Đã gần 10 năm gắn bó, đồng hành cùng Báo Dân tộc và Phát triển, chặng đường chưa dài nhưng cũng đủ để người viết cảm nhận được sự đổi thay, phát triển không ngừng của Tòa soạn báo trong dòng chảy sôi động của “Làng báo Việt Nam”.
Phóng sự -
Khánh Nguyên -
10:16, 23/10/2022 Vùng đất Nam Lào được xem có nhiều tiềm năng triển vọng cho các nhà đầu tư của Việt Nam, trong đó có Quảng Nam. Đã có những đợt khảo sát, tìm hiểu môi trường đầu tư, vừa tạo dựng mối quan hệ nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư về thương mại, du lịch và nông nghiệp giữa các địa phương Việt Nam với 4 tỉnh Nam Lào.
Phóng sự -
Khánh Nguyên -
11:14, 17/10/2022 Hơn 15 năm gắn bó với nghề, Lê Huynh Trưởng - Phó Trưởng phòng Quản lý biên giới và phi chính phủ nước ngoài (Sở Ngoại vụ Quảng Nam) nói, gần như chuyến công tác, gặp gỡ, trao đổi thông tin nào giữa lãnh đạo tỉnh Quảng Nam với các địa phương của Lào anh cũng đều góp mặt. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn phiên dịch, anh còn là người kết nối, thông qua mối quan hệ cá nhân giúp tìm kiếm sự hài lòng nhất có thể cho mỗi chuyến đi của các đoàn.
Phóng sự -
Khánh Nguyên -
08:07, 17/10/2022 Bây giờ, dù cha đã mất, những người con của ông Lê Viết Muồng (tên thân mật ở Lào là Bô Nhơn) vẫn đau đáu nhớ về quê hương xứ sở. Trong thâm tâm mỗi người, họ mang niềm hoài cảm nên mong một ngày gần nhất có chuyến hồi hương để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa cội nguồn, như ước nguyện của người cha quá cố…
Phóng sự -
Khánh Nguyên -
10:58, 16/10/2022 Trên vùng đất Nam Lào, những người tôi vừa mới quen giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Họ là những kiều bào sinh sống lâu năm ở vùng đất Triệu Voi, với đủ ngành nghề từ công nhân, thương lái, doanh nhân, cho đến giáo viên đang làm nhiệm vụ giảng dạy cho con em người Việt xa quê…
Phóng sự -
Khánh Nguyên -
00:40, 16/10/2022 Nhiều năm qua, công tác đối ngoại, ngoại giao giữa chính quyền và nhân dân các tỉnh khu vực biên giới của nước ta với chính quyền, nhân dân địa phương các nước bạn láng giềng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Sự gần gũi, sẻ chia giúp đỡ và hợp tác chân thành không chỉ giúp đôi bên cùng phát triển mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, tạo cơ hội cho khu vực biên giới, vùng đồng bào DTTS hai bên cùng phát triển bền vững. Tại khu vực Nam Trung Bộ, tỉnh Quảng Nam có mối quan hệ hợp tác gắn bó lâu đời với tỉnh Sê Kông nói riêng và các tỉnh Nam Lào nói chung trong đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong hoà bình xây dựng phát triển đất nước. Thời gian qua, mối quan hệ hợp tác gắn bó lâu đời giữa tỉnh Quảng Nam với các tỉnh Nam Lào ngày càng được thắt chặt và gắn bó, tạo bước phát triển vượt bật, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất…
Ở độ cao trên 2.000 mét so với mực nước biển, vùng chè Shan Tuyết cổ thụ trên dãy núi Phàn Liên San (thuộc địa phận huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đến nay còn khoảng 6.000 gốc chè cổ thụ mọc phân tán. Huyện Phong Thổ đã xác định chọn làm giống cây chủ lực phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho bà con nơi đây.
Phóng sự -
H. Đại - P. Nguyên -
11:52, 09/10/2022 Trải qua quá trình phát triển và hội nhập, đồng bào Gié Triêng dưới chân núi Pêng Ơi, xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Bên cạnh đó, đồng bào luôn nỗ lực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống, xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
08:52, 04/10/2022 Trên hành trình thực hiện giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Tà Ôi ở A Roàng, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể và lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc.., đã mang lại hiệu quả tích cực. Theo đó, bộ mặt nông thôn ở xã A Roàng, đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, đời sống của người Tà Ôi không ngừng được nâng lên.
Phóng sự -
Minh Ngọc - Phạm Nữ -
10:53, 01/10/2022 Ở Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi bây giờ, không còn là “điểm nóng”, nhiều gia đình Ca Dong đã phát triển kinh tế, gương mẫu tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình nhà sạch, vườn đẹp, phong trào “5 không 3 sạch”…tại địa phương.
