Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Theo chân những người giữ rừng ở Ia Kreng

Theo chân những người giữ rừng ở Ia Kreng

Phóng sự - Thùy Dung - 09:43, 25/03/2020
Để giữ cho những cánh rừng thêm xanh, nhiều năm qua các cán bộ thuộc Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh (Gia Lai) đã phối hợp với các hộ dân người Jrai nhận khoán chăm sóc rừng phòng hộ để tuần tra, truy quét lâm tặc. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn gắn bó với rừng, ăn ngủ ở rừng để bảo vệ sự toàn vẹn cho những khu rừng.
Chuyện cổ tích trên cao nguyên đá

Chuyện cổ tích trên cao nguyên đá

Phóng sự - Thanh Huyền - 10:45, 20/03/2020
Có một câu chuyện đẹp về nghị lực, tình yêu của cặp vợ chồng thanh niên DTTS khuyết tật đã được viết lên ở vùng cao núi đá xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Chàng trai dân tộc Nùng Vương Quốc Trường mắc căn bệnh xương thủy tinh và cô gái Tày Hoàng Thị Vy mắc bệnh rối loạn đông máu đã nắm tay nhau vượt lên số phận, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Thiên tai và phái yếu

Thiên tai và phái yếu

Phóng sự - Hiếu Anh - 10:07, 18/03/2020
Trung bình mỗi năm, thiên tai cướp đi mạng sống của gần 500 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD. Trong số đó, phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng bị tác động nhiều nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này, tuy nhiên có thể thấy, trước hết là vấn đề về thể chất, cốt lõi hơn phụ nữ chưa thực sự giành được bình đẳng giới trong lĩnh vực này.
Thiên tai và phái yếu

Thiên tai và phái yếu

Phóng sự - Hiếu Anh - 14:47, 16/03/2020
Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan. Trung bình mỗi năm, thiên tai cướp đi mạng sống của gần 500 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD. Trong số đó, phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng bị tác động nhiều nhất. Thế nhưng, trên thực tế, chúng ta chưa thực hiện được bình đẳng giới trong lĩnh vực này.
Tháng Ba - màu áo xanh hướng về cộng đồng

Tháng Ba - màu áo xanh hướng về cộng đồng

Phóng sự - Thanh Huyền - 10:17, 11/03/2020
Tháng Ba - Tháng Thanh niên, trên khắp mọi miền đất nước, màu áo xanh xuất hiện ở nhiều nơi với nhiều hoạt động ra quân ý nghĩa vì cộng đồng. Năm nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, không khí không sôi động, không tổ chức lễ ra quân rầm rộ, tập trung đông người mà trầm lắng hơn, nhưng thanh niên trên khắp cả nước đã và đang có nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cộng đồng.
Làng chài bên dòng Sê San

Làng chài bên dòng Sê San

Phóng sự - Thùy Dung - Lê Hường - 11:10, 06/03/2020
Gần 10 năm lênh đênh sông nước, sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, người dân làng chài dọc lòng hồ thủy điện Sê San 4 được chính quyền đưa lên bờ, cấp đất ở, hỗ trợ dựng nhà và cấp hộ khẩu. “An cư lạc nghiệp”, có nơi ở ổn định tập trung phát triển kinh tế, đời sống của người dân làng chài ngày càng khởi sắc.
Người gieo cảm hứng

Người gieo cảm hứng

Phóng sự - Uông Thái Biểu - 09:48, 04/03/2020
Vùng đồng bào DTTS huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) xưa chỉ có đói nghèo, nay đã có rất nhiều kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, doanh nhân. Đặc biệt, nơi này vinh dự là quê hương của vị Tiến sĩ đầu tiên của dân tộc Cơ-ho, anh Cil Duin, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Lạc Dương.
Cuộc sống mới dưới chân Chóp Chài

