Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Bồng bềnh Vi Rơ Ngheo

Tiêu Dao - 05:04, 29/06/2023

Nằm chông chênh trong sương mờ, ngôi làng Vi Rơ Ngheo vẫn giữ được nếp sống bao đời, vẫn những mái nhà cũ và cả muôn ngàn sắc hoa lan rừng trải khắp quanh làng.

Những phong tục độc đáo, cùng lễ hội truyền thống vẫn được lưu giữ nguyên vẹn.
Những phong tục độc đáo, cùng lễ hội truyền thống vẫn được lưu giữ nguyên vẹn

Bồng bềnh sương núi

Sương chập chờn xuống sớm sau cơn mưa chiều trên ngôi làng cổ Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, Kon Tum) khiến những cây lá như được gột rửa sạch sẽ hơn sau một ngày gió bụi cao nguyên. Cả không gian trong vắt sau cơn mưa và lập tức bồng bềnh sương núi như chốn bồng lai. Sự yên bình và vẻ đẹp thôn dã khiến nhiều người tìm tới nơi này khi ngôi làng vẫn còn lưu giữ những nếp nhà sàn cổ đơn sơ, mộc mạc. Đặc biệt, sự hồn nhiên là nét đẹp rất cuốn hút của trẻ em Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo.

Chưa kể, vùng đất này còn được mẹ thiên nhiên ban tặng các loại hoa rừng khoe hương sắc bốn mùa. Chẳng thế mà tháng 5 vừa qua, UBND tỉnh Kon Tum đã có quyết định công nhận làng Vi Rơ Ngheo là làng du lịch cộng động thứ 2 của tỉnh với nhiều loại hình du lịch đặc thù như: Du lịch văn hóa, sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng. Làng cổ này là nơi cư ngụ của 63 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu, tất cả đều là người Xơ Đăng. Đây được xem là ngôi làng nguyên sơ, bình yên, khí hậu trong lành và sạch, đẹp nhất Kon Tum.

Anh A Kiểu (SN 1993, làng Vi Rơ Ngheo) cùng một số đồng bào Xơ Đăng thời gian qua đã trở thành hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ. Bởi dù không qua trường lớp đào tạo nào, nhưng A Kiểu vẫn hướng dẫn rất nhiệt tình cho khách đến làng mình. A Kiểu tự hào bảo, có những câu chuyện cổ gắn với sự tích từ thuở lập làng. Bà con Xơ Đăng ở đây còn bản sắc dân tộc, tính cộng đồng, sự đoàn kết, gắn kết trong buôn làng. Khoe về làng, A Kiểu tự hào rằng nơi đây còn lưu giữ, bảo tồn nguyên vẹn những nếp nhà sàn cổ từ xa xưa, không có sự pha trộn của bê tông, cốt thép.

Hiện nay, cả làng Vi Rơ Ngheo trồng được khoảng 1.000 chậu hoa lan. Sau khi tận hưởng vẻ đẹp của hoa rừng, khi mùa mưa đến, bà con lại mang lên cổng trời Ngọc Ruông để trồng, trả lại loài hoa này cho rừng.

A Kiểu bảo, từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, khắp dãy núi Ngọc Ruông này phủ kín các loại hoa địa lan, phong lan. Dân trong làng không dám nhổ lan vì sợ Yàng phạt. Nhiều du khách mê hoa lan và xin hái nhưng dân làng quả quyết không cho. Mỗi mùa mưa, người dân lại mang lan từ nhà lên rừng trồng nhằm nhân rộng các giống lan.

Một góc làng Vi Rơ Ngheo.
Một góc làng Vi Rơ Ngheo.

Giữ nếp xưa để làm du lịch

Ở ngôi làng cổ Vi Rơ Ngheo này khi được công nhận là làng du lịch cộng đồng, UBND huyện Kon Plông cũng chọn ra gần 20/60 căn nhà rộng rãi, kiên cố để sửa chữa, nâng cấp thành những Homestay phục vụ khách lưu trú. Các nhà đều có cảnh quan, tầm nhìn đẹp. Nhà thiết kế theo phong cách truyền thống của đồng bào Xơ Đăng, nhìn ra những cánh đồng, sông suối.

Tất cả 63 hộ dân nơi đây đều dựng cổng bằng các cây gỗ tận dụng trên rừng. Cổng dựng bằng gỗ rất đơn sơ, không cầu kỳ mà lại rất đẹp và bắt mắt. Xung  quanh các ngôi nhà, bà con dân làng còn tận dụng cây gỗ ngắn xếp xung quanh, tạo vẻ đẹp riêng cho các ngôi nhà ở làng. Ngoài những kiến trúc độc đáo, con người thân thiện, văn hóa phong phú và ẩm thực đa dạng, thiên nhiên cũng là một điểm thu hút du khách đến với Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo.

Nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi và những khu rừng nguyên sinh, ngôi làng được bao bọc bởi một dòng suối chảy quanh, những ngọn đồi mang vẻ đẹp tiềm ẩn của rừng thông 5 lá, rừng nguyên sinh và những đồi hoa rực rỡ. Bên cạnh đó, có những khu rừng nguyên sinh với hệ thực vật phong phú, những khu rừng thông 5 lá với những thân cây 2 người ôm không xuể, những đồi hoa địa lan, hoa đỗ quyên, hoa sim và hoa mua rực rỡ cùng tiếng rì rào của thác Vi Rơ Ngheo trong vắt có dòng chảy bắt nguồn từ rừng sâu.

Ở làng cổ này, có những điều khác lạ, cũng như các dân tộc khác, tết Âm lịch cũng là một ngày lễ lớn đối với đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Mọi người chuẩn bị, trang trí nhà cửa và dự trữ lương thực cho những ngày này. Sau tết Âm lịch khoảng một tuần, người dân làng sẽ tổ chức lễ làm chuồng trâu. Sự kiện này lớn đến nỗi, con cháu đi học hoặc đi làm xa cũng trở về để tham dự. Vào dịp này, dân làng sẽ tập trung tại nhà rông để nấu nướng và ăn uống cùng nhau rất vui vẻ.

Sau lễ làm chuồng trâu, vào khoảng ngày 16 - 17 tháng Giêng Âm lịch, dân làng sẽ gieo mạ, làm đất và ngâm ruộng để chuẩn bị cho việc cấy lúa. Tiếp đó, vào khoảng ngày 20 - 25/7, sau khi đã gặt xong lúa, dân làng Vi Rơ Ngheo sẽ tổ chức ăn lúa mới. Lễ này được tổ chức ăn tại từng nhà, nhà nào gặt xong lúa trước thì ăn trước. Và tất nhiên khách du lịch cũng sẽ được chào đón tham gia.

Đặc biệt, ở Vi Rơ Ngheo còn có lễ Đại đoàn kết vào cuối tháng 11, đây là dịp để người dân làng nhìn lại đã làm được gì trong một năm qua và đề ra mục tiêu, kế hoạch cho năm tiếp theo. Ngoài ra, nhiều lễ nghi truyền thống như: Mừng lúa thừa, Mừng nhà rông, Lễ đâm trâu, Lễ cúng giọt nước… đây chính là những lễ hội cùng với thiên nhiên hoang sơ, cảnh sống yên bình là tài nguyên phục vụ phát triển du lịch mà ít nơi nào có được.

Ông Phạm Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho biết: Với sự giúp đỡ từ chính quyền và sự nỗ lực của người dân, làng Vi Rơ Ngheo đã hình thành các đội múa xoang, đánh cồng chiêng, từ trẻ em đến người có tuổi đều có thể tham gia. Người dân Vi Rơ Ngheo còn xây dựng từng nhóm hộ trồng rau, nuôi gà, heo, bắt cá suối và tổ chức nấu ăn phục vụ du lịch khi có khách đến thăm làng. Huyện kết nối các tour du lịch khám phá hồ, thác quanh làng Vi Rơ Ngheo. Đồng thời, sắp tới, chúng tôi đưa vào quy chế để tất cả người dân địa phương ở đây làm du lịch và được hưởng lợi từ du lịch. Người dân Vi Rơ Ngheo sống, giữ nguyên bản về giá trị văn hóa, con người để phát triển du lịch. 

Điều đặc biệt nhất, đó là trong làng từ cổng vào đến nhà, gia đình nào cũng sở hữu một vườn lan rừng tỏa sắc tỏa hương. Trên những hàng rào gỗ của từng ngôi nhà, bà con trồng đầy hoa lan. Vì vậy, đến Vi Rơ Ngheo sẽ thấy hoa lan khoe sắc khắp làng. Không chỉ cho hoa đẹp, các hàng rào bằng địa lan trở thành điểm, mảng xanh cho từng nhà.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Gương sáng - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Miệt mài, trách nhiệm với công việc từng ngày, Bí thư Chi bộ thôn Tân Tiến, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Nịnh Văn Toàn chọn cách gần dân để lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người dân để cùng chi bộ có giải pháp phù hợp và làm trước, làm thật. Bao năm qua, ở đâu có việc chung, ở đó có bóng dáng ông Toàn lặn lội. Gần 60 tuổi đời, ông vẫn giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết của người cán bộ cơ sở – một tấm gương sáng về học và làm theo Bác bằng những hành động giản dị mà thiết thực.
Đồng bào Vân Kiều học tập Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực

Đồng bào Vân Kiều học tập Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực

Thời sự - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cho hàng xóm mượn đất canh tác, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau vốn để thoát nghèo, hiến đất để xây trường học…, là cách mà bà con Vân Kiều ở nhiều địa bàn vùng miền núi Quảng Trị học tập và làm theo Bác Hồ. Bằng những hành động cụ thể và lan tỏa tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, đồng bào Vân Kiều đã xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 2 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Quảng Ngãi: Đã xóa hơn 5.200 căn nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Ngãi: Đã xóa hơn 5.200 căn nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Theo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi, qua gần 6 tháng phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, đến nay toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 5.222 trong tổng số 6.628 căn nhà, tương đương tỷ lệ thực hiện gần 79%.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 2 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025).
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 3 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm, đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.