Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Giang Đông đã khác...

Giang Đông đã khác...

Thôn Giang Đông, xã Ea Dăh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nơi đây từng là “điểm nóng” về ma túy, khiến cho cuộc sống nhiều người dân rơi vào cảnh bần cùng, trở thành nỗi ám ảnh của cộng đồng. Nhưng nay, Giang Đông vươn mình đầy sức sống, diện mạo khang trang, cuộc sống người dân ngày càng no đủ, hạnh phúc, dấu tích u ám trong quá khứ dần lùi xa.
Gặp những phụ nữ làm nghề vác keo

Gặp những phụ nữ làm nghề vác keo

Phóng sự - Quỳnh Chi - 17:07, 13/05/2021
Không công việc ổn định, để có thu nhập nuôi sống gia đình, những người phụ nữ nghèo đã chấp nhận công việc bốc vác keo thời vụ nặng nhọc và nhiều rủi ro rình rập...
Những con người tỏa sáng trong bóng đêm thành phố

Những con người tỏa sáng trong bóng đêm thành phố

Phóng sự - Lê Vũ – Trần Linh - 10:34, 11/05/2021
TP. Hồ Chí Minh về đêm có những con người, với những công việc mưu sinh rất đặc biệt. Họ là những người vá xe đêm, nhưng sẵn sàng miễn phí nếu ai không có tiền; là những công nhân lọ mọ trong đêm để rò từng đường ống nước để phát hiện những chỗ vỡ; hay là những phụ nữ chân yếu tay mền nhưng lại làm công việc cửu vạn nặng nhọc ở chợ đầu mối …
Lắng nghe tiếng khèn Mông

Lắng nghe tiếng khèn Mông

Phóng sự - Nguyễn Ngọc Thanh - 10:00, 04/05/2021
Tiếng khèn của người Mông không chỉ được sử dụng tại gia đình vào những ngày đặc biệt mà nó còn cất lên trong những dịp hội hè, trong những buổi giao lưu thắm tình bè bạn. Trong đời sống văn hoá, tâm linh, tiếng khèn, cây khèn đi theo suốt cuộc đời của mỗi người Mông, hiện diện trong lúc vui nhất, lúc buồn nhất của mỗi gia đình.
Tre nứa Ba Tơ rộn tiếng rừng

Tre nứa Ba Tơ rộn tiếng rừng

Phóng sự - Minh Ngọc - Phạm Tiệp - 07:19, 02/05/2021
Mang tiếng lòng thổi vào tre nứa, cho tre nứa chở hồn dân tộc đi muôn nơi, già làng ở Ba Tơ đã làm được điều ít người có thể làm.
Bài ca

Bài ca "vỡ đất" trên đỉnh Phiêng Mu

Phóng sự - Lý Thịnh - 10:58, 26/04/2021
Vợ chồng ông Giàng Seo Lự, Cư Thị Chá, dân tộc Mông, sinh sống trên đỉnh núi Phiêng Mu, thôn Cao Đường, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) từ năm 2006. Giữa nơi đại ngàn, không đường, không điện, không sóng điện thoại, tưởng chừng sẽ khiến vợ chồng ông chìm sâu trong lạc hậu, đói nghèo. Thế nhưng, với sự cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, sản xuất, vợ chồng ông đã viết lên câu chuyện vượt khó, trở thành hộ gia đình triệu phú, thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Gặp người lính trong đoàn binh Tây Tiến

Gặp người lính trong đoàn binh Tây Tiến

Phóng sự - Thiên Đức - 07:20, 25/04/2021
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” là câu thơ nổi tiếng trong bài "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng. Bất ngờ và đầy thú vị, trong một chuyến công tác, chúng tôi có may mắn gặp được 1 trong những người lính trong binh đoàn Tây Tiến năm xưa. Đó là cụ Bùi Văn Sự, dân tộc Mường, ở xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Vào “thủ phủ” điện gió: Những hệ lụy có thể dự báo (Bài 2)

Vào “thủ phủ” điện gió: Những hệ lụy có thể dự báo (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải – Khánh Ngân - 16:38, 24/04/2021
Những cột trụ gắn cánh quạt khổng lồ quay suốt ngày đêm, giữa bạt ngàn núi rừng trên đỉnh Trường Sơn nhìn rất đỗi thân thiện. Đồng bào Vân Kiều, Pa Cô nơi đây cũng không còn lạ lẫm với điều ấy; nhiều người vẫn nghĩ nơi đây vẫn bình yên như chưa hề có thảm họa lũ lụt, sạt lở đất xảy ra hồi cuối năm 2020. Còn chúng tôi lại quả quyết rằng, việc phá rừng ồ ạt để lấy đất cho hàng loạt dự án điện gió ở Hướng Hóa đang là một trong những nguy cơ tiềm ẩn nhiều hệ lụy.
Bảo Lộc, đô thị miền sơn cước

