Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tục nhuộm trứng đỏ trong ngày lễ, tết của một số dân tộc phía Bắc

Nguyệt Anh (T/h) - 15:30, 22/02/2022

Nhuộm trứng đỏ là một trong những phong tục độc đáo trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của bà con dân tộc Tày, Nùng, Dao ở các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên. Người La Hủ cũng thường nhuộm trứng đỏ trong dịp lễ cúng bản, người Hà Nhì đen nhuộm trứng trong ngày Tết Gạ Ma O, còn người Hoa nhuộm trứng đỏ trong lễ đầy tháng của trẻ con.

Theo quan niệm của người Tày - Nùng, trứng đỏ - biểu tượng của sự đầy đủ, vẹn toàn, may mắn
Theo quan niệm của người Tày - Nùng, trứng đỏ - biểu tượng của sự đầy đủ, vẹn toàn, may mắn

Trong văn hóa của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng, màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, sung túc. Quả trứng tròn là biểu tượng của sự đầy đủ, vẹn toàn, viên mãn và mong muốn cuộc sống no đủ. Do đó, nhuộm trứng là một trong những tục truyền lâu đời, không thể thiếu trong dịp đầu xuân năm mới. Vào dịp này, bà con già trẻ, gái trai ai cũng có một quả trứng gà nhuộm đỏ, cầu mong may mắn.

 Vào những ngày đầu năm, những phụ nữ người Tày, Nùng thường đảm nhiệm công việc nhuộm trứng đỏ. Căn cứ số thành viên trong gia đình, các bà, các chị sẽ nhuộm cho mỗi người một quả trứng đỏ.

Để nhuộm trứng, phụ nữ Tày, Nùng thường lấy cây “tơ hồng” – một loại cây dùng để nhuộm màu đem về rửa sạch, đun sôi để tạo ra loại dung dịch màu đỏ và có độ bám dính. Trứng gà sau khi được luộc chín sẽ được nhúng vào dung dịch sợi "tơ hồng" để lên  màu đỏ hồng. Ngoài cây “tơ hồng”, bà con còn dùng giấy đỏ, giấy hồng để nhuộm màu cho trứng. Vào ngày Tết, trứng đỏ được dùng làm quà tặng cầu may, chúc phúc cho con cháu và những vị khách quý của gia đình.

Món trứng đỏ được bán cho du khách thưởng thức tại các lễ hội mùa xuân
Món trứng đỏ được bán cho du khách thưởng thức tại các lễ hội mùa xuân

Hiện nay, tục nhuộm trứng đỏ chỉ còn ở một số gia đình người Tày, người Nùng. Tuy nhiên, tại các lễ hội xuân đầu năm, tục lệ này vẫn được gìn giữ. Nhân dân, du khách đi trẩy lội hái lộc đều có thể bắt gặp các hàng quán bày bán những món ẩm thực đặc trưng của địa phương, trong đó, nổi bật là những rổ trứng hồng, trứng đỏ độc đáo chỉ có ở Cao Bằng.

Còn đối với người Dao đỏ ở bản Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, vào mỗi dịp Tết Nguyên đán cũng có tục nhuộm trứng đỏ. Những quả trứng đỏ dành để làm quà tặng cho con cháu, người thân và du khách thập phương đến chúc tết, với mục đích chúc phúc, cầu may cho mỗi người trong năm mới.

Người Dao sử dụng màu để nhuộm trứng là một loại rễ cây lấy từ rừng về, đun sôi đến khi gần cạn nước sẽ có dung dịch có màu đỏ sền sệt. Trứng gà, trứng vịt sau khi được nhuộm sẽ cứng vỏ, khó vỡ hơn.

Những quả trứng sau khi nhuộm đỏ được làm quà tặng cho trẻ em và người dân trong bản
Những quả trứng sau khi nhuộm đỏ được làm quà tặng cho trẻ em và người dân trong bản

Người Dao đỏ có quan niệm, màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, sung túc; quả trứng tròn là biểu tượng của sự đầy đủ, vẹn toàn, viên mãn và mong muốn yên bình. Do đó, vào sáng mùng Một Tết, những người lớn trong gia đình sẽ tặng quả trứng đã nhuộm màu cho con cháu. Riêng trẻ nhỏ, thanh, thiếu niên và người chưa lấy chồng, lấy vợ sẽ được tặng 2 quả trứng.

