Tảo hôn - câu chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ, nhất là ở vùng đồng bào DTTS của các xã, huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh như Hải Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ… Đằng sau cuộc sống hôn nhân của nhiều đôi trẻ đang ở tuổi vị thành niên, là những câu chuyện “cười” ra nước mắt. Và hơn cả, là những hệ lụy dài lâu mà thế hệ con, cháu phải gánh chịu.
Phóng sự -
Việt Thắng - Khánh An -
10:59, 14/05/2023 124/304 con bò được cấp trong Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người Ơ Đu ở bản Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), đã bị đem bán hoặc bị chết; Nhiều khu chuồng trại được xây dựng hàng trăm triệu đồng cũng bị tháo dỡ, cùng với đó là 6 cán bộ phải vào vòng lao lý... là những chuyện buồn diễn ra ở địa phương này.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
21:25, 12/05/2023 Trong tiềm thức của nhiều người ở Quảng Bình, bản Cà Xen, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, là bản xa ngái nằm mù tít trên đỉnh Trường Sơn. Nhưng giờ đây, đường phẳng lỳ đã đưa ô tô chạy về tận bản. Mới đây có dịp về với bản Cà Xen, được thưởng ngoạn vẻ yên bình trong nắng mới với vẻ đẹp xanh mướt của cây cối, của những ruộng lúa nước đang vào độ đẻ nhánh. Thấp thoáng dưới chân núi, những ngôi nhà kiên cố thay thế cho những ngôi nhà tạm bợ trước kia.
Tháng 5 về, cùng những tia nắng vàng, cũng là thời điểm hoa phượng vĩ khoe sắc tươi thắm. Trong các sân trường học nơi phố núi Pleiku (Gia Lai) , những cây phượng vĩ bừng cháy một màu đỏ rạo rực như báo hiệu mùa Hạ về, mùa thi đến, khiến ai cũng bân khuâng, bồi hồi, xuyến xao.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
07:45, 07/05/2023 Ruộng lúa nước đối với đồng bào Chứt ở bản Lòm, xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) từ xưa đến nay chỉ là “giấc mơ” dài dằng dặc. Đời ông, đời cha đã trồng sắn, trỉa ngô và trồng lúa trên rẫy, đến đời con cháu cũng chỉ trồng lúa, trỉa ngô ở lưng chừng đồi. Khi Chương trình mục tiêu quốc gia về đến bản Lòm, cũng là lúc “giấc mơ” lúa nước đang dần được hiện thực hóa.
Phóng sự -
Tiêu Dao - Thúy Hiền -
08:42, 06/05/2023 Ngày người làng Z’lao (xã Dang, huyện Tây Giang, Quảng Nam) dời lên lưng núi, già làng ánh mắt đăm chiêu đau đáu chuyện chọn đất lập làng. Lệ tục nghìn xưa đã vậy, chọn đất dựng làng là chuyện của đời người, của sự tồn vong cả làng nên không thể dễ dàng được.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
08:48, 05/05/2023 Ở các tỉnh Tây Bắc có hai mùa: Mùa mưa và mùa khô. Hiện nay đang vào thời gian cao điểm của mùa khô - “mùa khát”. Cũng bởi vậy, nhiều trường học vùng cao cũng rơi vào tình trạng khan hiếm nước khiến việc học tập, sinh hoạt của thầy cô và học sinh gặp không ít khó khăn. Giải quyết vấn đề này, rất cần sự vào cuộc, giúp sức của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và các tổ chức, doanh nghiệp.
Nơi đại ngàn Tây Nguyên, mỗi già làng như những cây đại thụ lừng lững giữa buôn làng, nơi mà cả cộng đồng tôn sùng họ bằng những đức hạnh và cả sự đóng góp cho cộng đồng suốt một đời người. Giữa những luật tục và sự trọng vọng, họ có một "quyền lực mềm" để hướng cả cộng đồng tin theo.
Phóng sự -
Thúy Hồng -
08:31, 05/05/2023 Trước đây người ta thường truyền tai nhau về cuộc sống của người La Hủ ở Mường Tè, Lai Châu rằng, cứ sau mỗi mùa thu hoạch, thời điểm cây rừng trút lá trước mùa đông là bà con lại rút lều, bỏ nương chuyển đến nơi ở mới. Nhưng đó là chuyện của hơn chục năm về trước. Giờ đây đồng bào La Hủ ở Mường Tè đã dứt “phận lá vàng”, để an cư, lập làng phát triển kinh tế, đã có những tỷ phú trẻ người La Hủ mới ở tuổi đôi mươi.
