài bản và thể hiện được hết tâm tư, tình cảm trong mỗi động tác. Mường Lò hiện cũng đã đưa xòe Thái vào truyền dạy trong các trường học, với mong muốn ngày càng có nhiều thế hệ tiếp nối yêu thích và quan tâm lưu giữ nét đẹp văn hóa đặc sắc này của dân tộc. 

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp (Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên): Sự kiện UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khơi dậy lòng tự hào của các tầng lớp Nhân dân nói chung, cộng đồng dân tộc Thái nói riêng, thúc đẩy thế hệ trẻ quan tâm hơn đến Di sản, nêu cao ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sức sống của các di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng. Đồng thời, cũng đặt ra trách nhiệm cho các địa phương có đồng bào người Thái sinh sống đối với việc tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị của Nghệ thuật Xòe Thái trong xã hội hiện đại.

Xòe Thái được bảo tồn phát huy trong nhiều cơ sở giáo dục ở Tây Bắc
Xòe Thái được bảo tồn phát huy trong nhiều cơ sở giáo dục ở Tây Bắc

Ông Hiệp nhấn mạnh: Định hướng của ngành ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên thì không chỉ trong dịp lễ hội mà tại các bản văn hóa du lịch, mỗi khi có sự kiện, lễ hội đều đưa điệu xòe Thái vào biểu diễn. Trước đây chúng tôi đã duy trì và nay tiếp tục tiếp nối. Trong thời gian tới, ngoài các sự kiện tại tỉnh, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ mời các nghệ nhân tham gia trình diễn điệu xòe Thái để giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế.”

Được biết, ngay sau sự kiện này, các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có kế hoạch phối hợp đề xuất tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong năm 2022. Đây chắc chắn sẽ là Ngày hội vui của đồng bào Thái Tây Bắc và vòng xòe sẽ lại rộng mở đón chào du khách gần xa.

Nghệ thuật Xòe Thái đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia từ năm 2013. Hiện nay, trung tâm của Xòe Thái có thể được coi là ở Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), huyện Thuận Châu (Sơn La).... Điệu xòe dành cho tất cả mọi người không kể tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, nghề nghiệp và tộc người cùng tham gia, vì vậy có sức sống bền vững, được cộng đồng truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vì sao hoa hậu H’Hen Niê thành công nhưng không bỏ nhà dài?

Vì sao hoa hậu H’Hen Niê thành công nhưng không bỏ nhà dài?

Giữa nhịp sống hiện đại đầy vội vã, khi nhiều giá trị truyền thống dần phai nhạt, hình ảnh Hoa hậu H’Hen Niê - cô gái dân tộc Ê Đê nổi danh toàn cầu nhưng vẫn kiên quyết giữ lại ngôi nhà dài bên bếp lửa đỏ rực ở quê nhà khiến nhiều người xúc động. Không đơn thuần là một mái nhà, nhà dài với H’Hen Niê là gốc rễ tâm hồn, là bản sắc, là điểm tựa tinh thần trên mọi hành trình.
Tin nổi bật trang chủ
Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Gương sáng giữa cộng đồng - Thanh liêm - 2 giờ trước
Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước sự thay đổi của xã hội hiện đại, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một. Đứng trước nguy cơ đó, các già làng, Người có uy tín ở huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã ra sức bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Xã hội - Việt Hải - Mai Hương - 2 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với phương châm gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống NHCSXH hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ NHCSXH lần thứ V đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên phạm vi cả nước.
“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 13/6, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Hành trình đỏ, với chủ đề: “Giọt hồng Đất Mỏ - Kết nối dòng máu Việt” và Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2025.
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Từ năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS. Các cấp Hội xây dựng kế hoạch phù hợp thực tiễn, đa dạng hình thức, phong phú nội dung, thu hút hội viên tham gia, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 13/6, lực lượng chức năng xã Ia Kênh (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã phát hiện dọc đường Trường Sa có nhiều bao tải lớn, bên trong chứa nhiều đồ chơi nhựa dành cho trẻ em (thường bán ở trước cổng trường) và kẹo hương bạc hà, quế, kẹo sữa bò...
Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở giai đoạn 2024 - 2025, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng nhà cho các hộ gia đình nghèo còn khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng gần 13.000 nhà, nhiều hộ nghèo sau khi được hỗ trợ nhà ở đã tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Sau 4 năm triển khai Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Nhờ đó, đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Ngày 13/6, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ công bố tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Bão số 1 gây ngập hơn 800 căn nhà, cuốn trôi 1 cầu phao

Bão số 1 gây ngập hơn 800 căn nhà, cuốn trôi 1 cầu phao

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Sáng ngày 13/6, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai đã có thống kê một số thiệt hại ban đầu do bão số 1 và mưa lũ ở miền Trung.
Huyện Bác Ái (Ninh Thuận): Hợp tác xã nông nghiệp nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Bác Ái (Ninh Thuận): Hợp tác xã nông nghiệp nâng tầm sản phẩm OCOP

Kinh tế - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Từ những mô hình sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, các Hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đang chuyển mình mạnh mẽ với định hướng nông nghiệp sạch, bền vững. Nhiều sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Người nghệ nhân làm

Người nghệ nhân làm "sống động" làng nghề đúc đồng Phước Kiều

Gương sáng - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Gắn bó cả đời với làng đúc đồng trăm năm tuổi Phước Kiều, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Nghệ nhân ưu tú Dương Ngọc Thắng không chỉ miệt mài giữ gìn nghề truyền thống, mà còn nâng tầm tên tuổi làng nghề bằng những tác phẩm đạt kỷ lục Quốc gia. Ở tuổi 72, hằng ngày ông vẫn đều đặn cùng những thợ lành nghề thổi lửa lò đồng.