Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Gió qua miền Phước Tích

Tiêu Dao - 21:03, 01/06/2023

Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thuở của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.

Gió qua miền Phước Tích
Những nghệ nhân làm gốm Phước Tích. (Trong ảnh: Bà Tám và bà Bê bên bàn xoay làm gốm)

Chênh chao gốm cổ

Giữa bến nước cùng những dòng sông, thấp thoáng những ngôi nhà vườn cổ kính, ở đó có một nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi… nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một. Thi thoảng trong không gian vắng lặng vọng lên một cung đàn xưa khiến những người lữ khách từng đến nơi này chênh chao nỗi nhớ. Một nỗi nhớ về làng nghề từng vang danh khắp xứ, ấy là nghề làm gốm làng Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Vẫy đứa bé lại xem làm gốm khi đang cùng gia đình đi tham quan làng, bà Tám, bà Bê cười bỏm bẻm bên bàn xoay cùng sản phẩm gốm đang dần hình thành dưới bàn tay điệu nghệ. Bằng giọng xứ Huế, bà Nguyễn Thị Bê (73 tuổi), làng Phước Tích chậm rãi kể, làng gốm này có lịch sử hơn 500 năm.Thế kỷ XVII - XVIII là giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất của làng nghề gốm Phước Tích khi có hơn chục lò gốm và 12 bến nước quanh làng.

 “Xứ ni thủơ trước có những lò gốm không bao giờ tắt lửa, trên bến dưới thuyền người bán người mua nườm nượp. Ở Xóm Giữa có những ngôi nhà rường được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ, niên đại hơn 300 năm, đó là dấu hiệu thời kỳ hưng thịnh của làng gốm Phước Tích!”, bà Bê kể.

Khách du lịch nhí trải nghiệm công đoạn làm gốm cùng nghệ nhân
Khách du lịch nhí trải nghiệm công đoạn làm gốm cùng nghệ nhân

Cạnh bà Bê, bà Tám tay cần mẫn nặn đất với chiếc bàn xoay, bà kể, ngày trước làm gốm được xem là nghề chính của làng. Cứ 5 - 7 nhà họp lại với nhau mở 1 lò nung. Cả làng có khoảng mười mấy lò nung đặt dọc quanh nhánh sông Ô Lâu bao quanh làng. Sản phẩm làm ra gồm lu, chậu, om ngự… được tiêu thụ khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Những vật dụng đất nung từ các lò gốm Phước Tích đã trở thành mặt hàng được các lái buôn theo đường sông đưa đến khắp cả nước. 

Điều đặc biệt, là gốm Phước Tích xưa kia đã vượt qua nhiều sản phẩm gốm nổi tiếng khắp các vùng trong nước, trở thành lựa chọn duy nhất trong hoàng cung vua chúa. Hoa văn trên những sản phẩm của Phước Tích được chạm trổ tinh tế và rất đặc trưng, không lẫn với bất kỳ sản phẩm nào. Nhiều vật dụng trong hoàng cung triều Nguyễn hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế có gốc gác từ làng gốm Phước Tích.

Làng cổ Phước Tích xưa kia là làng gốm nức tiếng với 12 cửa lò, 12 bến nước. (ảnh tư liệu)
Làng cổ Phước Tích xưa kia là làng gốm nức tiếng với 12 cửa lò, 12 bến nước. (Ảnh tư liệu)

Bên bến sông Ô Lâu, trong không gian thanh bình của ngôi nhà rường đã hơn trăm năm tuổi, ông Lê Trọng Diễn (76 tuổi) đảo mắt ngắm nhìn những bình gốm trong bộ sưu tập gốm cổ có tuổi đời hơn 100 năm, đều là gốm Phước Tích của mình. Ông Diễn dùng chính ngôi nhà rường của mình để làm thành một bảo tàng gốm nho nhỏ. 

Trầm mặc với bảo tàng cá nhân, ông Diễn trăn trở. Chiến tranh đã khiến nhiều người làng gốm ly tán… Rồi trước cơn lốc của thị trường với nhiều sản phẩm gốm giá rẻ tràn ngập, người làng gốm chênh chao khi sản phẩm của không thể cạnh tranh được với các mặt hàng mới. Làng gốm cứ thế lụi dần. Đến bây giờ, số người làm gốm trong làng đếm không quá một bàn tay. Người làng không còn mặn mà với gốm, lớp trẻ thì đi học rồi đi làm ăn xa. Làng chỉ còn lại một vài người cần mẫn với gốm và làm du lịch.

Bà Tám và bà Bê là hai nghệ nhân làm gốm Phước Tích nổi tiếng của làng nghề truyền thống.
Bà Tám và bà Bê là hai nghệ nhân làm gốm Phước Tích nổi tiếng của làng nghề truyền thống.

Ông Diễn bảo, ở làng bây giờ chỉ còn vài người thạo nghề gốm như bà Tám hay bà Bê, ông Tư, ông Diễn. Và chủ lò gốm còn lại duy nhất trong làng, là anh Lương Thanh Hiền, chuyên sản xuất và giới thiệu nghề làm gốm. Nếu không có hướng bảo tồn sớm có lẽ nghề gốm của làng có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.

