Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

T.Nhân-H.Trường - 15:55, 20/05/2025

Thời gian qua, từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các cấp chính quyền ở huyện Vân Canh (Bình Định) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu

Giai đoạn 2021-2025, huyện Vân Canh được Trung ương phân bổ gần 104 tỷ đồng. Huyện đã đầu tư nâng cấp, xây dựng 65 công trình gồm 57 công trình giao thông; 6 công trình thủy lợi, nhà văn hóa; 2 công trình trường học gồm Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Canh Liên và Trường THCS bán trú Canh Thuận…

Đường vào làng Canh Giao, xã Canh Hiệp được đầu tư xây dựng khang trang
Đường vào làng Canh Giao, xã Canh Hiệp được đầu tư xây dựng khang trang

Tìm hiểu từ thực tế cho thấy, Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa nhiều mặt trong sự phát triển của địa phương. Đơn cử như, Kà Xim là một trong những làng khó khăn của xã Canh Thuận. Từ khi triển khai Chương trình MTQG 1719, làng Kà Xim đã được UBND huyện Vân Canh chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu. 

Cụ thể những năm trước đây, tuyến đường vào khu sản xuất từ Ruộng Sạ đến Suối Gấu có lối đi rất nhỏ, đường gồ ghề rất khó di chuyển, nhất là mùa mưa đường trơn trượt, dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông. Trước thực tế này, UBND huyện Vân canh đã phân bổ hơn 503 triệu đồng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 để UBND xã Canh Thuận đầu tư, xây dựng tuyến đường bê tông, mặt đường rộng 2,5m tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện.

Ông Trần Minh Toàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Canh Thuận cho biết: Từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn xã Canh Thuận đã đầu tư xây dựng được 4 công trình giao thông; 01 công trình kè chống lũ đang thi công tại làng Hà Lũy từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719. Nhờ đó, hạ tầng giao thông được kết nối đồng bộ giữa các khu sản xuất nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện, cải thiện đời sống cho người dân.

Tại xã Canh Hòa, từ năm 2022 đến nay, UBND xã đã được đầu tư, xây dựng mới 5 công trình giao thông dẫn vào các khu sản xuất. Nhất là mới đây tuyến đường bê tông xi măng từ QL 19C đến khu sản xuất có tục danh Đất Đen (ở làng Canh Phước) vừa hoàn thành, giúp người dân yên tâm đi lại hơn. 

Ông Phạm Mỗn (dân tộc Chăm, ở làng Canh Phước) chia sẻ: Được Nhà nước quan tâm xây dựng cho tuyến đường bê tông dẫn vào khu sản xuất, người dân ai cũng vui mừng. Đường đi làm của chúng tôi đã thuận lợi hơn rất nhiều, nhất là việc ô tô có thể vào tận nơi mua nông sản của bà con, nhờ đó nông sản cũng được giá hơn.

Đáng kể là làng Canh Giao, xã Canh Hiệp có địa hình hiểm trở, dù chỉ cách trung tâm xã một ngọn đồi, nhưng để vào được làng phải đi vòng qua xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) tổng cộng khoảng 35km. Theo đó, năm 2023, huyện Vân Canh đã dành hơn 6 tỷ đồng để đầu tư xây dựng một số đoạn đường bê tông, dần hoàn thiện hệ thống đường giao thông nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Canh Giao với các vùng khác.

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, huyện Vân Canh đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường bê tông, giúp người dân đi lại, vận chuyển nông sản dễ dàng
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, huyện Vân Canh đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường bê tông, giúp người dân đi lại, vận chuyển nông sản dễ dàng

Ông Huỳnh Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Canh Hiệp, thông tin: Canh Giao là làng nghèo nhất xã, 72 hộ dân ở đây đa số là hộ nghèo. Trong những năm qua, làng được quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình nước sinh hoạt tự chảy, cầu, cống… Có được con đường, người dân sẽ thuận lợi hơn trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá và yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng thôn làng ngày càng phồn thịnh hơn.