Cuộc sống mới dưới chân Chóp Chài

Phóng sự - Hà Văn Đạo - 09:57, 28/02/2020
Với độ cao gần 400m so với mực nước biển, núi Chóp Chài, TP. Tuy Hòa (Phú Yên) như một biểu tượng của người dân nơi đây. Những căn cứ địa cách mạng xưa giờ đã thành những cánh đồng trù phú, màu xanh mướt trải dài. Cuộc sống mới của đồng bào nơi đây đang đổi thay từng ngày.
Bác sĩ Võ Văn Việt: Người đem đến những liều thuốc tinh thần cho bệnh nhân

Bác sĩ Võ Văn Việt: Người đem đến những liều thuốc tinh thần cho bệnh nhân

Phóng sự - Lê Phương - 14:41, 26/02/2020
Hơn 20 năm công tác tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng (CH&PHCN) Quy Nhơn (Bình Định) và hiện là Giám đốc bệnh viện, bác sĩ Võ Văn Việt đã trực tiếp phẫu thuật cho hàng nghìn bệnh nhân bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông và các trẻ em bị dị tật bẩm sinh, nạn nhân chất độc da cam, khuyết tật hệ vận động... Với trình độ chuyên môn cao và tấm lòng của người thầy thuốc, bác sĩ Việt đã góp phần giúp cho nhiều bệnh nhân không may mắn hòa nhập với cộng đồng.
Bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn: Đi để chia sẻ và cống hiến

Bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn: Đi để chia sẻ và cống hiến

Phóng sự - Thanh Huyền - 10:19, 26/02/2020
Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (gọi tắt là Dự án 585) được triển khai từ năm 2013 đã và đang tạo ra bước đột phá của ngành Y tế. Từ đây, ngành Y tế có thể tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân ở địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Gặp người trồng rừng pơ mu ở Huồi Tụ

Gặp người trồng rừng pơ mu ở Huồi Tụ

Phóng sự - Vi Trạch Dương - 10:44, 21/02/2020
Anh Vừ Vả Chống (SN 1967) ở bản Huồi Đun, xã Huổi Tụ huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) không chỉ được biết đến là triệu phú trang trại ở vùng cao Huổi Tụ mà còn là người tiên phong đưa cây pơ mu về trồng trên mảnh đất này. Người cựu chiến binh này đã kiên trì lặn lội khắp núi rừng hiểm trở để tìm cây giống pơ mu quý hiếm về trồng. Hiện nay rừng pơ mu của anh được đánh giá là khu rừng vàng có giá trị hàng chục tỷ đồng…
Lặng thầm chiếu bóng vùng cao

Lặng thầm chiếu bóng vùng cao

Phóng sự - Nam Hương - 09:49, 19/02/2020
Trong thời đại công nghệ 4.0, sóng điện thoại, mạng internet đã được phủ sóng rộng rãi, nhiều khu vực, địa bàn, nghề chiếu bóng lưu động (CBLĐ) đã không còn sôi động. Nhưng đối với người dân các bản vùng sâu, vùng biên giới khó khăn trên địa bàn tỉnh Điện Biên, mỗi lần nghe tin đội chiếu bóng về là bà con rất háo hức, thôn bản vui như có hội.
Làng chài trên hồ thủy điện Buôn Tua Sarh

Làng chài trên hồ thủy điện Buôn Tua Sarh

Phóng sự - PV - 09:39, 19/02/2020
Cuộc sống của những hộ dân ở làng chài trên hồ thủy điện Buôn Tua Sarh, xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk quanh năm lặng lẽ. Một phần do họ sinh sống tạm bợ trên các bè nuôi cá lênh đênh trên mặt hồ thủy điện, một phần do cuộc sống hết sức khó khăn không có điều kiện lên bờ sinh sống.
Xuôi dòng sông Chảy

Xuôi dòng sông Chảy

Phóng sự - Trọng Bảo - 15:02, 17/02/2020
Sông Chảy là một trong ba dòng sông lớn vùng Tây Bắc và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Nhà máy Thủy điện Thác Bà, Nhà máy Thủy điện đầu tiên ở miền Bắc. Dọc đôi bờ sông Chảy, từ huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà… của tỉnh biên giới Lào Cai, những bản làng của đồng bào DTTS đang khoác lên mình màu áo mới của sự ấm no...
Chuyện về những thanh niên DTTS rời làng

