Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông trong buổi làm việc với UBND huyện Vân Canh (Bình Định) về việc triển khai Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Vân Canh đã tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, tạo động lực giảm nghèo nhanh, bền vững.
Bạn đọc -
L.Phương -
10:55, 14/09/2023 UBND huyện Vân Canh (Bình Định) vừa có Tờ trình gửi Ban Thường vụ Huyện ủy Vân Canh về việc cho chủ trương thực hiện việc đo đạc lập bản đồ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho các hộ dân làng Kà Bưng, xã Canh Thuận và làng Hiệp Tiến, xã Canh Hiệp.
Xã hội -
T.Nhân-H.Trường -
19:47, 08/03/2024 Sông Hà Thanh là một trong những con sông lớn của tỉnh Bình Định, chảy dọc qua huyện miền núi Vân Canh. Từ xưa đến đến nay, sông Hà Thanh là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho người dân huyện Vân Canh. Tuy nhiên, những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, mưa lũ thất thường đã khiến cho tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng. Nhiều hộ dân sống dọc bờ sông đã bị mất đất sản xuất và nguy cơ mất nhà cửa.
Xã hội -
Tiếng Dân -
08:22, 21/05/2024 Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bạn đọc -
Lê Phương -
14:39, 05/06/2023 Xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) là địa phương đặc biệt khó khăn, hầu hết người dân là đồng bào DTTS nghèo cần được hỗ trợ đất sản xuất. Thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 755), từ năm 2015, xã đã lập phương án cấp 30 ha đất sản xuất cho 30 hộ nghèo, đồng thời hỗ trợ thêm mỗi hộ 10 triệu đồng. Trong đó, 9 triệu đồng dành để khai hoang, 1 triệu đồng mua cây giống. Tuy nhiên, khi thực hiện một số cán bộ địa phương thiếu trách nhiệm, cố tình làm khống hồ sơ để trục lợi, gây mất niềm tin trong Nhân dân.
Thời gian gần đây, tình trạng tảo hôn ở Vân Canh (Bình Định) có chiều hướng gia tăng. Phải chăng do cách tuyên truyền chưa hiệu quả hay còn nguyên nhân nào khác?.
Theo báo cáo của UBND huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định), để triển khai thực hiện và quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Vân Canh; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và thành lập các Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo.
Dù đã có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà trường cùng các tổ chức chính trị xã hội để cung cấp các kiến thức, kỹ năng cũng như cảnh báo hậu quả của tảo hôn, nhưng đến nay, ở huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra thường xuyên.
Sức khỏe -
Thành Nhân -
15:47, 22/02/2021 Vân Canh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có Quốc lộ 19C nối với các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk. Nếu không có biện pháp chủ động phòng chống thì nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất cao. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cơ quan, ban ngành trong huyện Vân Canh rất chủ động trong công tác phòng chống dịch. Điển hình như Huyện đoàn Vân Canh đã chỉ đạo các cấp cơ sở Đoàn trong toàn huyện, tập trung tuyên truyền, chung tay phòng, chống dịch bệnh, thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng của tuổi trẻ, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả...
Như Báo Dân tộc và Phát triển số 1670, ra ngày 30/10/2020 đã phản ánh trong bài viết: “Cấp sổ đỏ đất lâm nghiệp ở Vân Canh (Bình Định): Hàng chục hộ đồng bào DTTS kêu cứu”, trong quá trình tìm hiểu về những bất cập trong thực hiện Quyết định 672 ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ tại xã Canh Hòa, huyện Vân Canh, chúng tôi nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường. Nhưng hiện nay, chính quyền huyện lại rất lúng túng trong việc xử lý.
Huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) là nơi cư trú lâu đời của nhiều DTTS như Chăm, Ba Na và số ít các dân tộc Thái, Mường… ở miền Bắc di cư vào. Trong đời sống sinh hoạt, các DTTS trên địa bàn vẫn duy trì được các hoạt động văn hóa, nhất là các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, các nghề thủ công truyền thống..., qua đó góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Triển khai Quyết định số 672/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2010, UBND huyện Vân Canh (Bình Định) đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lâm nghiệp cho các hộ dân xã Canh Hòa. Tuy nhiên, trong quá trình xét duyệt đối tượng để cấp sổ đỏ, chính quyền địa phương đã để xảy ra nhiều sai sót, khiến người dân bức xúc.
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Vân Canh, Bình Định lần thứ IV, năm 2024 có chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” diễn ra trong 2 ngày 21 - 22/6, với sự tham gia của 150 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 13.400 đồng bào DTTS trên toàn huyện.
Đã hơn 20 năm trôi qua, hàng trăm hộ dân là đồng bào DTTS ở huyện Vân Canh (Bình Định) chờ đợi mòn mỏi để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Việc chưa được cấp sổ đỏ khiến cuộc sống của người dân ở đây gặp nhiều bất tiện. Mặc dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng chưa được giải quyết.
Dù đã có sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhà trường cùng các tổ chức chính trị xã hội... nhưng tình trạng tảo hôn ở huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) vẫn chưa chấm dứt. Để xóa bỏ nạn tảo hôn, chính quyền địa phương vẫn còn nhiều việc phải làm.
Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống, Vân Canh (Bình Định) có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Tuy vậy, hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề được đặt ra trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhất là ý thức của người dân trong việc bảo tồn văn hóa của chính dân tộc mình.
Vân Canh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Trước đây, do phong tục tập quán lạc hậu, không có việc làm, đời sống khó khăn nên nhiều người tìm đến rượu bia để “giải sầu". Việc uống rượu bia quá đà để lại nhiều hệ lụy.
Thời gian gần đây, những mô hình sản xuất xen canh nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích nương rẫy đã mang lại thu nhập cao cho đồng bào DTTS huyện Vân Canh (Bình Định).
Những năm gần đây, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn huyện Vân Canh (Bình Định) có chiều hướng gia tăng, đặc biệt năm 2017, tăng gần 6% so với năm 2016. Thực trạng này đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác DS- KHHGÐ.