(Bài CTV) Gió qua miền Phước Tích 4

Trăn trở tìm hướng bảo tồn

Làng cổ Phước Tích là 1 trong 4 ngôi làng cổ của Việt Nam, được công nhận là Di tích quốc gia năm 2009. Sau khi được công nhận, đến nay làng cổ Phước Tích đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Với những lợi thế về quần thể nhà rường cổ, hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ, di tích văn hóa Chăm Pa, nghề làm gốm cổ... làng Phước Tích đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Nhiều du khách đến tham quan làng cổ, cũng mong muốn được trải nghiệm tự tay làm gốm, được tham gia vào các công đoạn làm gốm cho đến khi hoàn chỉnh một sản phẩm gốm đất nung dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Những sản phẩm do du khách tự tay làm sẽ được cho vào lò nung chín và du khách mang về. Tuy nhiên, để bảo tồn được ngôi làng cổ với nghề làm gốm cổ thì vẫn còn nhiều việc phải làm.

Mới đây (ngày 18/3), tại làng cổ Phước Tích, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế và UBND huyện Phong Điền tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu phục hồi nghề thủ công truyền thống gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch bền vững”.

Những sản phẩm gốm Phước Tích
Những sản phẩm gốm Phước Tích

Đã có nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng, định hướng phục hồi nghề thủ công truyền thống gốm Phước Tích, gắn nghề gốm với phát triển du lịch bền vững. Trong đó, giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch, từ di sản văn hóa làng và nghề gốm truyền thống Phước Tích được các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa và chính quyền địa phương lưu tâm…

Ông Nguyễn Vũ - Giám đốc Ban Quản lý làng cổ Phước Tích cho biết: Thời gian qua, người làm gốm Phước Tích luôn trăn trở với việc định hình sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật nhằm bảo tồn, phát triển làng nghề. Thợ gốm Phước Tích đã tiếp thu kỹ thuật làm gốm mỹ nghệ, đồ gốm trang trí nội thất theo thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại.

Ông Lê Trọng Diễn (76 tuổi) thợ gốm lão luyện giới thiệu cho du khách về gốm Phước Tích trong Bảo tàng trưng bày của gia đình.
Ông Lê Trọng Diễn (76 tuổi) thợ gốm lão luyện giới thiệu cho du khách về gốm Phước Tích trong Bảo tàng trưng bày của gia đình.

Tuy nhiên, dù nỗ lực thì đến thời điểm này, làng gốm Phước Tích có chưa tới 20 lao động làm nghề. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu ký gửi, phục vụ du lịch, trưng bày lễ hội, trang trí ở trong địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, chứ chưa vươn tới những thị trường tiềm năng. Muốn di sản văn hóa làng Phước Tích có được vị trí vững chắc trong đời sống xã hội đương đại, cần có cơ chế chính sách và kế hoạch hành động để huy động sức mạnh cộng đồng cư dân, với tư cách là chủ thể sáng tạo, chủ sở hữu, người thực hành, thụ hưởng…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thương lắm, Quỳ Châu ơi!

Thương lắm, Quỳ Châu ơi!

Thảm họa, tan hoang, tâm lũ… là những từ khóa “hot” nhất mấy ngày nay ở Nghệ An – huyện miền núi Quỳ Châu. Còn người dân thì thảng thốt, bất an: Lũ to qua, mấy chục năm rồi chưa thấy trận lũ nào lớn đến vậy… Có lẽ, phải mất rất nhiều ngày nữa, cuộc sống bình yên bên dòng sông Hiếu – thủ phủ của trầm hương, quế quỳ… mới có thể trở lại nhịp sống bình thường.
Tin nổi bật trang chủ
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Media - Tào Đạt - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 30/9, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng tiếp và làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc do ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) đã đến thăm, khảo sát và tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh.
Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Du lịch - Lê Vũ - Bảo Trần - 1 giờ trước
Ngay 30/9, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Xinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Thắng Tam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo UBND Tp. Vũng Tàu và Ban Quản lý Di tích Đình thần Thắng Tam
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 30/9, Trung tá Thái Khắc Chính - Trưởng Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tiếp tục xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý 4 cửa hàng kinh doanh hơn 100 chiếc xe đạp, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kon Tum: Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh định kỳ 2 năm 1 lần

Kon Tum: Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh định kỳ 2 năm 1 lần

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh - Kon Tum, Việt Nam, với mục tiêu tạo động lực thu hút đầu tư đưa các sản phẩm của cây Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm dược liệu khác trở thành những sản phẩm có thương hiệu.
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Pháp luật - Thiên An - 1 giờ trước
Ngày 30/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối tượng Vi Văn Huấn (SN 1985), trú tại thôn Suối Chạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn về hành vi “Hủy hoại rừng” quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự.
Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Tin tức - Thiên An - 1 giờ trước
Ngày 30/9, Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu (Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai) đã tiến hành trao trả chiếc túi xách có chứa tiền và các loại giấy tờ quan trọng cho người đánh rơi.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 30/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 9 và 9 tháng năm 2023, cùng một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo.
Đưa Hà Nội đến gần hơn với du khách

Đưa Hà Nội đến gần hơn với du khách

Du lịch - Trương Vui - 1 giờ trước
Để quảng bá mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo, những năm qua, Hà Nội luôn coi trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, hướng đến tạo hình ảnh Thủ đô thân thiện, mến khách.
Festival Áo bà ba góp phần định vị thương hiệu tỉnh Hậu Giang

Festival Áo bà ba góp phần định vị thương hiệu tỉnh Hậu Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 2 giờ trước
Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 diễn ra từ ngày 29/9 đến 1/10 với nhiều hoạt động ý nghĩa và giá trị. Sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Hậu Giang, góp phần bảo tồn những nét đẹp truyền thống và phát huy giá trị của chiếc áo bà ba trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.