Chuyện về những thanh niên DTTS rời làng

Phóng sự - Tấn Sỹ - Thanh Huyền - 09:52, 14/02/2020
Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 3577/QĐ-UBND, ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định “Về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020” đã có hơn 4.000 thanh niên DTTS ở Quảng Nam rời làng xuống phố làm công nhân, cuộc sống của họ đã bước sang trang mới. Với cách làm hay, đã cho thấy sức bật của một chính sách giảm nghèo được coi là điểm sáng cần nhân rộng.
Dọc đường số 4

Dọc đường số 4

Phóng sự - Thúy Hồng - 09:39, 14/02/2020
Trên con đường số 4 chạy dọc biên giới Việt - Trung, nối Lạng Sơn với Cao Bằng là những địa danh như: Ðông Khê, Thất Khê, Bông Lau - Lũng Phầy… đã in dấu son trong trang sử vàng dân tộc với Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 hào hùng. Bảy mươi mùa Xuân đã qua, đường số 4 huyền thoại nay là tuyến giao thông huyết mạch trong phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Chuyện về những thanh niên DTTS rời làng

Chuyện về những thanh niên DTTS rời làng

Phóng sự - Tấn Sỹ - Thanh Huyền - 11:28, 12/02/2020
Đối với phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh Quảng Nam, bao đời nay luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, rất ít khi đồng bào rời bản làng đi làm ăn xa. Thế nhưng, với một chính sách giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam, mọi chuyện đã thay đổi. Thanh niên DTTS trong độ tuổi lao động đã mạnh dạn rời làng đi làm ăn, phát triển kinh tế. Điều này đã và đang tác động tích cực đến công tác giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam.
Sức sống bên dòng Tô Hạp

Sức sống bên dòng Tô Hạp

Phóng sự - Hà Văn Đạo - 15:18, 07/02/2020
“Lửa thử vàng, gian lao thử lòng người”-Những người già bên dòng sông Tô Hạp (Khánh Sơn, Khánh Hòa) vẫn nhẩn nha nói với nhau như thế. Con sông có từ bao giờ không ai còn nhớ nhưng từ thuở sơ khai nó như một “ân nhân” đặc biệt của dân làng, đồng hiện minh chứng cho tất thảy thăng trầm của vùng đất nhiều huyền tích, thi vị này.
Nhớ lời Bác dạy

Nhớ lời Bác dạy

Phóng sự - Nam Hương - 10:16, 04/02/2020
Trong tâm trí người phụ nữ dân tộc Hà Nhì - Chu Chà Me (năm nay tròn 80 tuổi), ký ức về hai lần vinh dự được gặp Bác Hồ mãi đẹp đẽ và không bao giờ quên. Những lời căn dặn của Bác luôn khắc sâu trong tâm trí, là động lực để bà phấn đấu trở thành người con ưu tú của dân tộc Hà Nhì và là một cán bộ gương mẫu. Bà đang là người “truyền lửa” cho nhiều thế hệ thanh niên dân tộc Hà Nhì thêm nghị lực, phấn đấu hướng đến cuộc sống tốt đẹp.
Mùa Xuân Tây Nguyên rộn ràng hội đua voi

Mùa Xuân Tây Nguyên rộn ràng hội đua voi

Phóng sự - Phượng Diễm - 16:22, 03/02/2020
Mảnh đất Tây Nguyên đã đi vào thi ca với những câu hát rộn ràng, xao xuyến lòng người “tháng Ba mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước…”. Mùa Xuân, đến với Buôn Đôn, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) để cảm nhận sự hùng vĩ của đại ngàn, nét phóng khoáng của con người miền đất đỏ và tham gia vào hội đua voi đậm đà bản sắc đồng bào các dân tộc nơi đây.