Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ dựng cây Nêu ngày Tết tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Minh Nhật - 14:25, 20/01/2025

Ngày 19/1, tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ dựng cây Nêu ngày Tết theo nghi lễ truyền thống. Đây là một phong tục đẹp, giàu ý nghĩa và có từ lâu đời trong truyền thống văn hoá Việt Nam.

Nghi lễ dựng cây Nêu ngày Tết là hoạt động thường niên tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ảnh: TL
Nghi lễ dựng cây Nêu ngày Tết là hoạt động thường niên tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ảnh: TL

Cây Nêu là một cây tre với nhiều thứ được treo ở ngọn cây như câu đối, vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng... với ý nghĩa nhằm để trừ tà đồng thời với mong muốn khi Thổ công, Thổ địa, Thổ Kỳ (ông Công, ông Táo) lên báo cáo Trời về những điều tốt nhân gian đã làm, phản ánh thói xấu của con người để Trời răn dạy và cũng là để đầu năm ngọn Nêu vươn lên đón ánh nắng xuân, sức sống xuân, gửi gắm ước nguyện của con người lên Trời và là cầu nối tâm linh giữa Trời, Đất, Âm dương mà con người là trung tâm.

Cây nêu được treo các vật dụng trang trí và có ý nghĩa khác nhau. Ảnh: TL
Cây Nêu được treo các vật dụng trang trí và có ý nghĩa khác nhau. Ảnh: TL

Dựng Nêu ăn Tết là phong tục cổ truyền của ngưởi Việt được bảo lưu và trao truyền qua nhiều thế hệ. Cây Nêu được dựng lên báo hiệu Xuân đang về con người gửi gắm bao ước vọng về sự ấm no, hạnh phúc, viên mãn. Cây Nêu được xem như tiêu điểm tập trung, cố kết tâm thức cộng đồng, tạo nên sự cân bằng. Con người an tâm vui chơi trong ngày Tết, cả cộng đồng sinh hoạt vui vẻ quên đi những ưu phiền của năm cũ.

Cây Nêu như chiếc cầu nối tâm linh, kết nối đất trời, thể hiện mong ước một cuộc sống thuận hoà, ấm no của bà con. Ảnh: TL
Cây Nêu như chiếc cầu nối tâm linh, kết nối đất trời, thể hiện mong ước một cuộc sống thuận hoà, ấm no của bà con. Ảnh: TL


Lễ dựng cây Nêu ngày Tết thể hiện một bức tranh văn hoá đa dạng, đa sắc màu, góp phần giới thiệu quảng bá về “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc với du khách trong nước và quốc tế. Ảnh: TL
Lễ dựng cây Nêu ngày Tết thể hiện một bức tranh văn hoá đa dạng, đa sắc màu, góp phần giới thiệu quảng bá về “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc với du khách trong nước và quốc tế. Ảnh: TL

Tục dựng Nêu ngày Tết ẩn chứa nhiều giá trị văn hoá, thể hiện chiều sâu triết lý nhân sinh. Cây Nêu được làm bằng cây tre, loại cây phổ biến ở vùng quê Việt Nam như biểu trưng cho nhiều tư tưởng đạo đức tốt đẹp như tính kế thừa, tre già măng mọc, có lóng, có mắt, đủ 54 đốt tượng trương cho sự mực thước, bản lĩnh, cho dân tộc Việt Nam. Mượn cây tre để làm cây Nêu kết nối đất trời, để thể hiện mong ước tốt đẹp, cầu cho phong điền vũ thuận, mùa màng tốt tươi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khám phá tục rửa mặt trong lễ cưới của người Tày ở Bình Liêu

Khám phá tục rửa mặt trong lễ cưới của người Tày ở Bình Liêu

Giữa núi rừng trùng điệp của vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh), người Tày vẫn giữ gìn nhiều phong tục cổ truyền đầy nhân văn. Trong đó, tục rửa mặt – một nghi lễ đặc biệt trong đám cưới không chỉ là nghi thức chào đón cô dâu về nhà chồng, mà còn là sợi dây vô hình gắn kết tình thân, lan tỏa sự ấm áp của cộng đồng. Giản dị mà đầy ý nghĩa, lễ rửa mặt là nét chấm phá độc đáo trong bức tranh văn hóa của người Tày nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14-17/4.
Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền bắc.
Hà Giang: Sắp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc

Hà Giang: Sắp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc

Du lịch - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trên địa bàn tỉnh Hà Giang sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước được phát động, hàng trăm nghìn ngôi nhà đã được khởi công, bàn giao cho hộ nghèo. Đây là thành quả từ sự quyết liệt trong chỉ đạo và thần tốc trong thực hiện, thể hiện trách nhiệm từ trái tim của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa: Nhân rộng mô hình tổ đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa: Nhân rộng mô hình tổ đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Thanh Hóa có trên 647 nghìn ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393 nghìn ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng Sở nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia các tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cổ Am tự - Nơi có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao hơn 5 mét

Cổ Am tự - Nơi có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao hơn 5 mét

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 3 giờ trước
Nét độc đáo ở Cổ Am tự không chỉ là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao hơn 5m, là tượng Quan Âm 3 mặt lớn bậc nhất ở Nghệ An mà còn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử …
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Bước tiến mạnh mẽ của vùng đất anh hùng

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Bước tiến mạnh mẽ của vùng đất anh hùng

Kinh tế - Nguyễn Văn Chiến - 3 giờ trước
Gần 50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2025), huyện vùng cao Trà Bồng – nơi có hơn 70% dân số là đồng bào Cor – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống cách mạng, khai mở tiềm năng, bền bỉ dựng xây quê hương.
Kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Lạng Sơn

Kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Lạng Sơn

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 15/4, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị cho Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại tỉnh Lạng Sơn.
Về Tuy Hòa thưởng thức món chả ram dông

Về Tuy Hòa thưởng thức món chả ram dông

Ẩm thực - Hoàng Hà Thế - 3 giờ trước
Dông cát là một loài bò sát sống chủ yếu trên những triền cát nóng dọc ven biển miền Trung, đặc biệt nhiều ở Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Loài vật này có thân hình nhỏ nhắn, da màu nâu nhạt, điểm xuyến những hình đốm tròn màu đen và cam, thường sống trong các hang cát tự đào. Dông cát có giá trị dinh dưỡng cao, được ví như “gà đồng” của vùng Duyên hải.
Xuất lộ dấu tích kiến trúc cổ ở vùng cao Bắc Mê

Xuất lộ dấu tích kiến trúc cổ ở vùng cao Bắc Mê

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 4 giờ trước
Thực hiện Quyết định số 656 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc cho phép Bảo tàng tỉnh Hà Giang khai quật khảo cổ tại khu vực nền chùa cũ (chùa Ba Tự) thuộc thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, từ ngày 01/4/2025. Theo đó, Bảo tàng tỉnh Hà Giang phối hợp với cán bộ chuyên môn Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật trên diện tích 80m2.