Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Mường Hòa Bình: Nét đặc sắc trong lễ cúng tổ tiên ngày Tết

Minh Nhật - 18:30, 29/01/2025

Lễ cúng tổ tiên trong những ngày Tết Nguyên đán của dân tộc Mường ở Hòa Bình là một trong những nét văn hóa tâm linh đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tín ngưỡng, đồng thời phản ánh một phần bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường nơi đây.

Người Mường chuẩn bị bàn thờ tổ tiên trước khi làm lễ xin phép thần linh, thổ công thổ địa để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu
Người Mường chuẩn bị bàn thờ tổ tiên trước khi làm lễ xin phép thần linh, thổ công thổ địa để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu

Ý nghĩa tâm linh và văn hóa

Theo quan niệm của người Mường ở Hòa Bình, Tết Nguyên đán bắt đầu từ khi người nông dân cất cái bừa, kết thúc việc cầy ải, vỡ đất đưa nước vào ruộng trong năm cũ cho đến lúc mùa Xuân nắng ấm xuống đồng bắt đầu mùa vụ mới. Tết Nguyên đán (cách gọi của người Mường là Tết năm mới) bắt đầu từ ngày 27 tháng Chạp của năm cũ đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng của năm mới.

Người Mường ở Hòa Bình thường tổ chức lễ cúng gia tiên trang trọng trong những ngày Tết Nguyên đán. Lễ cúng kéo dài từ 30 tháng Chạp đến hết mùng 3 tháng Giêng và được thắp hương trong suốt những ngày diễn ra. Đây là hoạt động được các gia đình người Mường ở Hòa Bình chuẩn bị chu đáo nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với đấng sinh thành.

Mâm cỗ cúng tổ tiên của người Mường trong ngày Tết Nguyên đán là các món ăn dân tộc thường được chuẩn bị tỉ mỉ như: Xôi ngũ sắc, thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, bánh giày, rượu cần, hoa quả... Tất cả đều mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự trân trọng đối với tổ tiên. Mỗi món ăn không chỉ là vật phẩm cúng dâng mà còn là biểu tượng của những giá trị truyền thống mà người Mường luôn gìn giữ.

Trong đêm giao thừa của người Mường là lễ cúng ngoài trời. Mâm lễ cúng gồm một con cá diếc và một cái bánh chay.

Trên bàn thờ trong những ngày Tết năm mới, người Mường Hòa Bình bày mâm ngũ quả, hai cây mía được dựng hai bên mang ý nghĩa để ông bà tổ tiên chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới. Mâm lễ cúng gồm gà luộc, bánh chưng, bánh ống, rượu, cơm nếp, thịt luộc, một bát nước lã, trầu cau, mắm muối… bày biện trên mảnh lá chuối được cắt theo hình tròn như mâm cỗ lá người Mường hay làm trong các ngày hội, lễ của gia đình.

Đối với người Mường, việc cúng tổ tiên vào dịp Tết Nguyên đán phải do thầy cúng (thầy mo) là người trong dòng họ hoặc là người ngoài, các nghi thức cúng thường có sự tham gia của người lớn trong gia đình, với những lời khấn vái, cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình sức khỏe, bình an và may mắn trong năm mới.

Các thầy mo thực hiện lễ cúng phải thuộc lời cúng và cung cách diễn xướng. Người Mường không chấp nhận hình ảnh một thầy cúng vừa cầm sách đọc vừa thực hành nghi thức diễn xướng (trừ phần đọc địa chỉ mộ phần của gia tiên gia chủ).

Thầy mo Bùi Văn Minh ở xóm Mận Bùi, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) cho biết, bàn thờ của người Mường được lập ở gian chính của nhà sàn truyền thống hoặc gian khách ở những ngôi nhà hiện đại. Trong nghi lễ cúng gia tiên, thầy cúng dùng tràng hương thực hiện nghi thức mời gia tiên của gia chủ ở những nơi được chôn cất. Tục lệ này của người Mường là mời đích danh tổ tiên chứ không mời chung chung như các dân tộc khác. Đồng thời, mỗi đời tổ tiên được sắp xếp một mâm thờ riêng khiến cho người Mường phải sắp xếp nhiều mâm cúng. Ví như mâm thờ ông, bà nội đã khuất, người Mường sắp mâm riêng, đặt lên đó 2 bát cơm, 2 bánh chưng, bánh ống, 2 đôi đũa cùng thực phẩm. Trong quá trình hành lễ, thầy cúng mời thổ công, thành hoàng làng rồi lần lượt đến các vị tổ tiên từ đời cao nhất đến đời gần nhất (ít nhất là 3 đời gồm cả chồng và vợ) về nhà ăn Tết. Sau khi mời tổ tiên về và khấn lễ xong, thầy cúng lại mời tổ tiên về đúng nơi an nghỉ. Sau 10 tuần hương, con cháu mới được xin hạ lễ. Điều này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho các con cháu trong nhà, dòng họ, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, về nơi chôn cất của tổ tiên.

Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai

Lễ cúng tổ tiên của người Mường ở Hòa Bình trong ngày Tết Nguyên đán có ý nghĩa trang trọng, thể hiện sự tri ân, cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình sức khỏe, bình an, thịnh vượng. Đồng thời, góp phần duy trì sự gắn kết cộng đồng, là dịp để con, cháu trở về sum vầy bên nhau.