Phóng sự -
Minh Ngọc - Phạm Nữ -
07:39, 30/09/2022 Dưới đỉnh núi Kà Rá U Sầu có một ngôi làng nhỏ, tuy ở vùng sâu, vùng xa, nhưng lại có nhiều hộ gia đình tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh, là những tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tiên phong, sáng tạo trong phát triển kinh tế.
Từ bao đời nay, người Dao ở xã Tầm Xuân, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn luôn trân trọng cây quế. Đầu năm nào, người Dao cũng cúng thần rừng và thần quế, mong cho có sức khoẻ, mùa màng bội thu và đặc biệt mong cho những em bé mới ra đời có được sức sống mãnh liệt như cây quế rừng, trở thành người có ích cho xã hội. Từ lâu, cây quế đã trở thành một thành tố trong đời sống văn hoá và trở thành cây chủ lực phát triển kinh tế giúp bà con làm giàu.
Bây giờ, có lẽ nhiều người đã lãng quên mất Lung Leng - địa danh từng một thời làm chấn động giới khảo cổ học cả nước. Các hố khai quật nằm ngay sát mép nước lòng hồ thủy điện chỉ có dòng sông và cánh rừng là trầm mặc như luyến tiếc dấu xưa. Ngàn đời đã trôi qua, và người dân xứ này vẫn ngày ngày sống trên vùng di chỉ.
Phóng sự -
Khánh Nguyên -
16:36, 16/09/2022 Lần này, tôi trở lại Pêtapot theo chuyến đi thiện nguyện của cán bộ đoàn, cách lần đi trước chỉ chưa đầy một tháng. Anh Bùi Thế Anh - Bí thư Huyện đoàn Nam Giang (Quảng Nam) nói, đây là đợt tình nguyện lần thứ 5 được tổ chức tại Pêtapot trong khoảng 2 năm gần đây. Nhiều công trình được kết nối và vận động hỗ trợ, niềm tin như được gieo trong nắng vàng, giúp cụm dân cư này có thêm “màu sáng” của ngọn lửa yêu thương.
Phóng sự -
Khánh Nguyên -
14:33, 15/09/2022 Riêng với người dân Pêtapot, tôi ví hành trình “lột xác” của họ như hạt lúa nảy mầm trên đá, đầy gian nan và khắc nghiệt. Đằng sau câu chuyện tưởng chừng “không có lối thoát” ấy là những mảnh ghép mới mẻ và thú vị đang dần hiện hữu, ở nơi này.
Phóng sự -
Khánh Nguyên -
19:55, 14/09/2022 Không có gì khác, ngoài sự biệt lập. Cụm dân cư Pêtapot (thôn 48, xã Đắc Pring, huyện Nam Giang, Quảng Nam) vẫn thẳm sâu với hủ tục và thiếu thốn. Nơi này, chỉ duy nhất có thể tạm gọi mới, là hành trình của những đứa trẻ đang ngày đêm miệt mài tìm kiếm con chữ, mong thoát khỏi số phận chung nghèo khó của làng.
Phóng sự -
Thuý Hồng -
19:06, 14/09/2022 Chợ tình Phong Lưu ở thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) nằm trên một con phố giữa trung tâm thị trấn với một bên có dãy nhà nhỏ dựa vào vách núi, một bên là dòng sông Gâm uốn lượn hiền hòa. Chợ đã có từ xa xưa, mỗi năm chỉ họp 2 lần vào ngày 30/3 và 15/8 (âm lịch). Người dân đến chợ không chỉ để mua bán, mà chợ còn là nơi để các chàng trai, cô gái trao gửi niềm thương, nỗi nhớ, tín vật tình yêu; để đồng bào cùng nhau thưởng thức chén rượu ngô, men lá thơm nồng, trao nhau những khúc hát ân tình say đắm…
Đối với các em nhỏ ở bản Suối Thản, xã Đú Sáng (huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình), ánh trăng rằm năm nay tròn trịa hơn, sáng hơn, vui hơn bởi đây là lần đầu tiên các em được đón nhận một Trung thu vui đến thế.
Giữa lưng chừng những triền núi giăng màn, từng chùm hoa đỏ rực nổi bật trên nền đất sẫm màu và màu xanh ngút ngàn của cây lá xung quanh. Từng chùm hạt sâm trên vùng quốc bảo đung đưa theo từng cơn gió như vũ điệu của đại ngàn.
Phóng sự -
Song Vy – H.Diễm -
10:43, 05/09/2022 Rừng Quốc gia U Minh Hạ với những khu rừng tràm bạt ngàn xanh tốt quanh năm, sản vật phong phú, tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, dựa vào thế mạnh này nhiều người dân đã đẩy mạnh phát triển du lịch dưới tán rừng và gác kèo ong, cũng là một nghề đặc trưng, khác biệt, tạo nên thương hiệu trăm năm, sự tò mò thích thú thúc giục những bước chân tìm đến khám phá và trải nghiệm.