Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

“Ấm tình”… Mặt trận

Thành An - 12:25, 08/12/2021

Nhà Mặt trận, bò của Mặt trận… đã là “từ khóa” quen thuộc của đồng bào các DTTS ở huyện Con Cuông (Nghệ An). Những mô hình thiết thực mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện này đã triển khai trong mấy năm gần đây, đang “tiếp sức” cho những hộ nghèo vươn lên.

Bà Lô Thị Vinh ở bản Trung Thành, xã Lục Dạ trước căn nhà Đại đoàn kết do MTTQ các cấp huyện Con Cuông trao tặng
Bà Lô Thị Vinh ở bản Trung Thành, xã Lục Dạ trước căn nhà Đại đoàn kết do MTTQ các cấp huyện Con Cuông trao tặng

Từ những ngôi nhà nghĩa tình

Sống trong căn nhà mới, ông Lô Văn Kết và bà Vi Thị Luyến ở bản Cằng, xã Môn Sơn, huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) sẽ không bao giờ quên, những năm tháng khốn khổ sống trong ngôi nhà xập xệ, thấp bé trước kia. Mùa mưa bão, nỗi lo của hai ông bà già như nhân lên gấp bội. Nhưng ngặt nỗi gia cảnh khó khăn, nên đã lâu ông bà không có điều kiện sửa sang lại nhà cửa.

Ông Lô Văn Kết và bà Vi Thị Luyến ở bản Cằng, xã Môn Sơn vui mừng trong căn nhà Đại đoàn kết được hỗ trợ
Ông Lô Văn Kết và bà Vi Thị Luyến ở bản Cằng, xã Môn Sơn vui mừng trong căn nhà Đại đoàn kết được hỗ trợ

Thế rồi, niềm vui rất lớn đã đến: Ông bà nằm trong diện được Ủy ban MTTQ huyện xét và được xây tặng một ngôi nhà mới kiên cố, khang trang.

Ông Kết xúc động: "Thế là đã thoát cảnh nơm nớp lo sợ khi mưa bão, nắng nóng khi mùa hè đến. Nhận nhà mới, vợ chồng tôi mừng không ngủ được. Cảm ơn tổ chức Mặt trận và các cơ quan ban ngành nhiều lắm".

Bà Lô Thị Vinh ở bản Trung Thành, xã Lục Dạ cũng vui mừng không kém. Bà Vinh có hoàn cảnh đặc biệt khi chồng mất đã lâu, sức khỏe yếu, con cái đi làm thuê mãi tận phía Nam chưa về. Bà Vinh trải lòng: "Nếu không được xét hỗ trợ nhà ở, thì tôi không biết đến bao giờ mới xây dựng được. Nghĩa tình của những người làm công tác Mặt trận lớn lắm, tôi rất biết ơn".

Dịp kỷ niệm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam vừa rồi, Ủy ban MTTQ huyện Con Cuông đã bàn giao 16 ngôi nhà Đại đoàn kết, đem lại niềm vui cho các hộ nghèo trên địa bàn trong Ngày hội toàn dân.

Ông Phạm Trọng Bình, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch MTTQ huyện Con Cuông bấm ngón tay: Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã xây dựng được gần 30 ngôi nhà Đại đoàn kết. Mỗi ngôi nhà có giá 70 triệu đồng, người dân đối ứng 30 triệu đồng; được Ủy ban MTTQ huyện thuê thiết kế, có tốp thợ nhận xây theo mẫu bảo đảm nhanh gọn, hạn chế phát sinh chi phí. Ngôi nhà có diện tích 35m2, được sơn màu vàng bên ngoài.

Nói về tiêu chí lựa chọn để triển khai xây nhà Đại đoàn kết, ông Bình chia sẻ: Nguồn kinh phí xây nhà là do Ủy ban MTTQ huyện kêu gọi từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, có đối ứng từ huyện, từ Quỹ Vì người nghèo. Còn đối tượng được hỗ trợ xây dựng là những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được thôn, bản xét duyệt.

Bò giống được hỗ trợ của bà Ngân Thị Tình phát triển tốt và đã sinh lứa đầu tiên
Bò giống hỗ trợ cho gia đình bà Ngân Thị Tình đã sinh lứa đầu tiên

Đến ngân hàng bò giống

Nếu như những ngôi nhà Đại đoàn kết, là cơ sở để bà con các bản làng ở huyện Con Cuông an cư, thì những con bò giống được cấp hỗ trợ lại là điều kiện để người dân nghèo “lạc nghiệp”, có thêm động lực để thoát nghèo.

Thực ra, mô hình “Ngân hàng bò giống” là không mới ở Nghệ An, cũng như một số địa phương trên cả nước. Nhưng cái mới mà huyện Con Cuông triển khai, đó là hình thức “nuôi rẽ”. Theo cách triển khai mà Ủy ban MTTQ huyện Con Cuông thực hiện thì, tổ chức mặt trận huyện sẽ phối hợp với địa phương tiến hành khảo sát, chọn hộ để hỗ trợ mỗi gia đình 1 con bò trị giá 10 triệu đồng. Bò có khả năng sinh sản tốt, khỏe mạnh, là giống bò địa phương, phù hợp với khí hậu và tập quán chăn thả của người dân.

Ban quản lý “Ngân hàng bò” tại các xã, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức bình xét và lập danh sách hộ nghèo hưởng lợi kế cận để tổ chức luân chuyển bò giống kịp thời, đúng thời gian quy định, đảm bảo sự công bằng.