Các nghi thức cúng tổ tiên cũng là cách để người Mường duy trì và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước bối cảnh phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại. Đồng thời thể hiện lòng kính trọng đối với các thế hệ đi trước, những người đã góp phần xây dựng và duy trì nền tảng văn hóa, xã hội của cộng đồng Mường.

Vai trò của người chủ lễ cùng lời cúng và cung cách diễn xướng cũng như quan niệm về việc ứng xử với tổ tiên đều phản ánh tinh thần hiếu nghĩa của người Mường đối với đấng sinh thành. Việc duy trì các nghi thức này không chỉ giúp bảo tồn bản sắc văn hóa mà còn tạo ra một không gian sống động để các thế hệ trong cộng đồng người Mường hiểu rõ hơn về lịch sử, về cội nguồn văn hóa của dân tộc.

Ngoài lễ cúng tổ tiên trong những ngày Tết Nguyên đán, người Mường cũng tổ chức nhiều nghi lễ khác như lễ hội mừng cơm mới, các lễ hội mùa xuân, hay lễ cúng thần linh, lễ hội xuống đồng (lễ hội khai hạ) thể hiện sự kết nối giữa con người và các thế lực tâm linh trong cuộc sống hằng ngày.

Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Mường ở Hòa Bình là một trong những giá trị văn hóa độc đáo, mang đậm tính tâm linh và truyền thống. Thông qua lễ cúng, người Mường không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên mà còn góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, tinh thần đoàn kết gia đình và cộng đồng. Đây là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường ở Hòa Bình, giúp kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, để mỗi thế hệ luôn nhớ về cội nguồn, bảo vệ và gìn giữ bản sắc riêng có của dân tộc mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Đền thờ Po Nit, Di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 2000, nằm tại thôn Bình Hiếu, xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi người Chăm địa phương hương khói phụng thờ, hiện do Chủ tịch UBND xã Phan Hiệp (cũ) Hắc Văn Quang Huy làm Trưởng Ban quản lý.
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An phát Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An phát Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào

Tin tức - Phạm Tiến - 22:59, 23/07/2025
Trước sự mất mát, đau thương của đồng bào vùng lũ đang phải gánh chịu, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phát đi lời kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Thảm họa Mỹ Lý

Thảm họa Mỹ Lý

Xã hội - Thanh Hải - 22:32, 23/07/2025
Dường như tất cả những cuồng nộ của thiên nhiên đã trút xuống mảnh đất giáp biên Mỹ Lý (Nghệ An). Để rồi khi dòng nước giận dữ kia rút đi, bản làng như vừa trải qua thảm họa khó nói hết bằng lời.
Bắt nghi phạm sát hại người đàn ông lái xe ôm để cướp xe và điện thoại

Bắt nghi phạm sát hại người đàn ông lái xe ôm để cướp xe và điện thoại

Pháp luật - Thúy Hồng - 22:19, 23/07/2025
Chiều 23/7, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp bắt giữ được nghi phạm sát hại người đàn ông lái xe ôm, khi đối tượng đang lẩn trốn ở tỉnh Bắc Ninh.
Bảo đảm tính mạng của Nhân dân là mục tiêu cao nhất

Bảo đảm tính mạng của Nhân dân là mục tiêu cao nhất

Xã hội - Phạm Tiến - 21:43, 23/07/2025
Sau 3 ngày mưa lớn, hàng chục bản làng ở các xã Tương Dương, Lượng Minh, Mường Xén, Con Cuông... (Nghệ An) bị ngập chìm trong nước. Hiện chính quyền các địa phương đang đặt ra mục tiêu cao nhất, là “Bảo đảm tính mạng của người dân”.
Hội quán Tuệ Thành mong muốn có pháp nhân để thuận tiện hoạt động

Hội quán Tuệ Thành mong muốn có pháp nhân để thuận tiện hoạt động

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Duy Chí - 18:55, 23/07/2025
Là 1 trong 6 hội quán người Hoa có bề dày lịch sử gần 300 năm, đang hoạt động tại phường Chợ Lớn, TP. Hồ Chí Minh. Hội quán Tuệ Thành với công trình nghệ thuật kiến trúc được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993, mỗi ngày tiếp đón gần 1.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Thời sự - PV - 17:26, 23/07/2025
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy Trung ương, cùng Đoàn công tác của Trung ương đến thăm và làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quảng Ngãi: 22 căn nhà của đồng bào DTTS ở xã Măng Ri bị tốc mái

Quảng Ngãi: 22 căn nhà của đồng bào DTTS ở xã Măng Ri bị tốc mái

Trang địa phương - Ngọc Chí - 17:20, 23/07/2025
Ngày 23/7, UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, cơn bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa, hạ tầng giao thông. Chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống.

"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta"

Xã hội - Như Tâm - 16:19, 23/07/2025
"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta", là chủ đề tỉnh Cà Mau dự kiến tham gia Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), diễn ra từ ngày 28/8 đến 05/9/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia (Cổ Loa, Hà Nội).
Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 16:06, 23/07/2025
Được sự đỡ đầu của cơ quan, đơn vị, các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, nhiều xã không chỉ thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn mà đã “về đích” nông thôn mới.
Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Tin tức - Minh Anh - 15:49, 23/07/2025
Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Lạng Sơn đã đạt nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi.