Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Lòng người nơi biên viễn: Đồng lòng giữ vững phên giậu quốc gia (Bài cuối)

Hiếu Hồng - Hường Tiến - 14:08, 16/12/2021

Trên hành trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, những việc làm trách nhiệm, những nghĩa cử cao đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) đã góp phần cùng với chính quyền, các lực lượng vũ trang giữ vững vùng biên cương của Tổ quốc. Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới, Đảng, Nhà nước đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt bằng những chính sách thiết thực. Qua đó, tiếp thêm sức mạnh về tinh thần, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc để tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng một dải biên cương ngày càng vững vàng, phát triển.

Cuộc sống của cư dân sống giáp biên giới đã có nhiều đổi thay. (Trong ảnh: Cụm dân cư biên giới ở xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng)
Cuộc sống của đồng bào sống giáp biên giới đã có nhiều đổi thay. (Trong ảnh: Cụm dân cư biên giới ở xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng)

Vùng đặc thù

Tuyến biên giới đất liền Việt Nam trải dài qua 435 xã, phường, thị trấn với tổng chiều dài gần 5.000 km. Khu vực biên giới được xem là một vùng đặc thù, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn.Tổng dân số sinh sống trên dải biên cương có trên 2 triệu người, với khoảng 500.000 hộ, trong đó đồng bào DTTS chiếm tới 67,4%, với mật độ dân số trung bình ở các xã biên giới chỉ bằng 26,1% so với mật độ dân số cả nước. Trên địa bàn các xã biên giới hiện có 26 khu kinh tế cửa khẩu, 21 khu kinh tế quốc phòng, 104 cặp cửa khẩu biên giới đang hoạt động.

Trên chặng đường bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng đất biên cương, ngoài những  sáng kiến, việc làm thiết thực, những hoạt động kết nghĩa, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giao lưu giữ gìn bản sắc văn hóa giữa Nhân dân và chính quyền hai bên biên giới... thì Đảng, Nhà nước, các lực lượng, tổ chức chính trị xã hội đang đóng vai trò quan trọng và luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chính sách thiết thực chăm lo cho đồng bào nơi biên viễn, đã và đang tiếp tục  xây dựng một dải biên cương ngày càng vững vàng, phát triển.

Chia sẻ về vấn đề thực hiện một số chương trình cho đồng bào vùng biên giới, Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thông tin, thời gian qua, các cấp ngành nói chung, BĐBP nói riêng luôn quan tâm hỗ trợ đồng bào nơi biên giới. Cụ thể từ năm 2015 đến nay, BĐBP cùng các địa phương ở biên giới đã bố trí 1.156 tỷ đồng xây dựng, tu bổ hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, phục vụ nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, biển, đảo.

6 năm qua, BĐBP đã chi 238 tỷ đồng nhằm duy trì các hoạt động phong trào ở biên giới, chi 216 tỷ đồng để thăm hỏi, tặng quà người dân. Những chương trình này đã và đang góp phần vào việc bảo đảm KT-XH để bà con an tâm sản xuất, gìn giữ an ninh quốc phòng, tạo thế trận lòng dân vững chắc.

Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội cũng tiếp tục phát huy vai trò trong tập hợp quần chúng vùng biên giới. Theo ông Vũ Đăng Minh, Trưởng ban Dân tộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam nhấn mạnh, trong giai đoạn vừa qua, MTTQ cùng các tổ chức thành viên luôn tích cực kêu gọi đồng bào các dân tộc vùng biên giới đoàn kết bảo đảm an ninh chính trị cũng như phát triển KT-XH.

Trong giai đoạn tiếp theo, Ủy ban Trung ương MTTQ yêu cầu, MTTQ các tỉnh có đường biên giới với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia cần tiếp tục phối hợp với BĐBP thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với việc bảo vệ chủ quyền biên giới và an ninh quốc gia, gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; tham gia vào công tác đối ngoại Nhân dân, góp phần tạo ra cuộc sống bình yên, phát triển trong các khu dân cư trên dọc tuyến biên giới.