Khi bò sinh lứa đầu tiên, nếu là con cái thì sẽ trao cho hộ nghèo khác làm con giống. Nhưng, nếu là con đực thì giao lại cho tổ chức MTTQ bán, để mua con cái khác để trao cho hộ nghèo khác. Từ lứa thứ hai trở đi sẽ thuộc về gia đình nhận bò ban đầu. Còn gia đình nhận con giống, sẽ tiếp tục chăm sóc đến khi sinh sản lại giao con đầu tiên cho hộ khác. Cứ thế, mô hình “nuôi rẽ” sẽ xoay vòng để nhân đàn, tạo cơ hội cho nhiều hộ được hỗ trợ con giống từ Ngân hàng bò.

Các hộ nghèo và cận nghèo ở xã Châu Khê huyện Con Cuông nhận bò giống đầu tháng 12/2021
Các hộ nghèo và cận nghèo ở xã Châu Khê huyện Con Cuông nhận bò giống đầu tháng 12/2021

Một trong 10 hộ đầu nhận bò giống sinh sản từ “Ngân hàng bò” của Quỹ Vì người nghèo do MTTQ các cấp quản lý, bà Ngân Thị Tình ở bản Cằng, xã Môn Sơn đã không làm mọi người “thất vọng”. Từ khi nhận bò giống, bà Tình ngày đêm chăm bẵm. Không phụ công người, sau một năm rưỡi chăm sóc, bò mẹ đã sinh lứa đầu tiên. Khi bê con được 6 tháng tuổi, con giống này đã được giao cho hộ gia đình anh Ngân Văn Mùi ở cùng bản chăm sóc. Bà Tình hồ hởi: "Con bò nhà tôi sắp sinh lứa thứ 2 rồi. Từ lứa này trở đi là của nhà tôi đấy".

Câu chuyện về những con bò giống từ “Ngân hàng bò” đã sinh lứa đầu tiên, và đã chuyển giao cho nhiều hộ nghèo khác làm kế sinh nhai, đang là vấn đề được bàn sôi nổi ở nhiều thôn bản huyện Con Cuông.

Cuối năm 2020, hộ ông Lô Văn Hoan ở bản Cống xã Cam Lâm được cấp bò giống. Nay, lứa sinh thứ nhất, đã được chuyển giao cho hộ anh Lộc Văn Thỉu cũng trú tại bản Cống.

Ông Hà Văn Bảy ở bản Cống, xã Cam Lâm, là hộ nhận bò giống cuối năm 2020, cười rõ tươi: Mô hình ngân hàng bò giống xoay vòng thật ý nghĩa. Không chỉ vun đắp thêm tình đoàn kết, gắn bó, mà còn là cơ hội cho những hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Khi tìm hiểu về mô hình “Ngân hàng bò”, tôi khá bất ngờ khi đề án về chăn nuôi bò sinh sản được Ủy ban MTTQ huyện Con Cuông mới chỉ triển khai vào tháng 9/2020, tại 3 xã Môn Sơn, Lạng Khê, Cam Lâm, từ nguồn Quỹ Vì người nghèo của huyện. Nhưng nay, đã bàn giao được 30/50 con theo đề án, mỗi xã được nhận 10 con. Các hộ được giao bò do MTTQ các cấp xét chọn từ các tổ liên gia gồm 5 hộ nghèo và 5 hộ cận nghèo; ưu tiên hộ nghèo ở các thôn bản đăng ký xây dựng nông thôn mới.

Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch MTTQ huyện Con Cuông Phạm Trọng Bình kiểm tra bò giống của các hộ nhận nuôi
Ông Phạm Trọng Bình, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch MTTQ huyện Con Cuông kiểm tra bò giống của các hộ nhận nuôi

Thật mừng, sau 1 năm triển khai, từ 30 con bò giống được giao ban đầu, đã tăng thêm 12 con bê. Điển hình như xã Cam Lâm từ 10 con bò ban đầu đã sinh sản 5 con bê, trong đó đã thực hiện bàn giao cho hộ khác 3 con, còn 2 con chuẩn bị bàn giao. Ở xã Môn Sơn, từ 10 con bò giống ban đầu, đến nay đã có thêm 6 con bê, trong đó đã bàn giao 4 con cho hộ khác, còn 2 con chuẩn bị bàn giao.

Để phát huy hiệu quả “Ngân hàng bò”, cuối năm 2021, Ủy ban MTTQ huyện Con Cuông tiếp tục lựa chọn 50 hộ nghèo và cận nghèo để xây dựng mô hình nuôi bò sinh sản tại 5 xã, gồm: Lục Dạ, Châu Khê, Mậu Đức, Đôn Phục, Bình Chuẩn. Trong đó, vốn tỉnh cấp là 500 triệu đồng, Quỹ Vì người nghèo của huyện cân đối 250 triệu đồng. Như vậy, đã có thêm 50 hộ gia đình được nhận 50 con bò giống để có cơ hội được “đổi đời”.

Theo Bí thư huyện ủy Con Cuông Nguyễn Đình Hùng, chủ trương của huyện là sẽ không có chuyện cho không “con cá” như trước đây, mà là trao “cần câu” cho những người nghèo có cam kết. Khi đã giao kèo, thì mỗi người đều cùng có nghĩa vụ, trách nhiệm với cộng đồng.  "Huyện phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ sẽ phủ kín Ngân hàng bò ở 11/13 xã trên địa bàn. Riêng đơn vị thị trấn và xã Bồng Khê sẽ nghiên cứu triển khai mô hình khác", ông Hùng cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 4 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.