Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Trang phục truyền thống các DTTS thời hội nhập: Nhìn từ Điện Biên

Trang phục truyền thống các DTTS thời hội nhập: Nhìn từ Điện Biên

Sắc màu 54 - Nam Hương - 09:46, 25/02/2020
Những năm gần đây, đồng bào các DTTS ở Điện Biên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình có xu hướng giảm, nhất là ở nam giới và người trẻ tuổi. Khảo sát của ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên, cho thấy: Hiện nay, trang phục nam của các dân tộc ít người hầu như không còn lưu giữ hoặc không nguyên bản theo truyền thống. Trang phục nữ giới gìn giữ tốt hơn, song không được sử dụng phổ biến, chỉ mặc trong dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện văn hóa của gia đình và cộng đồng.
Lớp học đánh cồng chiêng trong trường Đại học

Lớp học đánh cồng chiêng trong trường Đại học

Sắc màu 54 - Lê Hường - 10:34, 24/02/2020
Việc truyền dạy đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ đã được ngành Văn hóa các cấp tỉnh Đăk Lăk triển khai nhiều năm. Để tạo sức lan tỏa hơn, từ năm 2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đăk Lăk mở lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng tại các đơn vị sự nghiệp; Trường Đại học Tây Nguyên được chọn để thí điểm.
Phát huy tính cộng đồng trong tập tục Rơ ving

Phát huy tính cộng đồng trong tập tục Rơ ving

Sắc màu 54 - Nguyễn Văn Sơn - 09:53, 24/02/2020
Mỗi lần về vùng đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam công tác vào dịp gieo trồng, cấy, làm cỏ lúa nước, lúa rẫy, đến thu hoạch lúa mùa, làm nhà mới, sửa Gươl làng,…chúng tôi đều thấy có rất đông bà con tham gia. Tìm hiểu thì được biết đó là tập tục Rơ ving. Theo tiếng Cơ-tu, Rơ ving là hình thức giúp và trao đổi công cho nhau trong môi trường sống và lao động sản xuất. Rơ ving còn là sự gắn kết, đùm bọc thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau được người Cơ-tu gìn giữ từ đời này qua đời khác.
Hoa đào nở trên cao nguyên đá

Hoa đào nở trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - PV - 10:28, 21/02/2020
Không chỉ được biết đến với mùa hoa tam giác mạch hay hoa cải vàng, trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc Hà Giang, cứ mỗi độ tháng Hai hằng năm, những bông đào rừng lại bung nở khoe sắc trên miền biên cương hùng vĩ của Tổ quốc. Đây là thời điểm sắc đào đang nở đẹp nhất tại Hà Giang.
Làng nghệ nhân Kon Klốc: Nơi văn hóa là động lực cho sự phát triển

Làng nghệ nhân Kon Klốc: Nơi văn hóa là động lực cho sự phát triển

Sắc màu 54 - PV - 15:57, 20/02/2020
Kon Klốc là làng đứng đầu với danh sách 5 nghệ nhân vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú
Độc đáo mặt nạ gỗ

Độc đáo mặt nạ gỗ

Sắc màu 54 - PV - 10:35, 19/02/2020
Các dân tộc vùng Tây Nguyên - Trường Sơn và vùng Tây Bắc đến nay vẫn còn bảo lưu kho tàng nghệ thuật tạo hình hết sức đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm điêu khắc gỗ.
Phục dựng lễ hội của các DTTS: Cần giữ được những giá trị vốn có

Phục dựng lễ hội của các DTTS: Cần giữ được những giá trị vốn có

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - 15:06, 18/02/2020
Bảo tồn giá trị của lễ hội là câu chuyện không riêng của dân tộc nào, đồng thời cũng không chỉ riêng cơ quan quản lý nhà nước. Để trả lễ hội về đúng ý nghĩa vốn có của nó, cần có những điều chỉnh kịp thời về chiến lược, cách thức thực hiện từ các cơ quan chức năng cho đến điều chỉnh trong mỗi cá nhân - chủ thể của lễ hội sẽ khai thác hiệu quả, giúp lễ hội ngày càng phát triển một cách lành mạnh, đúng hướng, góp phần làm giàu tài sản văn hóa dân tộc.
Kon Blo - Làng bảo tồn văn hóa

Kon Blo - Làng bảo tồn văn hóa

Sắc màu 54 - Xuân Dũng - Thành Nhân - 14:50, 18/02/2020
Văn hóa truyền thống của người Ba Na ở làng Kon Blo, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), không chỉ có giá trị về tinh thần mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Vì thế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống luôn nhận được sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân.
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm qua nhiều thế hệ

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm qua nhiều thế hệ

Sắc màu 54 - S.Mai - 11:31, 18/02/2020
Đối với nhiều dân tộc, dệt thổ cẩm không chỉ là làm ra những sản phẩm đẹp, tốt để phục vụ sinh hoạt hằng ngày, tăng thêm thu nhập cho gia đình, mà nó còn là thước đo để đánh giá một người phụ nữ đảm đang. Mẹ truyền con nối chính là một trong những cách lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của gia đình bà H’Dleh Byă ở xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, Đăk Lăk.
Người lưu giữ trang phục dân tộc Nùng

Người lưu giữ trang phục dân tộc Nùng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 10:41, 17/02/2020
Dù đã gần 60 tuổi nhưng ngày ngày, bà Lăng Thị Liên, ở thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vẫn luôn tất bật cắt may trang phục dân tộc Nùng. Bà mong muốn gìn giữ trang phục dân tộc cho thế hệ con cháu mai sau.
Buôn Lê Diêm - Điểm du lịch hấp dẫn