Đa dạng các dự án hỗ trợ

Không chỉ tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, huyện Vân Canh chú trọng triển khai thực hiện nội dung số 1 về Hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX) theo chuỗi giá trị (thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719), nâng cao đời sống cho người dân. 

Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Vân Canh, trong giai đoạn 2022 - 2024, thực hiện nội dung số 1 về Hỗ trợ PTSX theo chuỗi giá trị, từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và tỉnh hơn 10,33 tỷ đồng, Phòng và UBND các xã, thị trấn đã triển khai thực hiện 21 dự án, với 176 hộ nghèo và 198 hộ cận nghèo tham gia. Trong đó, có 18 dự án chăn nuôi PTSX cộng đồng (hỗ trợ 370 con bò lai, 90 con dê, 336 con heo đen lai F1), 2 dự án trồng dừa hữu cơ (hỗ trợ 3.786 cây dừa), 1 dự án chăn nuôi gà thả đồi (hỗ trợ 4.800 con gà).

Trước đây, gia đình chị Lê Thị Á (SN 1989, dân tộc Chăm, ở làng Canh Thành, xã Canh Hòa) là hộ nghèo, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào việc đi làm thuê. Giữa năm 2024, gia đình chị được hỗ trợ 2 con bò lai sinh sản để có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. 

Chị Á cho hay: "Sau khi nhận bò về nuôi, gia đình tôi còn được cán bộ thú y, Tổ Cộng đồng nuôi bò cái lai sinh sản xã thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho bò, tổ chức tiêm phòng... Nhờ làm theo hướng dẫn, 2 con bò phát triển rất tốt, có con đã chửa rồi, gia đình tôi rất phấn khởi".

Nhiều hộ nghèo ở Vân canh được hỗ trợ bò để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo
Nhiều hộ nghèo ở Vân Canh được hỗ trợ bò để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo

Tại làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện đã triển khai dự án trồng dừa hữu cơ. 29 hộ nghèo, cận nghèo trong làng tham gia, được hỗ trợ tổng cộng 1.160 cây dừa giống, cùng các vật tư, tập huấn kỹ thuật.

Anh Trần Văn Ổi (SN 1993, dân tộc Chăm, ở làng Canh Giao) cho biết: Sau khi đăng ký tham gia dự án, anh được huyện hỗ trợ trên 150 cây dừa giống trồng trên diện tích 2.000m2 đất vườn. Anh đã cải tạo đất, đào ao chứa nước, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, trồng và chăm sóc cây theo đúng quy trình. “Hiện nay, dừa sinh trưởng rất tốt vì được áp dụng KHKT trong chăm sóc. Tôi kỳ vọng sau 2 - 3 năm nữa, cây dừa sẽ cho ra những trái đầu tiên, giúp gia đình có điều kiện tăng thu nhập, ổn định cuộc sống”, anh Ổi nói.

Ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vân Canh cho biết: Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại địa phương vẫn còn một số khó khăn như nguồn vốn giải ngân chậm, ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi...

“UBND huyện đã chỉ đạo cho các cơ quan, UBND các xã, thị trấn tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia các dự án. Đồng thời, hỗ trợ các địa phương trong lập kế hoạch, định hướng thực hiện các dự án hỗ trợ đảm bảo phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu của cộng đồng; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các dự án, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả”, ông Việt chia sẻ thêm. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Đánh thức vai trò của những “chủ nhân văn hóa”

Quảng Ninh: Đánh thức vai trò của những “chủ nhân văn hóa”

Đến những bản làng vùng cao Quảng Ninh - nơi tiếng đàn tính ngân vang hòa trong lời then sâu lắng hay những làn điệu soóng cọ mượt mà, chúng ta sẽ bắt gặp những con người lặng thầm góp phần giữ gìn hồn cốt văn hóa dân tộc. Họ không chỉ là nghệ nhân mà còn là những “chủ nhân văn hóa” thực thụ, ngày ngày tiếp lửa cho thế hệ trẻ bằng tình yêu sâu đậm với di sản mà cha ông để lại.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 1 giờ trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.