Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Để văn hóa Xinh Mun tỏa sáng biên cương Tây Bắc

PV - 15:59, 22/02/2022

Dân tộc Xinh Mun dân số chỉ vỏn vẹn gần 2 vạn người, cư trú chủ yếu ở các huyện biên giới giáp Lào của tỉnh Sơn La là Yên Châu và Sông Mã. Rất khó phân biệt người Xinh Mun với người Thái và người Lào ở Tây Bắc, bởi lẽ những dân tộc này cư trú xen kẽ với nhau nên người Xinh Mun có thể xem là hiện tượng dân tộc thiểu số ít người bị đồng hóa và dần mai một bản sắc.

Dàn chiêng và điệu múa xòe không thể thiếu trong văn hóa của đồng bào Xinh Mun. Ảnh: Thúy Hằng
Dàn chiêng và điệu múa xòe không thể thiếu trong văn hóa của đồng bào Xinh Mun. Ảnh: Thúy Hằng

Chúng tôi đến xã Phiêng Khoài của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vào những ngày mùa Xuân buốt giá. Đây là xã giáp biên giới nên bản làng heo hút càng lạnh giá, nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 2 độ C. Chỗ nào cũng thấy đồng bào đốt lửa sưởi ấm nếu phải ở ngoài trời. Phụ nữ Xinh Mun mặc váy và chít khăn piêu. Nhìn họ, ai cũng tưởng là người dân tộc Thái, vì họ mặc bộ trang phục truyền thống của người Thái. Một cô giáo mầm non nói với tôi, người Xinh Mun ở đây nói tiếng dân tộc Thái, mặc trang phục Thái, ăn cơm nếp. Bản thân cô là người Kinh đến đây cắm bản dạy trẻ, cô không thể phân biệt được phụ nữ các dân tộc Lào, Thái, Xinh Mun vì họ quá giống nhau.

Điều đáng quý là ở vùng biên cương này, bản nào cũng có riêng một nhà văn hóa và có bộ chiêng đồng riêng. Những bộ chiêng này được sử dụng thường xuyên mỗi khi có lễ hội, sự kiện chung của bản. Nhất là vào mùa Xuân, thời điểm ra Tết, đồng bào thường xuyên mở hội. Việc học đánh chiêng cũng không khó nên hầu như lớp thanh niên đều biết đánh chiêng và mở vòng xòe. Điệu múa xòe có sức kết nối cộng đồng rất lớn, xóa bỏ sự cô đơn, lạnh giá của con người giữa núi rừng. Không chỉ người Thái, người Xinh Mun mà rất nhiều dân tộc khác cũng thông thạo điệu múa xòe và thích xòe trong mỗi dịp lễ hội.

Vậy bản sắc văn hóa của dân tộc Xinh Mun còn lại gì để phát huy, gìn giữ, trong khi vùng biên cương này vẫn còn nghèo và độ che phủ cây trồng, vật nuôi để làm giàu của họ chưa phong phú và có động lực bằng những vùng khác?

Bà Lò Khiêu, một phụ nữ Xinh Mun lớn tuổi trò chuyện với chúng tôi bên đống lửa ấm. Bà nói, người Xinh Mun bây giờ rất ít người biết thêu và làm quần áo truyền thống của dân tộc mình. Người nào muốn có quần áo, khăn piêu mới thì mua của người Thái cho tiện. Lớp trẻ bây giờ còn không mặc trang phục dân tộc nữa. Đặc biệt là đàn ông thì mặc như người Kinh. Dần dà, không ai còn biết trang phục truyền thống của người Xinh Mun như thế nào. Thói quen, tập quán và ẩm thực, văn hóa giờ đều giống người Thái.

Người Xinh Mun cũng nói tiếng Thái kiểu pha trộn và mượn từ phổ thông khá nhiều. Họ cư trú xen kẽ với người Thái, người Lào và coi văn hóa người Thái là văn hóa của mình. Các nghi lễ cúng bản, lễ cơm mới, tín ngưỡng thờ tự gia đình và dòng họ đều mượn của người Thái. Chỉ có lễ Mạng Ma - một nghi lễ cầu sức khỏe, giải hạn của người Xinh Mun là riêng và được dân tộc Xinh Mun vẫn gìn giữ, làm lễ. Nghi lễ này đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2020. Nghi lễ Mạng Ma khá tốn kém nên không phải gia đình nào và lúc nào cũng được tổ chức.