Bảo Lộc, đô thị miền sơn cước

Phóng sự - Ghi chép UÔNG THÁI BIỂU - 12:06, 22/04/2021
Cao nguyên B’Lao xưa bây giờ là thành phố trẻ Bảo Lộc, trung tâm thứ hai của tỉnh Lâm Đồng. Đến Bảo Lộc, khách viễn du ngỡ ngàng trước hình ảnh đô thị miền sơn cước đẹp dịu dàng giữa không gian xanh của bát ngát chè, cà phê và thấp thoáng những nương dâu. Vươn mình lớn lên từ nền ký ức, vỡ vạc tương lai bằng những hoạch định mới. Tất cả dù đang bộn bề nhưng đã lắm phần khởi sắc.
Vào “thủ phủ” điện gió: Kỳ vọng từ nguồn năng lượng tái tạo (Bài 1)

Vào “thủ phủ” điện gió: Kỳ vọng từ nguồn năng lượng tái tạo (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải – Khánh Ngân - 10:13, 20/04/2021
Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo; cái nghèo khó hiển hiện trong từng đợt gió Lào bỏng rát. Gió Lào là "đặc sản' của Quảng Trị; ít ai nghĩ nơi đây có thể làm giàu từ “đặc sản" này. Nhưng đó là sự thật, khi hàng chục dự án điện gió đã về Quảng Trị, rồi hình thành nên những cánh đồng điện gió mỗi năm thu về nhiều trăm tỉ đồng… Quảng Trị đang phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng ở khu vực miền Trung.
Có một Cu Ba trong lòng Quảng Trị

Có một Cu Ba trong lòng Quảng Trị

Phóng sự - Thành An - 11:50, 19/04/2021
Đi giữa mảnh đất Quảng Trị nắng gió, tôi cứ ngỡ như mình đang lạc vào xứ sở của hòn đảo Tự do ở cách nửa vòng trái đất. Những cung đường, cây cầu, hòn đảo, công viên… nơi đây, không chỉ mang trên mình tên gọi của những lãnh tụ kiệt xuất của đất nước Cu Ba, mà còn hiện diện một tình cảm sắt son, thủy chung về những người bạn phía bên kia Tây bán cầu.
H9 ngày ấy - bây giờ

H9 ngày ấy - bây giờ

Phóng sự - Lê Hường - 09:50, 16/04/2021
Nép mình bên dãy núi Chư Yang Sin, căn cứ cách mạng H9 - Krông Bông từng là chiến trường ác liệt, cái nôi của phong trào đấu tranh cách mạng của Nhân dân các dân tộc tỉnh Đăk Lăk. Sau bao năm hàn gắn vết thương chiến tranh, kiến thiết lại cuộc sống, vùng đất H9 - Krông Bông bây giờ đã khoác lên mình chiếc áo mới với hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, khang trang...
Ngược miền Hướng Hóa

Ngược miền Hướng Hóa

Phóng sự - Thanh Hải - 16:00, 15/04/2021
Mấy ngày trải nghiệm ở hai thị trấn Lao Bảo và Khe Sanh, tôi đã hiểu được, lý do vì sao mà Hướng Hóa từng được ví là “Đô thị vàng” giữa núi rừng miền tây Quảng Trị. Nơi đây được kỳ vọng, sẽ là một chặng dừng chân lý tưởng trên con đường du lịch xuyên Á, thu hút nhiều nhà đầu tư... Nhưng khi kết thúc chuyến công tác, tôi còn nhận thấy rằng, muốn làm được, Hướng Hóa cần một cuộc cách tân mới.
Đến với người Dao nơi Cổng Đá

Đến với người Dao nơi Cổng Đá

Phóng sự - Lê Na - 12:01, 12/04/2021
35 năm định cư ở vùng đất mới, bà con người Dao ở xóm Cổng Đá, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã đoàn kết một lòng, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cổng Đá hôm nay đã có điện, đường, trường học khang trang. Cuộc sống đang khởi sắc từng ngày trên vùng quê yên bình này.
Hạnh phúc của người đàn ông đi bằng hai tay

