Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây bông trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Mường

Ngọc Lê - 15:38, 20/03/2025

Trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Mường, cây bông có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó không chỉ là sản phẩm được làm nên từ những đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú của các thế hệ người dân bản mường. Hơn hết, cây bông được xem là biểu tượng, linh hồn của lễ hội truyền thống, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào dân tộc Mường.

Cây Bông là biểu tượng trong lễ hội truyền thống, tín ngưỡng của đồng bào Mường. (Ảnh: Thảo Quyên)
Cây bông là biểu tượng trong lễ hội truyền thống, tín ngưỡng của đồng bào Mường. (Ảnh: Thảo Quyên)

Cây bông từ lâu đã trở thành linh hồn, biểu tượng trong lễ hội truyền thống, tín ngưỡng của đồng bào Mường. Vào ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy hay lễ mừng cơm mới, đồng bào Mường vui hội Pồn pôông để cầu chúc cho mối tình thủy chung, son sắt, cảm động lòng người của nàng Ờm - Bồng Hương, cầu chúc cho bản Mường được no ấm, thóc đầy bồ, ngô đầy sàn, vạn vật sinh sôi, nảy nở, con người mạnh khỏe, bình an. Lễ hội Pồn pôông cũng là dịp để các nam thanh, nữ tú trong vùng gặp gỡ, giao lưu, từ đó mà nhiều người nên duyên chồng vợ, sống đời đời bên nhau.

Pồn Pôông là lễ hội có từ rất xa xưa, có người cho rằng bắt nguồn từ sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”. Trong tiếng Mường, “Pồn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, bông hoa; “Pồn Pôông” có nghĩa là nhảy múa bên hoa, tức là lễ thưởng hoa, chơi hoa xung quanh cây bông để cầu cho bản Mường no ấm, thóc đầy bồ, lúa đầy sân, con người hạnh phúc.

Ngoài Ậu Máy, lễ hội luôn cần ít nhất 6 người nữa cùng diễn trò múa hát xung quanh cây bông. Chủ của lễ hội là Ậu Máy (còn gọi là bà máy). Ậu Máy là người có uy tín trong làng, được truyền nghề từ một Ậu Máy đi trước, biết cúng bái, bốc thuốc chữa bệnh, và múa đẹp, hát hay. Ngoài Ậu Máy, lễ hội luôn cần ít nhất 6 người nữa cùng diễn trò múa hát xung quanh cây bông, với các nhân vật: Enh chàng – Bông danh, nàng Choóng long - Đồng thiếp, Nàng Quắc - cô nàng lắm lý lẽ hay vẽ công, vẽ việc.

Nghệ nhân Phạm Thị Tắng (áo đỏ), xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá là người dành nhiều tâm huyết, nỗ lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Mường. (Trong ảnh: Nghệ nhân Phạm Thị Tắng hướng dẫn các điệu múa Pồn Pôông cho thanh niên trong làng. Ảnh: Lê Hợi)
Nghệ nhân Phạm Thị Tắng (áo đỏ), xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá là người dành nhiều tâm huyết, nỗ lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Mường. (Trong ảnh: Nghệ nhân Phạm Thị Tắng hướng dẫn các điệu múa Pồn Pôông cho thanh niên trong làng. Ảnh: Lê Hợi)

Vật trung tâm trong lễ hội là cây bông. Cây bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây bông đồng nghĩa với việc trả ơn cho thần linh và mời thần linh về chung vui cùng người trần gian. Cây bông được đẽo bằng thân tre, trên cây được treo 5 hoặc 7 tầng những chùm hoa được làm từ gỗ của cây Chạng bạng nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng cùng các mô hình muông thú, nông cụ sản xuất... (tùy theo tài năng, thâm niên của Ậu Máy mà cây bông có thể có 5;7;9 hoặc cao nhất là 12 tầng cũng vì thế mà chiều cao của cây bông cũng khác nhau). Để làm được cây bông cần có những người thật sự khéo tay của bản Mường, làm mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải công phu.

Cây bông của đồng bào Mường là một công trình nghệ thuật rất kỳ công. Để làm được cây bông có 5 tầng với hàng nghìn bông hoa, bà con phải mất gần một tháng trời đi vào rừng tìm các loại cây về chế tác. Họ vào rừng, lên rẫy tìm cành cây dâu, cây sắn, cây chục bục để làm cành cây bông và gọt tỉa thành những bông hoa. Hoa cây bông được làm bằng gỗ cây chạng vạng, ruột cây và thân cây bông làm bằng luồng già. Trong một cành có nhân bông, nhiều đốt, nhiều màu sắc. Ở mỗi đầu cành đều được trang trí hình chim cò, ngoài ra còn có những vật dụng lao động sản xuất như: Cày, bừa và các con vật linh thiêng trong lao động như trâu, bò...

