Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghi thức văn hóa tín ngưỡng Lễ Cầu an của dân tộc Tày

Minh Anh - 06:13, 15/03/2025

Lễ Cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiêt với cộng đồng người Tày ở miền núi phía Bắc. Lễ được tổ chức vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch hằng năm. Đây là dịp để mọi người tụ họp, giao lưu thể hiện niềm thành kính với thần linh, tổ tiên, biểu đạt ước vọng trong sáng về một cuộc sống hạnh phúc, an bình, no ấm.

Lễ cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiêt với cộng đồng người Tày
Lễ Cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày

Trong nghi lễ Cầu an, cầu phúc, thầy Then sẽ thực hiện được cả ba phần Pựt, Then, Mo. Tại Lễ Cầu an có Nàng hương (Chậu Slay), chàng Khóa. Nàng hương - người sẽ giúp lễ thầy Then, phải là người con gái thùy mị, nết na, trong trắng và đặc biệt phải chưa chồng. Khi thực hiện Lễ Cầu an, sẽ có hai sự cảm nhận trong không gian nhà sàn, đó vừa là không gian của văn hóa tâm linh, vừa là không gian nghệ thuật của một tộc người với đầy đủ các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh.

Mâm lễ vật trong lễ cầu an của đồng bào Tày
Mâm lễ vật trong Lễ Cầu an của đồng bào Tày

Mâm giải hạn gồm: Hình vẽ con hổ, hình ngũ quỷ, cờ ngũ sắc, gạo, đèn dầu, bát gạo giải hạn, hình nhân. Mâm bà mụ gồm: Gà luộc, cây hoa, hương, đèn, sách bút, vở, ngũ cốc, bánh kẹo. Mâm cốc cầu gồm: Gà luộc, gạo, hương, cầu nồi số, cầu mệnh, cầu đin, vải đỏ vải đen lót cầu, bánh kẹo, hoa quả. Mâm tam sinh (slam sleng) gồm: 1 gà sống, 2 miếng thịt sống, gạo, hương. Đa tháp: 1 con gà, 1 con vịt, lồng gà vịt, làn nhựa, gạo, rượu, đòn càn, 1 cây chuối nguyên. Mâm chúng sinh: Cờ ngũ sắc, gạo hương, thức ăn. Nhạc cụ: 3 đàn tính đầu rồng; 3 quạt; 4 bộ xóc nhạc.

Lễ cầu an có nhiều nghi thức khác nhau
Lễ Cầu an có nhiều nghi thức khác nhau

Nghi lễ Cầu an có nhiều bước khác nhau. Đầu tiên là nghi thức "Tẳng pựt". Đây là thủ tục đầu tiên trong nghi lễ Then giải hạn, cầu an đầu năm của người Tày. Đến ngày lành tháng tốt đã định, chủ nhà sẽ cử người đến tận nhà thầy Then để đón thầy về hành lễ. Thủ tục này thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà đôi với thầy và binh mã của thầy. Khi các thầy Then đến nhà, chủ nhà chuẩn bị một mâm lễ để đón thầy.

Mâm lễ này được gọi là "bâm tẳng pựt". Trước khi vào nhà, các thầy Then làm phép và ném gạo ra 4 phía để cung cấp lương thực cho binh mã của thầy sau một chặng đường đi theo hộ giá thầy từ nhà cho đến nơi hành lễ.

Nghi lễ báo tổ sư, thần linh và tổ tiên của chủ nhà
Nghi lễ báo tổ sư, thần linh và tổ tiên của chủ nhà

Lễ sái tịnh đàn tràng "sláo ví" được thực hiện trước khi thầy Then cúng nộp lễ lên các cửa nhà trời. Trong lễ này, thầy Then thỉnh chuông hát mời hai nàng tiên Thanh Thư và Thanh Thảo xuống trần gian giúp thầy làm lễ sái tịnh, giải đi hết tất cả vía xấu, vía độc và những điều không tốt có thể ảnh hưởng đến đàn tràng.

Nghi lễ sái tịnh đàn tràng
Nghi lễ sái tịnh đàn tràng

Sau khi đã sái tịnh xong, gia chủ đem đến 1 bát gạo có cắm 3 nén hương và phong bao lì xì. Trong lễ này, thầy Then sử dụng lửa và thần chú để tống tiễn đi những điều xui rủi. Do đó, trong các lễ Then giải hạn, cầu an thường có nghi thức quét nhà. 