Buôn Lê Diêm - Điểm du lịch hấp dẫn

Sắc màu 54 - Đạt Thành Nhân - 11:17, 14/02/2020
Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Yên, giáp với tỉnh Đăk Lăk, Sông Hinh là nơi sinh sống của cộng đồng 4 dân tộc thiểu số gồm: Ê-đê, Ba Na, Jrai và Chăm H’roi, trong đó dân tộc Ê-đê sống chủ yếu ở buôn Lê Diêm- cái nôi của những lễ hội cộng đồng.
Mùa lễ hội vắng vẻ

Mùa lễ hội vắng vẻ

Sắc màu 54 - Hồng Minh - 11:46, 12/02/2020
Hằng năm, cứ đến tháng Giêng là hàng trăm lễ hội lớn nhỏ diễn ra trên cả nước, thu hút lượng lớn khách thập phương tham dự. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV), việc tổ chức lễ hội đầu năm cũng như số lượng du khách đến các lễ hội đã giảm đáng kể. Hình ảnh thưa vắng, đìu hiu tại các lễ hội, di tích diễn ra ở nhiều địa phương.
Tái hiện lịch sử văn hóa qua hiện vật bảo tồn

Tái hiện lịch sử văn hóa qua hiện vật bảo tồn

Sắc màu 54 - Quỳnh Chi - 16:27, 11/02/2020
Thanh Hóa là một trong những tỉnh rộng lớn, là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc như: Kinh, Thái, Mường, Thổ, Mông, Dao, Khơ-mú… Đông nhất là đồng bào Thái, Mường, với dân số chỉ đứng sau dân tộc Kinh. Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa độc đáo, riêng biệt, làm nên một Thanh Hóa với không gian văn hóa đa dạng và đặc sắc.
Dân ca dân tộc Mông và nỗi trăn trở của nghệ nhân

Dân ca dân tộc Mông và nỗi trăn trở của nghệ nhân

Sắc màu 54 - Hồng Minh - 14:18, 11/02/2020
Dân ca của dân tộc Mông là những bài hát do người dân tự sáng tác và được lưu truyền từ lâu đời. Dân ca Mông có nhiều loại, hiện nay còn lưu giữ được một số loại hình dân ca như: Hát trong sinh hoạt (hát ru, hát vui chơi của trẻ em); hát mang tính nghi lễ (hát lên nhà mới, hát trong đám cưới, hát giao duyên, hát than thân...).
Nối lại Then Tày

Nối lại Then Tày

Sắc màu 54 - Hiếu Anh - 15:59, 10/02/2020
Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn nên hát Then của người Tày bị hạn chế. Những năm trở lại đây, mạch nguồn văn hóa ấy đã được khơi thông trở lại.
Độc đáo thổ cẩm Châu Giang

Độc đáo thổ cẩm Châu Giang

Sắc màu 54 - PV - 22:42, 09/02/2020
Với đồng bào Chăm ở An Giang, thổ cẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng. Thổ cẩm Châu Giang mang nét đặc sắc của văn hóa Chăm với các đường nét lạ, độc đáo. Ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang) nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm Châu Giang từ lâu đời, với nhiều sản phẩm phong phú.
Độc đáo những hàng rào đá của đồng bào Nùng

Độc đáo những hàng rào đá của đồng bào Nùng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:22, 09/02/2020
Làng đá Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) xung quanh được bao bọc bởi những hàng rào đá. Đá nằm chồng lên nhau thành hàng, thành lối, quây lấy từng ngôi nhà, mảnh vườn, ô ruộng tạo vẻ đẹp nguyên sơ, yên bình nơi biên giới xứ Lạng.
Nhà trình tường cổ ở Bắc Hoa

Nhà trình tường cổ ở Bắc Hoa

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 16:01, 07/02/2020
Nhà trình tường là kiến trúc phổ biến ở miền núi phía Bắc nước ta, nhưng người Nùng ở thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng có những ngôi nhà trình tường được xây dựng với nét độc đáo riêng biệt hàng trăm năm tuổi. Trải qua thời gian, những ngôi nhà trình tường cổ của người dân nơi đây vẫn còn vẹn nguyên, vững chãi giữa thiên nhiên, núi rừng.
Mùa vàng trên

Mùa vàng trên " đất gỗ khô "

Sắc màu 54 - Phượng Diễm - 15:12, 06/02/2020
Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nổi tiếng với danh thắng quốc gia là ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp, óng ả, quyến rũ giữa lưng chừng trời. Hẳn không nhiều người biết rằng, cái tên Mù Cang Chải theo tiếng Mông có nghĩa là “đất gỗ khô”. Thế mà trên mảnh đất khô ấy, với bàn tay khéo léo, sự nhẫn nại phi thường qua hàng trăm năm vật lộn với thiên nhiên của người Mông, mùa vàng đã bung nở, không chỉ mang lại ấm no cho dân bản mà còn tạo nên cảnh quan tuyệt tác để con người chiêm ngưỡng.
Quê tôi vùng Tây Bắc

Quê tôi vùng Tây Bắc

Sắc màu 54 - Phùng Hải Yến - 09:56, 06/02/2020
Quê tôi vùng Tây Bắc, nơi núi đèo tiếp giáp bầu trời bằng những cụm hoa mây trắng muốt. Vùng quê tôi đẹp không chỉ ở cảnh sắc thiên nhiên mà còn vì ấm áp hồn người, hồn núi.