Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nhà "hai trong một" của đồng bào Bru Vân Kiều ở Bản Sắt

Khánh Ngân - 19:37, 07/12/2021

Trận lũ lịch sử hồi cuối năm 2020, khiến cho 34 hộ gia đình người Bru Vân Kiều ở bản Sắt lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Sau hơn một năm ở trong những ngôi nhà bạt, nhà lán tạm bợ, giờ đây, người Bru Vân Kiều ở bản Sắt đã an cư trong những ngôi nhà kiên cố “2 trong 1”.

Người Bru Vân Kiều đã được an cư trong những ngôi nhà “2 trong 1”
Người Bru Vân Kiều đã được an cư trong những ngôi nhà “2 trong 1”

Xa rồi nhà bạt tạm bợ

Trận lũ lịch sử cuối năm 2020, có lẽ đồng bào Bru Vân Kiều ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) không bao giờ quên, nó đã trở thành một ký ức buồn!

Mưa to kéo dài, toàn bộ bản Sắt bị nước lũ gây ngập lụt, nhiều nhà nước lên tới nóc. Bà con trong bản đã hỗ trợ nhau đến ở trong những ngôi nhà cao hơn, chờ nước rút. Thế nhưng, ngay sau khi mưa vừa ngớt, người dân lại phát hiện ngọn núi cao phía sau bản có hiện tượng sạt lở. Khi tổ công tác của UBND xã Trường Sơn và Đồn Biên phòng Làng Mô tổ chức kiểm tra, thì phát hiện vết nứt lớn, kéo dài ngang triền núi có nguy cơ xảy ra sạt lở trên diện rộng, đe dọa tính mạng của người dân bản Sắt.

Trước tình huống khẩn cấp, chính quyền địa phương, Đồn Biên phòng đã khảo sát vị trí, dựng nhà bạt, lán để sơ tán toàn bộ Nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Chỉ trong một thời gian ngắn, 29 ngôi lán bạt đã được dựng ở khu vực đối diện bản Sắt cũ để người dân vận chuyển tài sản, di chuyển sang đây sinh sống tạm thời. Một lớp học cũng được Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương gấp rút dựng lên để không bị gián đoạn việc học tập của các cháu học sinh đồng bào DTTS.

Không để cho đồng bào DTTS ở bản Sắt sống lâu trong những ngôi nhà bạt, nhà lán tạm bợ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình và Ban Cứu trợ tỉnh đã kêu gọi nguồn hỗ trợ từ các địa phương để xây dựng toàn bộ nhà ở và nhà tránh lũ kết hợp trường học cho đồng bào DTTS tại bản Sắt. Dự kiến sẽ xây dựng 34 nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ dân với số tiền 3.060.000.000 đồng. Với mức hỗ trợ 90 triệu đồng/nhà, các ngôi nhà được thiết kế theo mẫu nhà sàn, kiến trúc thẩm mỹ và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bà con. 

Hưởng ứng lời kêu gọi từ Quảng Bình, Ban Cứu trợ tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ hoàn toàn kinh phí để xây dựng nhà cho bà con đồng bào DTTS ở bản Sắt. Bên cạnh đó, TP. Hà Nội cũng hỗ trợ 3,5 tỷ đồng để xây dựng trường học kết hợp với nhà tránh lũ cho bà con ở bản Sắt. Ngay sau đó, công trình được khởi công xây dựng, niềm vui đã hiện hữu trong mỗi người Bru Vân Kiều ở bản Sắt.

Sau lũ và trước nguy cơ sạt lở đất, người dân ở bản Sắt phải dời đến những ngôi nhà tạm để tránh rủi ro (ảnh tư liệu)
Sau lũ và trước nguy cơ sạt lở đất, người dân ở bản Sắt phải dời đến những ngôi nhà tạm để tránh rủi ro (ảnh tư liệu)

An cư trong những căn nhà mới

Đồng bào Bru Vân Kiều ở bản Sắt vẫn đang lâng lâng trong niềm vui khôn tả. Họ đã được vào ở nhà mới, khang trang, lại còn có khả năng vượt lũ. Điều ước bao lâu nay là được ở trong những ngôi nhà an toàn của người Bru Vân Kiều ở bản Sắt đã trở thành hiện thực.

Bản Sắt có 34 hộ gia đình, thì cả 34 hộ đều được vào nhà mới. Mỗi ngôi nhà có diện tích xây dựng gần 40m², móng, cột, dầm bằng bê tông cốt thép kiên cố, sàn nhà và tường bao quanh làm bằng ván phủ phim chắc chắn, chống thấm nước, mái lợp tôn chống nóng. 

Điều đặc biệt, là những ngôi nhà này được xây dựng theo hình thức nhà sàn, vừa chắc chắn lại vừa có khả năng vượt lũ. Điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán của đồng bào và công năng sử dụng, bà con rất hài lòng.

Niềm vui được nhân đôi khi vào nhà mới, còn được nhận quà
Niềm vui được nhân đôi khi vào nhà mới, còn được nhận quà

Trong căn nhà mới của mình, anh Hồ Biên tâm sự, bà con dân bản sợ nhất mùa mưa lũ, năm nào nơi đây cũng có lũ và sạt lở. Nay được về nhà mới, kiên cố lại có khả năng vượt lũ, ai cũng vui cái bụng! Chúng tôi còn vui hơn, khi trường học lại ở ngay bản, các cháu đi học thuận tiện. Khi lũ lớn, lại có chỗ trú ngụ an toàn. Giờ thì chúng tôi chỉ có yên tâm làm ăn để nâng cao đời sống.

Ngoài 34 ngôi nhà được trao cho bà con, bản Sắt còn được đầu tư thêm một căn nhà cộng đồng, vừa là trường học và là nơi tránh lũ lớn cho người dân bản Sắt. Nhà cộng đồng được đầu tư 3,5 tỷ đồng. Bao gồm 1 phòng học cho bậc tiểu học, 1 phòng học cho các cháu mầm non và 2 phòng nội trú cho giáo viên cắm bản.

Đến mỗi gia đình, nghe tiếng cười rạng rỡ của người già, ánh mắt vui mừng của trẻ con mới thấy được niềm hạnh phúc mà tình cảm của cộng đồng, chính quyền địa phương đưa đến cho bà con đồng bào DTTS. 

Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, ông Nguyễn Văn Nhì phấn khởi trong niềm vui chung với bà con: “Sau những ngày dài ăn ở tạm bợ, giờ đây đồng bào Bru Vân Kiều đã an cư trong những ngôi nhà an toàn của chính họ. Là lãnh đạo, thấy bà con vui, hạnh phúc chúng tôi cũng thấy an lòng”.

Những ngôi nhà kiên cố “2 trong 1” giúp cho đồng bào DTTS ở bản Sắt  yên tâm, ổn định cuộc sống lâu dài; đồng thời là nhà cộng đồng tránh lũ kết hợp trường học...,đang khẳng định hơn tinh thần đoàn kết dân tộc, không để ai ở lại phía sau, nhất là đối với đồng bào các DTTS, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.