Miền Tây xứ Nghệ là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS Thái, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu, Thổ...; Lên với miền biên viễn xứ Nghệ trong dịp lễ hội mùa Xuân, sẽ được đắm mình trong những lễ hội cổ truyền, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS.
Với chủ đề “Hoa Đào Xứ Lạng - Tỏa sắc muôn phương”, đêm khai mạc Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng sẽ diễn ra vào tối 07/02/2025 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Ngày 05/02/2025 (mùng 8 tháng Giêng Ất Tỵ), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.
Sắc màu 54 -
Phạm Thúy - A Pìn -
06:42, 06/02/2025 Đầu Xuân năm mới, chúng tôi tìm đến nhà của bà Tẩn Tả Mẩy, một người phụ nữ đã bước sang tuổi 67 ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, Lào Cai để tìm hiểu về những đường nét thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao.
Người Tà Riềng là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng, đồng bào cư trú lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ thuộc huyện biên giới Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Người Tà Riềng có những phong tục, tập quán, lễ hội riêng mang đậm dấu ấn của nền văn hóa nương rẫy. Tại mỗi làng của người Tà Riềng đều có một ngôi nhà làng truyền thống làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, gọi là su moong.
Ngày 5/2, tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đông đảo người dân và du khách đã nô nức tham gia Lễ hội Lồng tồng - Lễ hội Cầu mùa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, kết hợp với Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ IV. Sự kiện diễn ra trong không khí rộn ràng, đầy sắc màu văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống của địa phương.
Nhằm góp phần giới thiệu, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống đặc sắc trên mọi miền đất nước, di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum, từ ngày 4-7/2, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã tổ chức hoạt động trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa truyền thống Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường năm 2025.
Mỗi dịp đầu Xuân, chợ Viềng lại trở thành điểm đến không thể bỏ qua của người dân Nam Định và du khách từ khắp nơi. Phiên chợ đặc biệt này chỉ họp một lần duy nhất vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng âm lịch mang ý nghĩa “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành.
Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) năm 2025 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 07 - 09/02/2025, tức ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Ngày 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025) lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ theo nghi thức truyền thống chính thức diễn ra tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham dự.
Ngày 3/2 (ngày 6 Tết Ất Tỵ năm 2025), xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các ngành và người dân tổ chức Lễ hội Lồng tồng (hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng). Đây là lễ hội dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc vào những ngày đầu Xuân năm mới.
Sắc màu 54 -
Nguyễn Thị Phương Lan -
10:22, 03/02/2025 Trong không khí tưng bừng của mùa Xuân, những điệu múa dân gian, dân vũ mang đậm bản sắc văn hóa của từng vùng, miền lại càng thêm phần rực rỡ, sống động. Những điệu múa dân gian là linh hồn, bản sắc văn hóa của các DTTS ở Việt Nam. Dưới đây là một số loại hình múa dân gian đặc trưng ở vùng đồng bào DTTS.
Sắc màu 54 -
Thái Tuyên - Ngọc Ánh -
18:15, 02/02/2025 Công tác bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của đồng bào DTTS được tỉnh Bình Thuận và các cấp, ngành chức năng quan tâm, cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động thiết thực. Tuy nhiên, để di sản văn hóa dân tộc được phát huy hiệu quả trong cộng đồng thì vẫn còn nhiều việc cần làm.
Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có giá trị lớn về khảo cổ, âm nhạc và văn hóa của người Mnông ở Đắk Nông. Người Mnông xưa quan niệm rằng, thanh âm đàn đá là phương tiện kết nối giữa con người với thần linh. Trải qua bao thế kỷ, đàn đá không đơn thuần chỉ là nhạc cụ giải trí, mà còn mang giá trị văn hóa gắn với đời sống tâm linh, phong tục và nghi lễ của người Mnông.
Đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận có nhiều nghi lễ tôn giáo truyền thống hiện vẫn được duy trì, phát huy trong đời sống văn hóa tâm linh. Trong các nghi lễ đó có thực hành múa Rija dâng lễ cho thần linh và tổ tiên. Tại Ninh Thuận, từ nhiều năm qua, nghệ nhân, Người có uy tín Maduen Chiêu là người thực hành, truyền dạy nghệ thuật múa Rija, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Chăm.
Trong tinh hoa võ học Việt Nam có 8 bài quyền nổi tiếng là Long quyền, Hổ quyền, Phụng quyền, Kê quyền, Xà quyền, Hạc quyền, Hầu quyền và Nhạn quyền. Xà quyền không chỉ là một trong 8 bài quyền nổi tiếng mà còn là một trong Tứ hình quyền của võ cổ truyền Bình Định. Trong đó, các tính năng đặc dị của bài Xà quyền được đánh giá là bài võ độc đáo với những chiêu thức tuyệt diệu, có sức chiến đấu cao.
Then nghi lễ có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày ở huyện vùng cao Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Vào mỗi dịp cuối năm hay đầu năm mới, nghi lễ Then (“lẩu Then”) giải hạn và cầu phúc lại được tổ chức nhiều và ngày càng chu đáo hơn.
Lễ cúng tổ tiên trong những ngày Tết Nguyên đán của dân tộc Mường ở Hòa Bình là một trong những nét văn hóa tâm linh đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tín ngưỡng, đồng thời phản ánh một phần bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường nơi đây.