Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ca Huế giữa dòng Hương

Tiêu Dao - 18:02, 19/06/2023

Mọi người thường nói rằng, nếu ai đến Huế mà chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến Huế. Quả thực, còn gì thú vị bằng thong dong trên dòng Hương Giang thơ mộng để thả hồn vào những điệu hò mênh mang, những câu hát Nam ai, Nam bình sâu lắng...

Các ca nương và nhạc công đều mặc áo dài truyền thống cùng biểu diễn ca Huế.
Các ca nương và nhạc công đều mặc áo dài truyền thống cùng biểu diễn ca Huế

Tiếng hát giữa dòng Hương

Ở Huế có một “phòng thính nhạc lộ thiên trời cho” đó chính là sông Hương sau buổi hoàng hôn. Ở đó, những chiếc thuyền rồng rực sáng trên dòng sông với âm thanh lúc réo rắt, tươi vui, khi buồn sầu da diết. Thuở trước, ca Huế trên sông không hẳn chỉ ở trên thuyền rồng, mà có thể là ở trên đò. Người ta thường xuống đò sau bữa cơm chiều. Ở Huế, đò được dùng như một cái nhà, có nơi nấu nướng, thờ tự, ăn ngủ di động. Ở hai khoang chính của con đò được lát ván bằng phẳng và trải chiếu hoa tươm tất. Khách nghe hát ngồi trên đó, lắng nghe ca nương và người chơi đàn, nhâm nhi ly rượu, nghe hát, lãng đãng với thú tiêu dao trên sông.

Đò rời bến đến một nơi thật yên tĩnh trên sông Hương. Những tài tử giai nhân, hay mặc khách vẫn ngồi ở trên thuyền như thế, với nước trà, rượu ngon… đôi khi có cả một đỉnh trầm tỏa hương thơm ngát trong ánh đèn sáp dìu dịu lung linh. Theo điệu Cổ Bản Phú Lục réo rắt, khách nhìn ra ngoài một màu nước lung linh ánh bạc. Trong thuyền, rượu gạo làng Chuồng chuyền tay nhau nhấp vài ngụm, nhâm nhi với tré hay trái vả dầm chua. Hơi men bốc lên lâng lâng. Những điệu Lý bắt đầu làm khách từ từ ngấm hơi say tiếp nối điệu Chầu Văn, qua những điệu hò sông Hương như hò Mái Nhì, hò Mái Đẩy, hò Nam Ai, chấm dứt với điệu hò Giã Gạo. Con đò nhỏ trở về bến cũ, khách bịn rịn rời thuyền trong tiếc nuối, cứ nhớ mãi một đêm sông Hương huyền diệu.

Cách đây gần 40 năm, CLB ca Huế được thành lập. Gần đây, khi nhu cầu nghe ca Huế trên sông Hương được nâng cao, nhu cầu nhiều hơn, đồng thời hình thành nên những đội thuyền chuyên phục vụ việc đưa khách nghe ca Huế trên sông, những chiếc đò nhỏ đã thôi không còn thực hiện công việc ấy nữa, thay vào đó là những chiếc thuyền rồng, được đóng mới hơn, trang trí cầu kỳ hơn, rộng rãi hơn để đón những đoàn khách vài chục người. Cứ thế, những con thuyền rồng ngày ngày đậu tại bến rồi đến đêm lại rực rỡ đón khách...

Và có lẽ ít người biết rằng, trên lãng đãng dòng Hương Giang này có một gia đình 4 đời gắn mình với ca Huế. Đó là vợ chồng nghệ sĩ Ngọc Yến - Kim Oanh. Cả đại gia đình từ con trai, con gái đến dâu rể và các cháu, chắt đều hoạt động ở lĩnh vực nghệ thuật ca Huế. Nghệ nhân Ưu tú Kim Vàng cho biết, dù đời sống có khó khăn đến đâu, gia tộc bà cũng ưu tiên việc truyền nghề, không để ca Huế bị mai một. Riêng người con trai trưởng là NSND Ngọc Bình được coi như một tài năng quý của sân khấu ca kịch Huế, ông là đạo diễn của hơn 100 vở diễn nhiều thể loại, nổi bật nhất là ca Huế. Bên cạnh đó, trên vùng đất cố đô này, vẫn có nhiều nghệ nhân như ông Hà Trung (chuyên đàn tranh) và thạc sĩ Đình Hưng (Nhạc viện Huế) đã và đang tích cực truyền nghề cho nhiều bạn trẻ yêu nhạc cụ dân tộc, để họ có thể vừa đàn, vừa ca Huế.

Thương dáng thuyền rồng chiu chắt mưu sinh

Khu vực Bến Thuyền du lịch Tòa Khâm (số 49, Lê Lợi, Tp. Huế) nay là bến chính với vài chục thuyền rồng tấp nập đón đưa du khách lên thuyền nghe ca Huế. Khách đi đoàn hay đi lẻ đều được phục vụ ghép đoàn theo tour, trừ các đoàn bao nguyên thuyền. Thuyền đón trả khách ở bến Tòa Khâm, thuyền chưa tới phiên sẽ neo đậu ở bến Phú Cát. Đêm đêm thuyền rồng dập dìu, nhộn nhịp phục vụ khách.

Nhiều thuyền rồng có niên hạn 30 năm bắt buộc phải dỡ bỏ để đảm bảo an toàn.
Nhiều thuyền rồng có niên hạn 30 năm bắt buộc phải dỡ bỏ để bảo đảm an toàn

Cách đây mấy năm, dịch Covid-19 đã khiến nhiều chủ thuyền long đong, lận đận. Sau dịch bệnh và cũng đôi năm trở lại đây, khi những con thuyền bắt đầu hết niên hạn phải giải bản, nhiều chủ thuyền đã bắt đầu lo lắng về kế sinh nhai.

Bà Nguyễn Thị Tám, chủ một thuyền rồng ở Bến Tòa Khâm ngậm ngùi: Các chủ thuyền rồng ở đây gần như gắn bó cả cuộc đời với sông nước và quá quen với công việc chở khách du lịch trên sông Hương. Bây giờ nói thuyền hết niên hạn phải dừng hoạt động, muốn tiếp tục phải đóng thuyền mới, giá thành cao hơn thì chúng tôi không đủ khả năng để làm. Nhưng, lên bờ thì biết làm gì đây?

Bà Tám âu lo như thế, và đó cũng là nỗi âu lo của nhiều ca nương, nhiều nhạc công khi không còn “đất diễn”, phải chật vật đi tìm thuyền khác, nhất là trong bối cảnh các thuyền đều đã có những đội nhạc, đội ca nương cố định. Dừng hoạt động một chiếc thuyền rồng, đó không chỉ là sinh kế của chủ thuyền, mà còn ảnh hưởng tới hàng chục người khác.

Nhưng, những con thuyền hết niên hạn như thế, đó không chỉ là mưu sinh mà còn là sự an toàn về tính mạng và của cải, không chỉ với du khách mà ngay với cả những chủ thuyền. Chính quyền địa phương biết nỗi khó của những chủ thuyền, cơ quan chức năng cũng hiểu điều ấy. Nhưng làm du lịch cần sự an toàn và chuyên nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Thành - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế trăn trở: Các thuyền rồng này ngày xưa vốn là các thuyền khai thác cát hoặc thuyền chở khách qua sông, sau đó tiến hành hoán cải thêm, chứ không phải được thiết kế một cách bài bản theo các tiêu chuẩn của đăng kiểm để phục vụ du lịch. Nếu quá niên hạn, không bảo đảm an toàn thì buộc phải dừng hoạt động để bảo đảm an toàn, chứ không có cách nào hỗ trợ, khắc phục…

Đêm, thuyền rồng cứ xuôi ngược sông Hương, văng vẳng tiếng ca Huế ngọt ngào lay động lòng khách phương xa. Mong rằng, những chủ thuyền sẽ được hỗ trợ để có thể tìm kiếm sinh kế khác, hoặc được vay vốn để đóng mới những chiếc thuyền rồng mới đúng quy chuẩn, để đêm đêm những điệu lý, điệu hò, những câu Nam ai - Nam bình lại vọng lên bên họ, như cái cách họ đã sống, đã giữ những gì rất Huế trên dòng Hương Giang mơ mộng này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 2 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 7 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 8 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 9 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 10 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 10 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 10 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 10 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 10 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 10 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.