Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Về lại miền đá đỏ Quỳ Châu: Sống chật vật bên kho báu đá đỏ vì thiếu đất sản xuất (Bài 2)

Việt Thắng - Y Nguyên - 18:44, 26/12/2021

Sở hữu kho báu đá đỏ, nhưng đến nay, người dân ở Châu Bình, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) vẫn phải sống khó khăn vì thiếu đất sản xuất, trong khi mỏ đá đỏ không mang lại cho họ sự đổi đời như mong đợi.

Màu xanh đã trở lại ở miền đá đỏ, nhưng bà con vẫn thiếu đất sản xuất
Màu xanh đã trở lại ở miền đá đỏ, nhưng bà con vẫn thiếu đất sản xuất

Vắng vẻ đồi Tỷ

Khu đồi Tỷ được biết đến với nhiều viên đá quý và vụ sập hầm làm hàng chục người bị vùi chết. Qua nhiều đợt khai thác của người dân và doanh nghiệp, bây giờ khu đồi Tỷ đã biến thành cái hồ sâu. Khoảng năm 1992, sau khi tình hình yên ổn, UBND tỉnh Nghệ An đã cấp phép cho doanh nghiệp vào quản lý và khai thác đá đỏ ở khu vực này. Sau đó, mỏ đá này được chuyển giao cho Công ty Đá quý và vàng Nghệ An. Năm 2003, doanh nghiệp này sáp nhập vào Công ty CP Đá quý và vàng Hà Nội, được cấp phép khai thác đá quý tại khu mỏ đồi Tỷ, thời hạn từ năm 2010 - 2016.

Sau khi hết hạn khai thác, doanh nghiệp này tiếp tục xin gia hạn. 4 năm qua, hoạt động khai thác ở đây đã dừng lại, nhưng vùng đất này vẫn đang do doanh nghiệp nói trên quản lý. Một cán bộ quản lý ở khu mỏ cho biết, qua thăm dò, trữ lượng đá đỏ ở vùng này vẫn còn nhiều, doanh nghiệp đang chờ cơ quan chức năng đồng thuận về cách tính thuế đá quý để được gia hạn khai thác tiếp.

Trong khi đó, tại đồi Triệu cách đó chừng 3 km, khu đất rộng 8 ha đã được giao cho một doanh nghiệp làm trang trại nuôi bò. Ông Kim Văn Duyên, Bí thư Đảng ủy xã Châu Bình cho biết, vùng thăm dò, quy hoạch đá đỏ trước đây rộng 27 km2, gồm 9 km chạy dọc theo Quốc lộ 48 và chiều rộng dài 3 km tính từ tuyến đường này. Tuy nhiên, đến nay, chỉ còn khu vực đồi Tỷ có doanh nghiệp xin cấp phép khai thác, còn lại đất đã được giao cho người dân trồng rừng.

Người dân Châu Bình thỉnh thoảng vẫn gặp may mắn hy hữu khi tình cờ nhặt được đá quý. Năm 2017, anh H.V.Q. cùng vợ lên đồi Cỏ May chặt củi. Khi anh Q. đang vác củi chất lên xe để chở về nhà thì bị trượt chân, ngã. Đứng dậy, Anh Q. giật mình khi nhìn thấy 1 viên đá có màu rất đẹp nằm bên cạnh chân mình và phát hiện ra đó là hòn đá đỏ. Vợ chồng anh Q. sung sướng mang đá về nhà, tin vui này loang ra cả bản. Ngay tối hôm đó, một số người đến hỏi mua, ban đầu họ trả giá 200 triệu đồng nhưng sau đó, anh đã bán được hơn 1 tỷ đồng.

Ông Lô Mạnh Đường, Trưởng bản Lầu 1 “Người dân đang trồng chờ được giao đất để sản xuất”
Ông Lô Mạnh Đường, Trưởng bản Lầu 1 “Người dân đang trồng chờ được giao đất để sản xuất”

Mong có đất để làm ăn

Ông Kim Văn Duyên, Bí Đảng ủy xã Châu Bình cho biết, sau khi cơn lốc tìm kiếm đá đỏ đi qua, Châu Bình nghèo vẫn hoàn nghèo. Người dân gần như không được hưởng lợi gì ở mỏ đá quý này. Đúng hơn là, một số ít người có trúng đá đỏ, nhưng của thiên lại trả địa. Châu Bình hiện có hơn 10.000 người, trong đó khoảng một nửa là người từ các huyện dưới xuôi đi kinh tế mới, đến làm công nhân lâm trường từ những năm 1960, vẫn sống trong khó khăn. 

