Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phù Cát (Bình Định): Hàng chục hộ dân được cấp sổ đỏ nhưng không có đất

T.Nhân - 11:26, 01/08/2023

Thời gian gần đây, Báo Dân tộc và Phát triển liên tục nhận được phản ánh của hàng chục hộ dân ở xã Cát Tân, huyện Phù Cát (Bình Định) về việc đã được chính quyền cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ), từ năm 2009, nhưng đến nay, gần 14 năm đợi chờ các hộ vẫn chưa được giao đất. Sự tắc trách này đã khiến cho các hộ dân vô cùng bức xúc.

Người dân được cấp đất trên giấy

Năm 2008, khu vực núi ông Đậu, thôn Hoà Dõng, xã Cát Tân được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt quy hoạch khu dân cư với diện tích 3.891 m2, được phân thành 27 lô. Sau khi được phê duyệt, UBND xã Cát Tân đã xét giao và lập hồ sơ đề nghị giao đất cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

Dựa trên đề xuất của UBND xã Cát Tân, UBND huyện Phù Cát đã ra quyết định giao đất, cấp sổ đỏ cho 26 hộ dân. Tuy nhiên, sau khi được cấp sổ đỏ vào năm 2009, các hộ dân  vẫn không biết đất của mình được giao ở khu vực nào, vì không có vị trí cắm mốc để xác định khu đất. Trong nhiều năm liền, các hộ dân ở trong diện này vẫn liên tục kiến nghị các cấp giao đất để xây dựng nhà ở, tuy nhiên vẫn chưa được giải quyết.

Trao đổi với phóng viên, bà Trà Thị Bích Phương, xã Cát Tân cho biết: Gia đình tôi được cấp sổ đỏ năm 2009, với diện tích 150 m2 đất ở, và đã đóng tiền sử dụng đất khoảng 15 triệu đồng. Theo giấy chứng nhận, đất của tôi tại thửa số 242, tờ bản đồ 20, thuộc thôn Hoà Dõng, xã Cát Tân. Tính đến nay, đã 14 năm, nhưng tôi vẫn chưa được giao đất trên thực tế, mặc dù đã nhiều lần khiếu nại đến các cơ quan chức năng của huyện.

Người dân bức xúc vì có sổ đỏ 14 năm vẫn chưa có đất
Người dân bức xúc vì có sổ đỏ 14 năm vẫn chưa có đất

Tương tự, bà Đặng Thị Lợi cũng được chính quyền cấp sổ đỏ vào năm 2009, với diện tích 150 m2 đất ở, địa điểm trên giấy chứng nhận cũng thôn Hoà Dõng, xã Cát Tân. Tuy nhiên, sau khi có sổ đỏ thì cũng không biết đất của mình ở vị trí nào, gia đình bà cũng nhờ chính quyền giải quyết nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Không chỉ 26 hộ dân ở thôn Hòa Dõng được cấp đất trên giấy, mà các thôn khác như Bình Đức, Kiều Huyên của xã Cát Tân, huyện Phù Cát cũng có đến 18 trường hợp chung cảnh ngộ. Theo báo cáo của UBND xã Cát Tân, từ năm 2005, xã đã lập hồ sơ quy hoạch khu dân cư và được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 3090, ngày 14/10/2005 gồm 10 lô đất; đến năm 2007, xã tiếp tục lập hồ sơ quy hoạch và được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định 645, ngày 3/10/2007 thêm 10 lô đất nữa. UBND huyện Phù Cát ra Quyết định giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 20 lô đất này vào năm 2008. Nhưng do vướng công tác giải phóng mặt bằng nên không cắm mốc giao đất tại thực địa cho các hộ dân.

Bà Hà Thị Xuân, thôn Bình Đức, xã Cát Tân chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo đông con được cấp đất tại khu quy hoạch dân cư trại Ba An. UBND huyện Phù Cát cấp sổ đỏ ngày 5/5/2008, thửa đất số 989, tờ bản đồ số 15, diện tích 220m2 đất ở thuộc thôn Bình Đức, xã Cát Tân. Tuy có có sổ đỏ nhưng 15 năm nay, gia đình chưa nhận được đất để xây dựng cất nhà. Chúng tôi kiến nghị lên huyện, xã nhiều năm nay, song chờ mãi vẫn chưa thấy giao đất.

Sẽ cấp đất cho người dân trong năm 2023

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, trước đây việc quy hoạch khu dân cư và người dân mua đất là trên giấy. Do đó, người dân được nhận sổ trước khi họ đóng tiền sử dụng đất, còn việc giao đất được thực hiện sau. Tuy nhiên, khi tiến hành giải phóng mặt bằng để giao đất cho người dân thì địa phương liên tục gặp vướng.

Đối với việc không có đất nhưng vẫn cấp sổ đỏ cho người dân, ông Hưng cho rằng việc này kéo dài nhiều năm và qua nhiều đời lãnh đạo xã, địa chính xã. “Thời điểm đó, người dân được cấp sổ, nhưng do vấn đề giải phóng mặt bằng để giao đất gặp vướng nên kéo dài. Năm 2017, Thanh tra huyện cũng đã tiến hành thanh tra đối với vụ việc này, hiện nay huyện đang rà soát để có kế hoạch xử lý. Việc ưu tiên nhất hiện nay, vẫn là giao đất cho người dân xây dựng nhà ở”, ông Hưng cho biết thêm.

Khu đất dự kiến cấp cho người dân vẫn chỉ là đám bạch đàn
Khu đất dự kiến cấp cho người dân vẫn chỉ là đám bạch đàn

Cũng theo lãnh đạo huyện Phù Cát, nguồn gốc tại các điểm quy doạch đều là đất hoang do người dân tự khai vỡ canh tác. Sau khi được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt quy hoạch khu dân cư, UBND xã Cát Tân tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, thì phát sinh việc người dân đang sử dụng đất khiếu kiện, không thống nhất việc bồi thường, từ đó việc giải phóng mặt bằng khó khăn nên chưa có mặt bằng để giao cho các hộ dân được xét giao đất.

Để giải quyết tồn tại nêu trên, UBND huyện Phù Cát giao UBND xã Cát Tân làm việc với các hộ được giao đất,  theo đó các hộ đã thống nhất hoán đổi chuyển đến khu vực khác. UBND xã Cát Tân cũng đã lập quy hoạch chi tiết, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, lập hồ sơ trình UBND tỉnh Bình Định và được phê duyệt tại Quyết định số 4260, ngày 22/10/2021. 

UBND xã Cát Tân cũng đã thực hiện xong việc san ủi mặt bằng, xây dựng đường giao thông, cắm cọc phân lô. “Hiện chính quyền địa phương đang giải quyết một số vướng mắc, nhanh chóng giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng, và thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để có thể giao đất cho người dân trong năm 2023”, ông Hưng khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 4 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 4 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 4 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 4 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.