Cùng tục nhuộm trứng, người Dao đỏ còn đan những chiếc giỏ nan tre hoặc giỏ len nhiều màu để đựng trứng làm quà tặng. Sau khi cho trứng vào giỏ, sẽ cột chặt cố định trứng, rồi dùng một sợi dây dài buộc kèm để người được tặng mang về treo trong nhà. Theo quan niệm của người Dao đỏ, treo trứng đỏ trong nhà thì những lời chúc đã nhận được càng linh nghiệm hơn. Chính vì thế, vào sáng mùng Một Tết, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên rủ nhau đi chúc mừng năm mới tại nhiều nhà trong bản để được người lớn tặng cho nhiều quà tặng là trứng đỏ. 

Đối với người La Hủ cũng có tục nhuộm trứng vào các dịp lễ, tết, nhất là dịp Lễ cúng bản (Gạ Ma Te) vào tháng 3 âm lịch hằng năm.

 Để nhuộm trứng, phụ nữ La Hủ vào rừng tìm lấy rễ cây "dè pó" - một loại cây dùng để nhuộm màu, đem về rửa sạch và nấu sôi, tạo ra loại dung dịch màu đỏ và có độ bám dính. Trứng gà sau khi được luộc chín sẽ được nhuộm bằng nước rễ cây "dè pó", vỏ trứng sẽ lên màu đỏ sậm rất đẹp.

Công việc nhuộm trứng do phụ nữ đảm nhiệm
Công việc nhuộm trứng do phụ nữ đảm nhiệm

Trứng sau khi được nhuộm đỏ sẽ được đựng trong các giỏ làm bằng chỉ đan hình mắt cáo, có dây dài để đeo vào cổ, tránh rơi vỡ.

Theo quan niệm của người La Hủ, quả trứng đỏ tượng trưng cho sự viên mãn, may mắn và sung túc, quả trứng ấy phải được đặt trong giỏ đan bằng chỉ các màu đỏ, xanh, vàng, trắng và đen, tượng trưng cho: kim, mộc, thủy, thổ, hỏa – các nguyên tố cơ bản hình thành trái đất để mong những điều may mắn.

Hiện nay, tục nhuộm trứng đỏ không còn phổ biến trong cộng đồng dân tộc La Hủ. Tuy nhiên, vào dịp lễ, tết, người dân ở một số bản làng vẫn thường nhuộm trứng đỏ để làm quà tặng cầu may, chúc phúc cho những vị khách quý của gia đình.

Người Hà Nhì đen nhuộm trứng để tặng cho trẻ em trong dịp Tết Gạ Ma O
Người Hà Nhì đen nhuộm trứng để tặng cho trẻ em trong dịp Tết Gạ Ma O

Đối với người Hà Nhì đen tại Bát Xát (Lào Cai) cũng có tục nhuộm trứng để tặng cho trẻ em trong dip Tết Gạ Ma O (Tết thiếu nhi). Vào dịp này, mỗi nhà luộc từ 20-30 quả trứng, nhuộm màu để tặng cho trẻ em với mong muốn mang đến sự may mắn, khỏe mạnh, bình an cho con, cháu trong bản.

2 em bé người Hà Nhì phấn khởi khi được người lớn tặng cho giỏ trứng nhiều sắc màu
2 em bé người Hà Nhì phấn khởi khi được người lớn tặng cho giỏ trứng nhiều sắc màu.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 08:42, 28/03/2024
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 08:37, 28/03/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 08:33, 28/03/2024
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 08:25, 28/03/2024
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 08:24, 28/03/2024
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 08:20, 28/03/2024
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 08:17, 28/03/2024
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 08:05, 28/03/2024
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 07:53, 28/03/2024
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 07:34, 28/03/2024
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.