Tuy nhiên, nghi thức này chỉ được thực hiện từ tháng 2 âm lịch trở đi, chứ không thực hiện trong tháng Giêng, vì quan niệm sẽ quét đi tất cả tài lộc, không may mắn, cùng những loại tà ma, yêu quái ra khỏi nhà. Thầy Then sẽ lần lượt làm lễ quét tại bếp, gian thờ chính trong nhà, cửa ra vào và ở sân nhà. Sau khi kết thúc phần quét nhà ở sân, thầy cúng dùng phép đập tan 1 chiếc bát để thị uy và đặt ra khoán ước với các loại yêu quái, tà ma rằng, chỉ khi nào chiếc bát này liền lại thì mới được quay trở lại nhà gia chủ.

Nghi lễ quét nhà
Nghi lễ quét nhà

Theo quan niệm dân gian của người Tày, trong một năm, tùy theo từng độ tuổi mà mỗi người sẽ phải chịu những loại hạn khác nhau, như hạn ngũ quỷ, hạn bạch hổ, hạn tam kheo, hạn ngũ mộ… Căn cứ theo bát tự của từng người mà thầy Then sẽ làm phép đề giải trừ đi loại hạn tương ứng.

Nghi lễ giải hạn
Nghi lễ giải hạn

Người Tày quan niệm, số mệnh con người là những cây hoa được nữ thần Mẻ bjooc (tức mẹ hoa) chăm bẵm và cai quản. Trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời, do cây sinh mệnh còn yếu nên vào lễ giải hạn đầu năm. Các thầy Then mặc áo dài đỏ và đội mũ Then. Sau đó hát thỉnh mời bà mụ xuống nhận lễ. Các thầy và các nàng hương múa chầu ở khu vực bàn thờ.

Mâm lễ chúng sinh
Mâm lễ chúng sinh

Thầy Then, các đệ tử và những cô nàng hương sẽ múa xung quanh mâm cây hoa. Khi các thầy đang múa, lần lượt từng người sẽ cho tiền vào mâm cây hoa và đổ gạo vào gốc cây hoa 3 lần để mong cho cây hoa số mệnh của em bé luôn được vững chãi. Cùng lúc này, ông chủ nhà sẽ lấy con gà luộc ở mâm cúng bà mụ đi theo và múa cùng với các thầy Then với ý nghĩa con gà sẽ mổ hết những loại sâu bệnh phá hoại cây.

Các thầy cúng làm lễ
Các thầy Then làm lễ

Trong quan niệm của người Tày, mỗi con người khi sống trên đời đều có 1 cây cầu số mệnh, qua từng năm tháng, khi tuổi càng cao thì cây cầu này sẽ bị đứt gãy và gây ảnh hưởng đến sinh mệnh. Do đó, nếu gia đình còn người già từ 61 tuổi trở lên thì trong dịp đầu năm người ta sẽ thường làm lễ thêp cầu tâu slố (tức sửa chữa cây cầu số mệnh và nối số) để mong người già sống thêm lâu với con cháu.

Lễ tạ ơn tổ sư
Lễ tạ ơn tổ sư

Vừa qua, đồng bào Tày đến từ tỉnh Thái Nguyên đã tái hiện Lễ Cầu an của dân tộc Tày tại Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động thiết thực để đồng bào các dân tộc cùng hội tụ giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, khơi dậy niềm tự hào các giá trị văn hóa truyền thống tốt, góp phần giáo dục ý thức, trách nhiệm cho các thế hệ trẻ trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch Thanh Hóa "bùng nổ" dịp lễ 30/4 – 1/5

Du lịch Thanh Hóa "bùng nổ" dịp lễ 30/4 – 1/5

Dòng người đổ về Thanh Hóa dịp nghỉ lễ khiến các khu du lịch từ miền biển đến vùng núi cao, từ sinh thái đến tâm linh đều sôi động. Với hơn 1,6 triệu lượt khách chỉ trong 5 ngày, doanh thu toàn ngành vượt 4.170 tỷ đồng, khẳng định sức hút ngày càng lớn của địa phương này trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus, thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus, thăm chính thức Liên bang Nga

Ngày 5/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Azerbaijan và Cộng hòa Belarus; thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại; theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Cách tập luyện giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi

Cách tập luyện giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Vận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Tour du lịch văn hóa, lịch sử thu hút đông đảo khách tham quan

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Tour du lịch văn hóa, lịch sử thu hút đông đảo khách tham quan