Lễ Mạng Ma là nghi lễ dành cho các thầy mo của bản Xinh Mun. Bà Lò Khiêu tiết lộ rằng, những gia đình khá giả và có người già đau ốm thì tổ chức nghi lễ này. Họ tổ chức ngày lễ 3 hôm liền để cầu sức khỏe, khấn thần linh phù hộ gia đình, dòng họ khỏe mạnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, gia súc không mắc bệnh dịch mà ngày càng sinh sôi. Những gia đình có bậc ông bà cha mẹ lớn tuổi thì vài năm lại tổ chức một lần để cầu tuổi thọ, bớt vận hạn về sức khỏe, bệnh tật. Đây cũng tương tự như một kiểu cúng bản mệnh, cầu bình an, thêm tuổi thọ, giải trừ bệnh tật của nhiều dân tộc khác.

Đặc biệt, vì cách thức để một người trở thành thầy mo và hành nghề thầy mo ở bản làng Xinh Mun rất phức tạp và nhiều công đoạn nên những nghi thức truyền thống do thầy mo của người Xinh Mun đảm nhiệm vẫn còn được giữ gìn. Thầy mo giỏi có thể còn biết cả bốc thuốc chữa bệnh, chẩn bệnh, bấm độn, trì chú và bói toán nên thầy mo là bậc uy tín, được kiêng nể trong cộng đồng. Khi cúng lễ, thầy mo mặc trang phục truyền thống của người Xinh Mun, đầu nhất thiết phải đội khăn được tạo bằng cách ghép 2 mảnh vải thổ cẩm đỏ, đính các gù vải ghép nối nhiều màu rực rỡ và dài đến thắt lưng để thêm phần trang nghiêm.

Em bé Xinh Mun theo mẹ đến lễ hội trong ngày biên cương giá lạnh 2 độ C ở Yên Châu, Sơn La. Ảnh: Thúy Hằng
Em bé Xinh Mun theo mẹ đến lễ hội trong ngày biên cương giá lạnh 2 độ C ở Yên Châu, Sơn La. Ảnh: Thúy Hằng

Trong lễ Mạng Ma, phải sắp đặt đồ cúng, lễ vật và bài cúng trong một không khí mang màu sắc tâm linh, nghiêm cẩn. Đặc biệt là thầy mo phải biết các bài cúng kèm với múa và sử dụng nhạc khí chiêng trống, thanh la, chũm chọe. Ngày cúng, gia chủ phải dựng cây nêu bằng tre và buộc các dải vải màu xung quanh. Lễ Mạng Ma có gia súc hiến tế và nhiều rượu, thịt, gạo nếp kèm theo. Toàn bộ nghi lễ nhằm kết nối và kêu cầu thần linh phù giúp vạn vật, con người có sức khỏe, có niềm vui.

Sau lễ cúng, các thầy mo đã hoàn thành xong nghi lễ mời thần linh và dâng lễ vật thì tất cả những người tham gia trong lễ cúng cùng theo thầy mo múa xòe trong tiếng chiêng, trống. Thầy mo đi xung quanh cây nêu để vòng xòe ngược chiều kim đồng hồ rộng dần ra, mọi người chân bước theo nhịp xòe. Các vòng xòe mỗi lúc một sôi động, người tham gia múa làm các động tác cấy lúa, trồng cây, chăm nuôi gia súc, cầu mong lợn gà không bị dịch bệnh, mau lớn, sinh sôi đầy đàn. Đàn ông thì mong sức khỏe để cầm cày, bừa, dao, xẻng, phát nương, cuộc sống ngày một sung túc, no ấm.

Dù là một nghi lễ đặc sắc, nhưng không phải lúc nào người Xinh Mun cũng có thể tổ chức được một nghi lễ Mạng Ma đầy đủ. Họ giữ gìn văn hóa để làm động lực, khích lệ tinh thần phát triển kinh tế nhưng cũng phải có kinh tế vững mới có thể tổ chức được các nghi lễ quy mô, rườm rà và đủ hạng mục. Và như vậy, vốn văn hóa gốc của người Xinh Mun còn lại rất ít, rất cần được nghiên cứu, điền dã để tìm ra, giữ gìn, định hình lại những nghi lễ, phong tục, tập quán riêng của họ.

Người Xinh Mun là chủ nhân của dải biên cương này, chính văn hóa của họ sẽ góp phần làm đẹp cho biên cương Tây Bắc, làm động lực phát triển cho dải biên thùy hoang vắng này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Tin nổi bật trang chủ
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 36 phút trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 3 giờ trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 11 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.