Triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong 3 năm (2022, 2023, 2024), tỉnh Phú Thọ đã giải ngân 23.268 triệu đồng. Trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 20.015 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 3.253 triệu đồng.
Theo Thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 30/11/2024, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số đã nhận được 315 tác phẩm dự thi, của gần 300 tác giả đến từ các tỉnh/thành phố trên cả nước.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
Hằng năm, vào ngày 1/10 Âm lịch, người Xạ Phang (nhóm địa phương của dân tộc Hoa) lại tổ chức Tết trâu, bò. Theo quan niệm của người Xạ Phang, trâu, bò không chỉ là tài sản lớn nhất mà còn là người bạn đồng hành của đồng bào trong cuộc sống hằng ngày.
Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận có 2 giáo phái chính là người Chăm theo đạo Bàlamôn và người Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni. Ngoài ra có một bộ phận nhỏ theo đạo Hồi giáo Islam, bộ phận này được tách ra từ đạo Hồi Bàni, du nhập vào tỉnh Ninh Thuận từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trong đời sống văn hóa nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng, đồng bào Chăm của 2 giáo phái trên có những đặc tính ẩm thực và phép tắc ứng xử mang đặc trưng riêng.
Trang phục thổ cẩm được coi là tinh hoa trong kho tàng văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao ở Lào Cai. Thời gian qua, để bảo tồn, phát triển, quảng bá nét đẹp trang phục truyền thống, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả.
Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sau gần 40 năm đổi mới (1986 - 2024), các DTTS đã nêu cao truyền thống đoàn kết, quyết tâm xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển và phồn vinh. Bên cạnh những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội thì văn hóa nói chung, “văn hóa mặc” của các DTTS nói riêng là một trong những hoạt động được quan tâm nhất...
Tháng 12, nhiều hoạt động chào mừng năm mới 2025 với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”.
Sắc màu 54 -
Giang Lam- Bàn Thanh -
09:58, 01/12/2024 Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai một. Nghỉ hưu trở về quê hương, ông dành thời gian, tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc dân tộc mình đến nhiều người và nhiều vùng miền khác nhau. Ông là Bàn Công Hiến ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Trong tháng 3/2024, có một người con gái dân tộc Thái duy nhất của tỉnh Sơn La được vinh danh trong đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) lần thứ X, năm 2023, đó là NSƯT Hà Thị Lĩnh (Hồng Lĩnh), Đội phó Đội múa của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La.
Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch cộng đồng.
Với chủ đề "Nghiêng say mùa Đông", Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024 đã chính thức diễn ra tối 30/11, tại Sân khấu chợ đêm Bắc Hà (Lào Cai). Đây là một trong 4 sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà được Ủy ban nhân dân huyện Bắc Hà tổ chức, nhằm góp phần kích cầu du lịch, hướng tới phát triển Bắc Hà trở thành Khu du lịch cấp tỉnh đặc sắc...
Chiều 29/11, tại thị trấn Phước Dân, UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024. Tham gia Hội thi có 30 thí sinh là những nghệ nhân dân tộc Chăm ở làng gốm Bàu Trúc.
Tối 29/11, tại công viên Sông Hậu (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ du lịch - thương mại TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024, với chủ đề "Tinh hoa miền sông nước". Chương trình do UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBND TP. Cần Thơ tổ chức nhằm quảng bá sản phẩm du lịch, kích cầu du lịch của hai thành phố và các tỉnh, thành Ðồng bằng sông Cửu Long.
Từ ngày 26/11 đến 22/12, UBND xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức lớp truyền dạy hát Then, đàn Tính dân tộc Tày năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị Làng Văn hóa dân tộc Tày, thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ năm 2024”.
Với sự nhanh nhẹn, thông minh của mình, anh Triệu Văn Phú, sinh năm 1985, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lũng Slàng, xã Tri Phương, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã tiên phong phát triển du lịch cộng đồng ở bản làng làm gương để đồng bào Dao đỏ nơi đây học hỏi để phát triển kinh tế.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS được tỉnh Bình Phước quan tâm, phát huy. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng vào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo điều kiện để Bình Phước cụ thể hóa điều này.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích.