Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vân Canh (Bình Định): Người dân sống “chui” trên đất của chính mình

L. Phương - 18:57, 30/08/2023

Đã hơn 20 năm trôi qua, hàng trăm hộ dân là đồng bào DTTS ở huyện Vân Canh (Bình Định) chờ đợi mòn mỏi để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Việc chưa được cấp sổ đỏ khiến cuộc sống của người dân ở đây gặp nhiều bất tiện. Mặc dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng chưa được giải quyết.

Ngươi dân làng Hiệp Tiến, xã Canh Hiệp trình bày bức xúc về việc chậm cấp sổ đỏ.
Ngươi dân làng Hiệp Tiến, xã Canh Hiệp trình bày bức xúc về việc chậm cấp sổ đỏ.

Định cư hơn 20 năm vẫn chưa có sổ đỏ

Thực hiện chủ trương định canh, định cư, từ năm 1999, chính quyền huyện Vân Canh (Bình Định) đã vận động và di dời khoảng 40 hộ dân ở khu vực tiếp giáp với tỉnh Phú Yên có địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn chuyển về nơi ở mới (làng Kà Bưng) thuộc xã Canh Thuận. Sau khi về nơi ở mới, chính quyền địa phương đã cấp đất làm nhà ở và đất sản xuất cho người dân.

Được cấp đất, người dân tiến hành làm nhà ở, xây dựng công trình, đồng thời sử dụng đất được giao để sản xuất ổn định. Quá trình sử dụng đất, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền để được cấp sổ đỏ, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ông La O Tướng, ở làng Kà Bưng, xã Canh Thuận cho biết: Gia đình tôi về định cư ở làng hơn 20 năm rồi. Con cái cũng đã lớn, có gia đình riêng, muốn tách khẩu nhưng không có sổ đỏ nên không thể tách được. Muốn làm ăn, cần vốn vay ngân hàng cũng không có sổ đỏ để thế chấp, chuyển nhượng đất cũng không thể được. Chúng tôi mong các cấp sớm giải quyết tình trạng này.

Sự việc bà con đồng bào DTTS định cư lâu nhưng không được cấp sổ đỏ, không chỉ có ở Kà Bưng mà ở làng Hiệp Tiến, xã Canh Hiệp cũng có 136 trường hợp tương tự.

Chia sẻ với phóng viên, ông Mai Văn Trị ở làng Hiệp Tiến cho biết: Gia đình tôi trước đây sống ở làng Hiệp Hưng, từ năm 2003, tách làng nên gia đình tôi thuộc làng Hiệp Tiến. Sau khi tách làng, gia đình tôi và các hộ dân khác được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở. Chúng tôi sống ổn định không tranh chấp gì cả, nhưng không hiểu vì lý do gì mà gần 20 năm qua, các cơ quan chính quyền không cấp sổ đất cho chúng tôi”, ông Trị bức xúc nói.

 Ông Mai Văn Trị sống ở làng Hiệp Tiến hơn 20 năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ.
Ông Mai Văn Trị sống ở làng Hiệp Tiến hơn 20 năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

Tập trung giải quyết cho người dân

Theo UBND huyện Vân Canh, việc đo vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp sổ hồng trên địa bàn huyện đã thực hiện và hoàn thành năm 1998. Đến năm 1999, người dân mới được di dời về làng Kà Bưng nên phải thực hiện việc quy hoạch, đo vẽ để trình UBND tỉnh thu hồi và giao đất cho UBND huyện để giao cho người dân theo quy định. Tuy nhiên, vì kinh phí lớn nên việc đo vẽ và cấp sổ cho dân chưa thực hiện được.

Ngoài ra, năm 2007, UBND xã Canh Thuận có tờ trình xin giao 10.000m2 đất ở làng Hà Luỹ và Kà Bưng để quy hoạch khu dân cư. Trong khi đó, thủ tục quy hoạch chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng UBND xã đã giao cho dân xây dựng nhà ở. Theo UBND xã Canh Thuận, nếu không có đất để xây dựng nhà ở thì sẽ bỏ lỡ nguồn vốn hỗ trợ.

Do đó, từ năm 2012 đến 2017, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Canh Thuận phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành đo đạc chi tiết diện tích các thửa đất, lập hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật; trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn các hộ gia đình lập hồ sơ giao đất để tiến hành cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân.

Tuy nhiên, đến nay, việc đo đạc chi tiết, lập hồ sơ địa chính để lập thủ tục trình cơ quan cấp trên thực hiện việc giao đất vẫn chưa thực hiện được. Nguyên nhân chủ yếu là do UBND xã không chủ động được nguồn kinh phí để thực hiện việc đo đạc chi tiết, lập hồ sơ địa chính. Đồng thời, qua nhiều năm, các hộ dân thực hiện việc chia tách đất cho con hoặc cho người nơi khác đến ở nên số hộ của làng đã tăng lên, khó xác định các hộ thực hiện việc di dân và các hộ mới phát sinh để thực hiện giao đất đúng đối tượng theo quy định pháp luật.

Theo ông Phan Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, mới đây, UBND huyện đã tổ chức họp và giao UBND xã Canh Thuận và Canh Hiệp tiến hành đo đạc đất đai, lập hồ sơ thủ tục, dự toán kinh phí thực hiện để trình các cấp giải quyết việc cấp sổ cho người dân.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Bá Thành, Bí thư Huyện ủy Vân Canh khẳng định: “Để sự việc kéo dài, trách nhiệm của chính quyền địa phương là không làm đến nơi, đến chốn. Huyện ủy sẽ chỉ đạo UBND huyện và các địa phương nhanh chóng hoàn thiện thủ tục, cấp sổ đỏ cho người dân trong thời gian sớm nhất”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm

Những năm qua, huyện Văn Lãng đã tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ, phòng ngừa xã hội, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và quần chúng Nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm mua bán người qua biên giới. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của Nhân dân, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định.
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Văn hóa được xác định là sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 6 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.