Anh Lô Văn Giang ở bản Lầu 1, xã Châu Bình cho biết, vợ chồng anh đã cưới nhau gần chục năm, nhưng đến nay vẫn không có tấc đất nào để làm ăn. Không có việc làm, cả hai vợ chồng gửi con cho bố mẹ trông rồi ra Hải Phòng làm công nhân. Tuy nhiên, 2 năm nay, do dịch Covid-19, nên công việc cũng thất thường. 

Bà Lê Thị Xuân, một người hàng xóm của anh Giang cũng cho biết, gia đình bà cũng không có tấc đất nào để làm ăn, 2 người con lập gia đình cũng phải đi tha phương làm thuê kiếm sống. Bà Xuân thở dài, nói trước đây, trong rừng còn măng, đi hái bán cũng kiếm được gạo ăn. Nay măng cũng chẳng còn nữa, vì rừng đã bị phát để trồng keo, nên người dân không còn biết bấu víu vào đâu.

Xã Châu Bình có hơn 13.000 ha đất tự nhiên, trong đó đất lâm nghiệp chiếm đến 92%, nhưng rất nhiều người dân Châu Bình vẫn không có đất để mưu sinh. Ông Lô Mạnh Đường, Trưởng bản Lầu 1, cho biết đất do Lâm trường Cô Ba quản lý từ hàng chục năm nay, nên người dân không còn đất để sản xuất. Gia đình ông Đường cũng không có tấc đất rừng nào để trồng cây.

 Theo ông Đường, bản Lầu 1 có 151 hộ dân, nhưng chỉ có 42 hộ có đất rừng, mỗi hộ cũng chỉ khoảng 1 ha, trong khi đất lúa cũng rất ít, không thể đủ gạo ăn. Tại bản Lầu 2, ông Nguyễn Bá Hải, Trưởng bản này cho biết, bản có 204 hộ dân nhưng chỉ có 13 hộ có 24 ha đất được giao để sản xuất. Không có đất, người dân phải tha phương cầu thực, chạy vạy, làm thuê để kiếm sống.

Năm 2013, hàng trăm người dân ở Châu Bình đã kéo vào các khu rừng của Lâm trường Cô Ba quản lý để chặt phá cây, giành đất sản xuất. UBND tỉnh Nghệ An sau đó, đã phải ra quyết định thu hồi 1.135 ha đất lâm nghiệp của lâm trường để giao cho người dân. Thế nhưng, phần lớn diện tích này là rừng tự nhiên khoanh nuôi, không được phá để trồng keo, số còn lại nằm trong đất của dân. 

Ông Nguyễn Bá Hải, Trưởng bản Lầu 2 cho biết, lúc đó, bản Lầu 2 được giao 17 ha đất lâm nghiệp trên giấy tờ, nhưng ra thực địa đo đạc chỉ được hơn 9 ha, trong đó phần lớn là đất ở của nhiều hộ dân đã ở từ năm 1979, nên không thể giao đất cho các hộ khác để sản xuất.

Năm 2017, Lâm trường Cô Ba tiếp tục giao hơn 300 ha đất, trong đó một phần đất người dân đã định cư, nên không thể chia cho dân sản xuất. Phần đất tốt để sản xuất lâm trường đang trồng keo, chưa đến kỳ khai thác nên vẫn phải đợi. Lâm trường Cô Ba hiện quản lý 5.000 ha đất rừng, trong đó có 1.100 ha rừng trồng keo và cao su. Theo lộ trình của UBND tỉnh Nghệ An, đến năm 2023, lâm trường phải trả 900 ha đất cho xã để chia cho dân. “Chúng tôi đang mong đến ngày đó”, ông Hải nói.

Theo ông Kim Văn Duyên, Bí Đảng ủy xã Châu Bình, xã được huyện giao mục tiêu về đích Nông thôn mới vào năm 2025, nhưng lộ trình này đang rất khó khăn vì nội lực của xã rất yếu. Khó khăn nhất hiện nay là đất sản xuất làm ăn của dân quá ít, nên phải tha hương làm thuê kiếm sống. "Và điều mong mỏi nhất của cán bộ và người dân Châu Bình, là sớm được bàn giao diện tích đất rừng từ lâm trường về cho người dân, để dân có phương tiện làm ăn, sinh sống", ông Duyên nói

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Tin nổi bật trang chủ
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 15:06, 22/05/2025
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 15:04, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 12:17, 22/05/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 11:16, 22/05/2025
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.