Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ước vọng của người Ê Đê qua Lễ cúng no đủ

Lê Hường - 18:28, 06/09/2024

Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Đê ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, nhiều năm qua người Ê Đê trong các buôn trên địa bàn không còn tổ chức nghi lễ này nữa. Để khôi phục nghi lễ độc đáo này, mới đây, UBND huyện Cư Mgar đã phối hợp tổ chức phục dựng nghi lễ cúng no đủ của dân tộc Ê Đê tại buôn Sút M’drang, xã Cư Suê.

Đội nghệ nhân diễn tấu các bài chiêng trong lễ cúng
Đội nghệ nhân diễn tấu các bài chiêng trong lễ cúng

Lễ cúng no đủ, tiếng Ê Đê là Kăm Hmah Kăm Hwa. Theo truyền thống, nghi lễ này thường được tổ chức tại một khoảng đất rộng, bằng phẳng, gần cây cổ thụ có nhiều tổ ong. Bởi đồng bào Ê Đê quan niệm, khoảng đất có đủ tiêu chí như thế là nơi đất lành. Nghi lễ thường được tổ chức vào tháng 5-6 hằng năm, thể hiện khát khao no đủ của cộng đồng, mong ước cầu cho mưa thuận, gió hòa, rẫy nương tươi tốt, mùa màng bội thu.

Trước khi diễn ra lễ cúng, bà con trong buôn cùng nhau chặt tre dựng nhà sàn, kho lúa tượng trưng trên khoảng đất làm lễ. Xung quanh khu vực tổ chức lễ cúng còn có 10 chuông gió báo hiệu cho người dân trong buôn về dự lễ và xua đuổi những điều không may mắn. Bên cạnh đó còn có những chiếc khiên, dao để xua đuổi tà ma. 

Ngoài không gian thực hiện lễ cúng, bà con còn chuẩn bị lễ vật gồm: 2 con heo trong đó 1 heo trắng khỏe mạnh, 5 con gà trống, 3 ché rượu cần, 20 vòng đồng. Bên cạnh đó, bà con còn chuẩn bị 3 chuỗi hạt, 3 chén đồng, 3 tô đồng, 1 mâm đồng, 1 cây chuối tươi, 1 cột lễ, 2 tượng biểu trưng cho thần thiện và thần ác, tượng heo rừng, sóc, chuột, mõ đuổi chim. Các ché rượu cần để phục vụ lễ cúng, tuyệt đối không được mua bên ngoài mang về mà phải do chính người dân trong buôn trực tiếp nấu.

Nhà sàn và kho lúa được người dân dựng tượng trưng tại lễ cúng
Nhà sàn và kho lúa được người dân dựng tượng trưng tại lễ cúng

Già làng Y Nghi Êban (SN 1968), buôn Sút M’drang, xã Cư Suê chia sẻ: Đối với người Ê Đê, kho đựng lúa rất quan trọng trong cuộc sống, không chỉ gìn giữ tài sản của gia đình mà còn tượng trưng cho sự no đủ. Vì vậy, quá trình làm kho lúa, người dân làm rất tỉ mỉ. Ngoài kho lúa, người Ê Đê còn làm kho đựng các vật dụng sản xuất, săn bắn. Đặc biệt, trong lúc thực hiện lễ cúng, cấm kỵ mọi người không được ra vào khu vực cúng ngoại trừ già làng và thầy cúng.

Theo phong tục, trước đây, trong lúc diễn ra nghi lễ cúng no đủ thì mọi người dân trong buôn phải buộc chỉ tay vào nhau và tuyệt đối không được đi ra ngoài buôn. Người dân ở buôn khác không được phép vào bên trong. Nếu chẳng may, ai lỡ đi vào buôn đang tổ chức lễ no đủ thì sẽ bị giữ lại cho đến khi nghi lễ kết thúc mới được ra khỏi buôn.