Phóng sự -
Mai Thắng -
08:26, 03/05/2023 Hàng trăm dãy nhà ngói mới khang trang, hàng chục con đường đổ nhựa phẳng lỳ, hàng ngàn cây xanh mọc quanh triền đảo; cán bộ, chiến sĩ yên tâm tư tưởng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ canh biển, giữ đảo, tình quân dân ngày càng thắm thiết… Đó là bức tranh tổng thể của Quần đảo Trường Sa sau 48 năm chiến đấu, giải phóng, xây dựng và trưởng thành kể từ mùa Xuân đại thắng 1975 của thế kỷ XX (29/4/1975 - 29/4/2023)
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
08:28, 02/05/2023 Bao năm qua, lá cờ Tổ quốc đã luôn tung bay trong nắng gió, trong niềm tự hào dân tộc bên bờ Hiền Lương – cụm di tích quốc gia đặc biệt Hiền Lương, Bến Hải (Quảng Trị). Lá cờ ấy sẽ còn tung bay đến muôn đời sau, như minh chứng cho lòng yêu nước nồng nàn của quân và dân đất lửa. Như chính dòng máu đỏ, nóng ấm chảy trong huyết quản của những con người yêu chuộng hòa bình trên khắp dải đất hình chữ S.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
08:25, 02/05/2023 Nếu nghề gốm truyền thống đã đem lại sự giàu có và danh tiếng cho người dân làng cổ Phước Tích, thì chính cảnh sắc ở Phước tích với dòng Ô Lâu trong xanh và những ngôi nhà rường cổ lại đem đến cho Phước tích có một sức hút lạ kỳ.
Xã Nâm Nung (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) là vùng đất Anh hùng ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân các dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trở lại nơi đây trong những ngày tháng Tư lịch sử, những rẫy cà phê, cao su, tiêu xanh ngút ngàn làm dịu đi cái nắng nóng như lửa của mùa khô Tây Nguyên. Nâm Nung bây giờ đã khác xưa nhiều. Đường sá mở rộng trải thảm nhựa, bê tông đến khắp các thôn, bon. Những ngôi nhà kiến trúc hiện đại mọc san sát hai bên trục đường chính vào trung tâm xã… Một cuộc sống ấm no, hạnh phúc đang hiện hữu…
Phóng sự -
Hà Đức Thành -
14:30, 29/04/2023 Tây Nguyên miền đất thương nhớ, miền cảm hứng sáng tác thơ ca; Tây Nguyên mãi như một “nàng thơ” đỏng đảnh khiến bao người phải thổn thức, say mê. Và rồi Tây Nguyên đã huyền hoặc làm đắm say trái tim của Phạm Hồng Điệp - một người con của quê hương Đất cảng Hải Phòng nhưng lại có một tình yêu đặc biệt với cao nguyên Bazan đất đỏ đầy nắng gió…
Phóng sự -
Giang Lam - Lê Duy -
21:51, 21/04/2023 Nhắc đến cây tre, ai cũng liên tưởng đến loài cây gắn liền với thi ca, gắn với câu chuyện thần thoại Thánh Gióng đánh giặc giữ nước. Nay ở Nà Lạ, xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang), cây tre đang là cây giúp người dân thoát nghèo.
Là huyện đảo có địa bàn quan trọng về mặt quốc phòng, đồng thời là chốt tiền tiêu, án ngữ một trong những hướng vươn ra Biển Đông, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đổi thay đáng kể và hướng đến xây dựng thành phố giữa tiền tiêu sóng dữ...
Phóng sự -
Thanh Nguyễn - Hùng Tiến -
17:04, 20/04/2023 Những căn nhà tranh xiêu vẹo và trống hoác; khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, địa bàn cách trở…; những khốn khó và đói nghèo ấy khiến cụm bản người Đan Lai ở Khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) dường như càng trở nên biệt lập hơn. Khe Nóng chưa bao giờ hết nóng, bởi nỗi lo thường trực của bà con dân bản vẫn là những kế sách mưu sinh và chuyện học hành của con trẻ.
Sau một thời gian triển khai, mô hình du lịch thân thiện với voi đã có những bước chuyển biến tích cực. Đến nay, số voi nhà tại Đắk Lắk tham gia mô hình voi thân thiện ngày càng nhiều hơn. Các hoạt động du lịch làm ảnh hưởng đến voi dần thay thế bằng những hoạt động thân thiện, gần gũi, nhân văn.
Phóng sự -
Trương Hữu Thiêm -
11:00, 07/04/2023 Tôi đã gặp ở A Pa Chải những buổi chiều tiêu sơ lúc hoàng hôn mờ dần trên các dãy núi miền quan tái trập trùng - những buổi chiều sơn khê cô liêu chưa xa mà đã nhớ, đã nghe lòng day dứt nỗi sinh ly... Nếu bạn từng nghe ở đâu đó về cụm từ “ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào” hoặc nơi “một tiếng gà ba nước nghe chung”, thì đó là bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
14:58, 05/04/2023 Với người Bru Vân Kiều ở thôn Prin Thành, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) rừng gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào. Bảo vệ rừng là “Bảo vệ môi trường sống cho con cháu mai sau”.