Thông tin thêm về chính sách cho đồng bào DTTS ở biên giới, ông Phạm Chí Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách (Ủy ban Dân tộc) cho biết, giai đoạn trước đây, Việt Nam có 118 chính sách về công tác dân tộc dành cho đồng bào DTTS và miền núi. 

Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đã tích hợp nhiều chính sách trong giai đoạn này vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030  để tiếp tục thực hiện. Theo đó, đồng bào các DTTS ở biên giới được quan tâm thực hiện nhiều chính sách theo các chương trình chính sách chung về công tác dân tộc.

Bộ đội Biên phòng giúp người dân dựng nhà, ổn định cuộc sống.
Bộ đội Biên phòng giúp người dân dựng nhà, ổn định cuộc sống.

Cơ chế, chính sách cho vùng đặc thù

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình phát triển KT-XH ở các xã biên giới nước ta chưa được như mong muốn, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây phức tạp về an ninh trật tự.

Hiện vẫn còn 381 xã nghèo trong tổng số 435 xã. Phương thức sản xuất của đồng bào còn lạc hậu, manh mún, chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Chất lượng giáo dục, y tế vẫn hạn chế, chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển so với các vùng khác. Ngoài ra, từ trước đến nay, chúng ta chưa có chính sách riêng cho đồng bào DTTS ở biên giới.

Từ sự cần thiết trong việc xây dựng cơ chế, chính sách riêng trong phát triển KT-XH vùng biên giới, ngày 15/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 07 về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển KT-XH vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn liền bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống Nhân dân.

Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế khu vực biên giới. Theo dự thảo, Nghị quyết đặt ra 5 mục tiêu, trong đó trọng tâm phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng ở khu vực biên giới; và khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc tiếp tục quan tâm chăm lo, triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và đầu tư phát triển đối với vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, biển đảo theo tinh thần Kết luận số 65 LK/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới và tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Thông qua Chương trình “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi Đồn Biên phòng”, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã nhận đỡ đầu hàng nghìn học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Thông qua Chương trình “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi Đồn Biên phòng”, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã nhận đỡ đầu hàng nghìn học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Theo dự thảo của Nghị quyết này, Chính phủ sẽ tập trung vào 5 nhóm giải pháp trọng tâm. Thứ nhất là xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới. Theo đó, Chính phủ dự thảo giao Ủy ban Dân tộc lồng ghép các chính sách hiện hành đối với đồng bào DTTS và miền núi, để ưu tiên triển khai đối với địa bàn khu vực biên giới (đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia về DTTS và miền núi).

Chính phủ cũng giao Ủy ban Dân tộc tiếp tục nghiên cứu, rà soát cơ chế chính sách về công tác dân tộc, tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định hiện hành liên quan để bổ sung, sửa đổi theo hướng tích hợp, đặc thù cho địa bàn biên giới, miền núi tạo khung pháp lý và chính sách đủ mạnh, làm cơ sở huy động nguồn lực.

Ngoài ra, Nghị quyết  sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp như, huy động, sử dụng nguồn lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế khu vực biên giới; phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện tốt công tác quốc phòng an ninh, nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Tin nổi bật trang chủ
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 1 giờ trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Nối tiếp sự tăng trưởng từ năm 2023, giá cà phê tiếp tục tăng từ đầu năm 2024 đến nay. Bên cạnh đó, giá hồ tiêu cũng tăng cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân các tỉnh Tây Nguyên, tạo cơ hội gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao tính bền vững của cà phê, hồ tiêu.
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật quý tại trưng bày “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật quý tại trưng bày “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Geneve (21/7/1954 - 21/7/2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” từ ngày 25/4 đến tháng 6/2024.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 1 giờ trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 1 giờ trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”

Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”

Du lịch - Tào Đạt - 1 giờ trước
Diễn ra từ ngày 30/4 - 1/5, không gian chợ phiên vùng cao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ đem đến những nét văn hóa đặc trưng của một phiên chợ vùng cao ngay tại Thủ đô.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 2 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.