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Kéo dài đến 5 ngày, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay ghi nhận xu hướng du khách đến khu vực miền Nam đông hơn mọi năm. Thay vì lựa chọn tour tham quan quốc tế như các năm trước, nhiều người ưu tiên cho hành trình về nguồn, tour du lịch văn hóa, lịch sử để được sống lại trong những ký ức hào hùng của dân tộc nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam,thống nhất đất nước.
Thanh Hóa: Xử lý hơn 1.000 trường hợp vi phạm giao thông trong kỳ nghỉ lễ

Thanh Hóa: Xử lý hơn 1.000 trường hợp vi phạm giao thông trong kỳ nghỉ lễ

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ, lực lượng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa đã lập biên bản xử lý 1.015 trường hợp vi phạm, phạt tiền nộp kho bạc Nhà nước hơn 7,4 tỷ đồng, trong đó 355 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Gìn giữ hồn phố, vun đắp tình người

Gìn giữ hồn phố, vun đắp tình người

Du lịch - PV - 1 giờ trước
Có rất nhiều tao nhân mặc khách và biết bao nghệ sĩ, học giả đã về với Hội An trong niềm mê say và cảm hứng đầy thăng hoa, để lại cho đời và cho người Hội An những kiệt tác không thể phai mờ…
Cúng bản - Nghi Lễ thiêng của người Khơ Mú

Cúng bản - Nghi Lễ thiêng của người Khơ Mú

Media - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Từ xưa, Lễ cúng ma bản đã tồn tại trong tâm thức người Khơ Mú và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đối với người Khơ Mú, bản không chỉ là nơi sinh sống, mà còn là không gian văn hóa - tâm linh thiêng liêng.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
50 năm - Hành trình “vươn mình” của thành phố mang tên Bác

50 năm - Hành trình “vươn mình” của thành phố mang tên Bác

Kinh tế - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta đã kết thúc trong mùa Xuân đại thắng, non sông nối liền một giải. Sau mốc son lịch sử 30/4/1975, vùng đất phương Nam bước vào giai đoạn san ủi hố bom, dựng cầu, làm đường, mở công xưởng sản xuất…tái kiến thiết kinh tế - xã hội. Tròn 50 năm nhìn lại, vùng đất phương Nam, nổi bật là thành phố Hồ Chí Minh đã có một hành trình “vươn mình” mạnh mẽ.
Ngôi đình mang tên

Ngôi đình mang tên "lời giao ước" trên đất Tây Nguyên

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 4 giờ trước
Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là ngôi đình mang dấu ấn văn hóa của người Kinh khi lập nghiệp ở vùng đất Tây Nguyên. Ngôi đình được xây dựng năm 1928 và là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk thời kỳ trước năm 1945.
Phát huy sức mạnh đoàn kết trong vùng đồng bào tôn giáo ở Sơn La

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong vùng đồng bào tôn giáo ở Sơn La

Tôn giáo - Tín ngưỡng - C.Thiên - T.Hải - 4 giờ trước
Những năm qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào tôn giáo trên địa bàn Sơn La nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng đã có bước phát triển với nhiều mô hình hay, nhiều cá nhân tiêu biểu với cách làm sáng tạo, được lan tỏa và nhân rộng.
Yên Bái: Thu trên 181 tỷ đồng từ hoạt động du lịch kỳ nghỉ lễ 30/4

Yên Bái: Thu trên 181 tỷ đồng từ hoạt động du lịch kỳ nghỉ lễ 30/4

Tin tức - Văn Hoa - 20:42, 04/05/2025
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn tỉnh Yên Bái đón trên 212.330 lượt khách (tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2024), doanh thu ước đạt 181,3 tỷ đồng (tăng 2,4% so với cùng kỳ). Đặc biệt, kỳ nghỉ lễ năm nay ghi nhận khách quốc tế khi tăng 41% lượng khách so với cùng kỳ với con số trên 36.000 lượt.
Phát huy trí tuệ và trách nhiệm cao nhất đối với cử tri và đất nước

Phát huy trí tuệ và trách nhiệm cao nhất đối với cử tri và đất nước

Thời sự - PV - 19:15, 04/05/2025
Phát biểu tại Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với các Tổ trưởng Tổ đảng - Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp lịch sử quyết định những vấn đề lịch sử của đất nước, đề nghị mỗi đại biểu Quốc hội không ngừng đổi mới tư duy và phương pháp làm việc, mỗi ý kiến đóng góp phải xuất phát từ tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm cao nhất đối với cử tri và đất nước.