Tất cả các trò diễn đều xoay quanh cây Bông, mô phỏng lại các phong tục, tập quán của người Mường, phản ánh đời sống tâm linh văn hóa của người Mường
Tất cả các trò diễn đều xoay quanh cây bông, mô phỏng lại các phong tục, tập quán của người Mường, phản ánh đời sống tâm linh văn hóa của người Mường

Cây bông đẹp nhờ sự khéo tay của bà con dân làng. Bông có hình dạng giống như bông đồng tiền. Sau khi gọt tỉa thành bông, bà con mang đi nhuộm màu bằng nhựa cây, đồ chín, phơi khô rồi xâu thành sợi. Trên mỗi bông hoa còn gắn các hình chim, thú, dụng cụ lao động được đan bằng nứa. Một số nơi vì thiếu nguyên liệu truyền thống khai thác trong thiên nhiên nên đồng bào chỉ làm cây bông đơn sơ, hoa được kết bằng vải màu, giấy màu hoặc những bông hoa bằng nhựa.

Là một di sản gắn với nghệ thuật diễn xướng, sinh hoạt lễ hội, đời sống tâm linh của dân tộc Mường, nên cây bông luôn được trân trọng. Cây bông có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc sống sinh sôi, trù phú của bản làng, sự bảo tồn muôn loài của tự nhiên. Nó là hoa của đất, nở ra từ đôi tay của tập thể nghệ nhân trong các dịp lễ hội của đồng bào Mường...

Với giá trị nghệ thuật tạo hình và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cây bông là linh hồn, biểu tượng của tộc người. Trong những năm gần đây, lễ hội phục dựng cây nêu, lễ rước cây nêu, cây bông - linh vật của các tộc người - được tổ chức ở nhiều nơi tôn vinh giá trị di sản quý báu này. Ở các bảo tàng tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Nội... cây bông là hiện vật dân tộc học, được trưng bày nơi trang trọng nhất để giới thiệu cho khách tham quan.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Là vùng đất giàu bản sắc với cộng đồng các DTTS cùng sinh sống, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đang đẩy mạnh bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, mô hình xây dựng bản văn hóa dân tộc Tày tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) và bản văn hóa dân tộc Sán Chỉ tại thôn Lục Ngù (xã Húc Động) đang được đẩy mạnh triển khai khẩn trương, hướng tới gìn giữ di sản và nâng cao đời sống người dân vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều 8/5 (giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), tại Thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Nhận diện và hóa giải âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Nhận diện và hóa giải âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Công tác Dân tộc - Hà Anh - 9 phút trước
Trong thời gian qua, các thế lực thù địch liên tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá với mục tiêu làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Việc nhận diện rõ và chủ động ứng phó với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là yêu cầu cấp thiết, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Vị sư cả của đồng bào Khmer

Vị sư cả của đồng bào Khmer

Gương sáng - Như Tâm - 11 phút trước
Sinh ra tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, nhưng gần cả cuộc đời ông gắn bó với Cà Mau. Là vị sư sãi tiêu biểu trong cộng đồng Phật giáo Nam tông, cuộc đời của ông là một minh chứng sống động cho phương châm "Tốt đời, đẹp đạo", không chỉ là một vị sư tu hành với tấm lòng từ bi mà còn là người con hiếu thảo và là một chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Tranh thêu trên lá bồ đề - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Tranh thêu trên lá bồ đề - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 12 phút trước
Tranh thêu trên lá bồ đề ở vùng đất truyền thống Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình là sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, kết tinh sự tỷ mỉ, tài hoa, đặc trưng văn hóa Việt và cả khát vọng bảo tồn nghề truyền thống trong nhịp sống hiện đại.
Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Media - BDT - 26 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn. Vịnh Ngòi Hoa, hồ Mắt Ngọc Hòa Bình. Mường Nhé bảo vệ rừng phòng hộ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Xã hội - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thảo, tại Hoằng Giang, huyện Nông Cống, về hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Danh lam cổ tự Chùa Hà Tiên. Nghệ nhân hơn 50 năm “giữ lửa” nghề dệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật lên tôn trí trên núi Bà Đen

Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật lên tôn trí trên núi Bà Đen

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 1 giờ trước
Kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Quốc bảo của Ấn Độ, đã được cung thỉnh về tôn trí tại núi Bà Đen (Tây Ninh) từ ngày 8 - 13/5.
Bắc Giang: Một cơ sở sản xuất, bán hơn 100.000 đơn hàng giả

Bắc Giang: Một cơ sở sản xuất, bán hơn 100.000 đơn hàng giả

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Một cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả số lượng lớn ở Bắc Giang đã rao bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng, thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Danh lam cổ tự Chùa Hà Tiên. Nghệ nhân hơn 50 năm “giữ lửa” nghề dệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân "không có giới hạn"

Thời sự - PV - 20:25, 08/05/2025
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.