Ông Y Đức Êban (SN 1951), trú buôn Sút Mgrư, xã Cư Suê cho biết: Ngoài việc cầu cho người dân trong buôn luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào thì lễ cúng no đủ cũng thể hiện cho sự đoàn kết, gắn bó của người dân Ê Đê trong các buôn làng. Phục dựng lễ cúng no đủ là dịp để dạy cho các thế hệ trẻ nêu cao ý thức bảo vệ rừng, tài nguyên xung quanh mình. Đồng thời, khơi dậy niềm đam mê văn hóa truyền thống, nhớ về cội nguồn của dân tộc mình trong thế hệ trẻ các buôn làng.

Lễ vật của buổi lễ không thể thiếu 3 chóe rượu cần
Lễ vật của buổi lễ không thể thiếu 3 chóe rượu cần

Xã Cư Suê có 5 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 4 buôn đồng bào dân tộc Ê Đê. Đồng bào các DTTS tại xã Cư Suê vẫn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, như dân ca, dân vũ truyền, kiến trúc, nghề truyền thống…

Ông Đặng Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Cư Suê cho biết, văn hóa truyền thống luôn là hơi thở của cuộc sống, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Việc phục dựng nghi lễ cúng no đủ của người Ê Đê là một hoạt động mang ý nghĩa xây dựng một cộng đồng đoàn kết và gắn bó, thể hiện tình yêu thương và sự kính trọng, biết ơn, hướng về cội nguồn và tương trợ trong cuộc sống. Phục dựng nghi lễ cũng nhằm từng bước khôi phục không gian văn hóa cồng chiêng trong các buôn làng, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Một số hình ảnh tại lễ phục dựng Lễ cúng no đủ của người Ê Đê:

Treo chuông gió để báo hiệu cho người dân trong buôn về dự lễ và xua đuổi điều không may mắn
Treo chuông gió để báo hiệu cho người dân trong buôn về dự lễ và xua đuổi điều không may mắn
Mâm lễ vật để thực hiện lễ cúng
Mâm lễ vật để thực hiện lễ cúng
Thầy cúng đọc bài khấn thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt
Thầy cúng đọc bài khấn thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt
Người phụ nữ Ê Đê trỉa lúa trên nương rẫy
Người phụ nữ Ê Đê trỉa lúa trên nương rẫy
Bà con trong buôn uống rượu cần tại lễ cúng
Bà con trong buôn uống rượu cần tại lễ cúng
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Media - BDT - 1 giờ trước
Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024

Dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
UBND huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) vừa có thông báo sẽ dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Thời sự - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Chính sách và đời sống - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn và đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Qua đó, giúp các hộ gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

"Trong giờ phút kinh hoàng ấy, tôi hoàn toàn có thể rút ra ngoài để an toàn cho bản thân. Nhưng trong đầu chỉ nghĩ, nếu mình không cứu lấy tính mạng 3 bà cháu đang gặp nguy hiểm thì sẽ ân hận, day dứt cả đời. Có lẽ, ông trời đưa đẩy cho tôi còn sống là để tôi cứu 3 bà cháu đấy... "
Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Giáo dục - Minh Đức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn Mã Pì Lèng, xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), thế nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Giàng Mí Lía đã trở thành sinh viên Học viện An ninh đầu tiên của địa phương.
Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 2 giờ trước
Nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, huyện Phú Lương đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn hỗ trợ các xóm, tổ dân phố (TDP) xây mới, sửa chữa nhà văn hóa (NVH) chưa đạt chuẩn, giúp bà con có nơi để sinh hoạt văn hóa, thể dục - thể thao.
Ninh Thuận: Chức sắc đồng bào Chăm ủng hộ khắc phục hậu quả bão số 3

Ninh Thuận: Chức sắc đồng bào Chăm ủng hộ khắc phục hậu quả bão số 3

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Sáng 16/9, tại trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận, Cả sư Hán Đô, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn và Sư cả Châu Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni đến thăm và gửi tiền ủng hộ đồng bào các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm đổi thay toàn diện đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà (Kon Tum). Tạo nên những bước chuyển biến sâu sắc và tích cực trong tư tưởng, nhận thức, đời sống của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.
Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 6 giờ trước
Đó là chia sẻ của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính, tại buổi khai giảng lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Krông Pắc, ngày 15/9.