Hạnh phúc của người đàn ông đi bằng hai tay

Phóng sự - Phạm Việt Thắng - 16:58, 09/04/2021
Ông Tân cười rõ tươi, nói với chúng tôi, tôi phải đi bằng hai tay, nhưng cũng cố gắng không "thua chị kém em" trong mọi công việc. Đoạn, ông chống vững tay phải xuống đất, tay trái đang kẹp cứng một chiếc dép nhựa, giơ lên mà rằng: Không cố gắng làm sao mà nuôi các con nên người được.
Về thăm làng chài trăm tuổi

Về thăm làng chài trăm tuổi

Phóng sự - Lê Vũ - 14:50, 09/04/2021
Nếu bạn đã từng đi qua nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước, hãy thử một lần dừng chân ghé lại và cảm nhận vẻ đẹp mộc mạc đầy quyến rũ của làng chài Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giữa cung đường uốn lượn một bên là biển, một bên là núi, mùa mưa thì cây cỏ xanh rì, mùa xuân thì ngập tràn trong sắc hoa anh đào nở rộ, ở đó có một làng chài nhỏ bé đã tồn tại suốt trăm năm...
Đã dừng bước - đôi chân trần “huyền thoại”

Đã dừng bước - đôi chân trần “huyền thoại”

Phóng sự - Uông Thái Biểu - 10:51, 08/04/2021
Đó là đôi chân trần của Cilmúp Ha K’Riêng, người bưu tá dân tộc Cơ Ho được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Thuở còn làm việc trong ngành bưu điện huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), trong suốt hành trình 13 năm không nghỉ, đôi chân trần của anh đã làm nên kỳ tích, khi từng lội bộ vượt rừng một chặng đường được cộng lại bằng năm vòng chu vi trái đất. Còn giờ đây, ngày 6 tháng 4 năm 2021, đôi chân ấy đã hoàn toàn dừng bước, người Anh hùng đã về với cõi Yàng sau nhiều tháng năm dài chiến đấu với bệnh tật…
Trở lại thung lũng Trăn

Trở lại thung lũng Trăn

Phóng sự - Uông Thái Biểu - 10:22, 08/04/2021
Rừng, tiếp rừng. Núi, rồi lại qua núi. Suốt dọc đường đi vẫn là thăm thẳm màu xanh hoang sơ và kỳ vĩ của đại ngàn. Hai mươi năm rồi đó, hôm nay tôi được trở lại với những người bạn người Chill (một nhánh dân tộc Cơ Ho) buôn K’long K’lanh Anh hùng - căn cứ qua hai cuộc kháng chiến (thuộc xã Đạ Cháy, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) dưới chân dãy Bidoup - một trong ba đỉnh núi cao nhất được mệnh danh là “nóc nhà”, là “điểm tựa tâm linh” của vùng đất Tây Nguyên…
Bản Mù bừng ánh điện

Bản Mù bừng ánh điện

Phóng sự - Hiếu Anh - 11:15, 06/04/2021
Bao đời nay, người dân thôn bản Mù, xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn chỉ quen với ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Nhà nào sang lắm thì có ánh đèn “vàng vàng, đùng đục” từ điện năng lượng mặt trời. Ấy thế mà những người già khi đã ở cái cái tuổi gần đất xa trời, lại được nhìn thấy ánh đèn sáng choang từ điện lưới. Bọn trẻ con thì mừng hơn cả, vì có điện, chúng có thể học bài vào ban đêm mà không phải chịu cảnh tù mù. Có đèn điện rồi có tivi, có cả điện thoại nữa… Điện về, tri thức cũng về theo.
Có một con đường thoát nghèo nơi miền Tây xứ Nghệ

Có một con đường thoát nghèo nơi miền Tây xứ Nghệ

Phóng sự - Thanh Hải - 21:53, 04/04/2021
Kể từ khi quốc lộ 16 chạy dọc theo biên giới Việt - Lào được đầu tư xây dựng, bà con các bản, làng nằm ngang lưng trời ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… của tỉnh Nghệ An đã không còn cảnh vất vả gùi hàng xuống chợ; không còn nỗi “ám ảnh” xuyên rừng nhiều ngày để đến với trung tâm huyện lị. Con đường mới đã trở thành con đường thoát nghèo của đồng bào nơi đây.
Cứu vớt những phận đời quẫn bách

Cứu vớt những phận đời quẫn bách

Phóng sự - Phạm Việt Thắng - 10:31, 02/04/2021
"Mới từ Tết ra đến chừ đã có đến 4 người nhảy cầu Bến Thuỷ tự tử, anh em tui chỉ cứu được 2 người. Cứ nghe tiếng kêu cứu, hoặc tiếng hô có người tự tử là lao đi…". Đó là tâm sự của hai anh em Hoàng Văn Mạnh và Đậu Văn Toàn – những người làm nghề chài lưới trên sông Lam (Nghệ An).