Nhằm đẩy mạnh phát triển liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 20/02/2025 về triển khai các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2025.
Sáng ngày 22/2 (tức ngày 25 tháng Giêng), tại Di tích Quốc gia đền Cửa Đông, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan Diễn xướng Chầu văn tỉnh Lạng Sơn mở rộng năm 2025. Sự kiện này thuộc khuôn khổ Lễ hội hoa đào và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ, thu hút sự tham gia của đông đảo đại diện các sở, ban ngành, nghệ nhân, thanh đồng, cùng người dân và du khách.
Tục “zà mì gù lá” nghĩa là “cưới lại vợ mình” của đồng bào Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai là một tập tục đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Hà Nhì, như thế mới trọn nghĩa vẹn tình.
Giữa không gian yên bình của những ngôi nhà dài trong các buôn làng Tây Nguyên, bếp củi luôn giữ một vị trí đặc biệt. Khi thì nằm giữa gian chính, nơi những câu chuyện đời nối tiếp nhau theo ngọn lửa reo vui, khi lại nép vào một góc nhỏ nơi gian cuối, lặng lẽ tỏa hơi ấm từ bếp than hồng.
Lễ hội Đình Lục Nà là một trong bốn lễ hội lớn ở huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh). Lễ hội đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu Xuân với nhiều hoạt động dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Đây là một nét đẹp văn hoá được người dân gìn giữ, lưu truyền và là sợi dây kết nối cộng đồng, cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.
Về các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận vào những ngày trung tuần tháng 2, chúng tôi gặp bà con theo đạo Hồi trong tỉnh phấn khởi vui đón Tết Ramưwan năm 2025. Các địa phương tổ chức nhiều hoạt động xây dựng khu dân cư sạch, đẹp; tổ chức văn nghệ - thể thao chào mừng Ramưwan. Không khí chuẩn bị đón Ramưwan diễn ra nhộn nhịp ở các gia đình, thôn xóm vùng đồng bào Chăm với tinh thần đầm ấm, vui tươi, tiết kiệm, an toàn.
Ngày 19/2, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Họp báo thông tin về việc tổ chức Lễ hội Hoa Ban 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Tuyên Quang, ngày 19/2, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Gặp gỡ báo chí, giới thiệu Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La năm 2025.
Sáng 19/2, tức 22 tháng Giêng năm Ất Tỵ, Ban Tổ chức Lễ hội phường Vĩnh Trại và phường Hoàng Văn Thụ (thành phố Lạng Sơn) tổ chức khai mạc Lễ hội đền Kỳ Cùng và Lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Lừa. Đây là hai lễ hội có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nằm trong chuỗi các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Chiều 19/2 (tức ngày 22 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại khuôn viên Tượng đài Hoàng Văn Thụ, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Lễ hội Hoa đào và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 tỉnh Lạng Sơn tổ chức Chương trình giao lưu hát then, Sli, lượn và lảy cỏ. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Tháng Giêng, tháng khởi đầu của mùa Xuân. Tháng Giêng đẹp như nàng công chúa. Một chút dịu dàng, e ấp nắng Xuân. Một chút ve vuốt, mơn man của những làn gió thoảng hay một chút lả lơi, ướt át của mưa bụi phất phơ… Tất cả như hòa quyện vào nhau, ướp đượm hương tình, căng tràn nhịp đập yêu thương. Tháng Giêng - mùa lễ hội. Lễ hội là sự thăng hoa của cộng đồng, là thành tố cấu thành bản sắc văn hóa vùng miền, dân tộc.
Tết Ramưwan là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm theo đạo Hồi (Bàni) ở Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để cộng đồng người Chăm thực hành các nghi lễ tôn giáo, tưởng nhớ tổ tiên mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm và những giá trị văn hóa đặc trưng. Với bề dày lịch sử và bản sắc độc đáo, Tết Ramưwan trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người Chăm.
Lễ hội “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025 vừa được UBND huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên tổ chức vào hôm nay (ngày 17/2) tại thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh. Lễ hội là cụ thể hóa Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Lịch Tre hay còn được gọi là lịch Đoi/Roi của người Mường Hòa Bình. Lịch Tre có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường, là khối tài sản về tri thức dân gian vô giá. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình người Mường ở Hòa Bình đều dựa vào cách tính cát, hung của bộ Lịch Tre.
Những ngày đầu năm mới, chúng tôi có dịp được về bản Huổi Thanh 1, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để cảm nhận cuộc sống của người Sán Chay đang thay da đổi thịt. Những thửa ruộng màu mỡ, những nương sắn xanh rì cùng những ngôi nhà sàn khang trang mùa Xuân mới đầy ấm áp và niềm vui.
Tháng Giêng về, Lễ hội mở cửa rừng lại diễn ra tại đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then thuộc thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, gắn với tục thờ vị Nữ Thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025, đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức Lễ Hát múa ăn mừng dưới cây Bông (Kin chiêng Boọc Mạy).
Diễn ra từ ngày 2 - 9/3, Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh lần thứ 11, năm 2025 được tổ chức đồng loạt tại nhiều địa điểm, như: Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Bờ sông Sài Gòn - Tp. Thủ Đức và một số di tích lịch sử, di tích văn hóa, điểm đến du lịch của thành phố.
Thông tin từ Vườn quốc gia Xuân Liên cho biết, với mục tiêu bảo tồn và phát triển các loài trong họ cầy (Viverridae), trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã tiến hành 8 đợt điều tra thực địa với 8 đợt đặt bẫy ảnh được thiết lập trong khu vực nghiên cứu, phát hiện nhiều loài cầy, động vật quý hiếm.
Mặt hồ Lắk, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk sớm mai yên ả như một tấm gương khổng lồ soi bóng trời xanh, phản chiếu những vệt nắng sớm tinh khôi. Giữa không gian bao la ấy, một chiếc plung (thuyền độc mộc) nhẹ lướt qua làn nước trong veo, để lại sau lưng những vòng sóng loang rộng dần, như lời thì thầm của quá khứ vọng về.