Mô hình nuôi cá tầm tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân trên địa bàn (Ảnh: Báo Tuyên Quang).Mở ra hướng phát triển kinh tế mới
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719, từ năm 2023, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp các xã Trung Hà, Hà Lang và Hùng Mỹ triển khai mô hình chăn nuôi cá tầm.
Theo đó, đã có 21 hộ đồng bào DTTS thuộc các xã Trung Hà, Hà Lang được tham gia Dự án, nuôi 9.000 cá tầm giống. Đầu tháng 10/2024, có 10 hộ thuộc thôn Cao Bình, xã Hùng Mỹ tham gia Dự án với số lượng nuôi 5.000 con.
Các hộ nuôi được hỗ trợ con giống, thức ăn, thuốc và một số vật tư trang thiết bị cho vụ nuôi đầu tiên. Người dân sẽ đối ứng mặt bằng và hệ thống bể nuôi, hệ thống cấp thoát nước và thức ăn cho các vụ tiếp theo để duy trì hệ thống nuôi và chuỗi liên kết. Bước đầu triển khai thực hiện đã thu được những kết quả, hứa hẹn sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân trên địa bàn.

Thông qua các nguồn vốn hỗ trợ, các huyện, TP. Cao Bằng đã tích cực triển khai nâng cao năng suất, chất lượng, nhiều loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; việc liên kết, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với các doanh nghiệp, HTX tạo thuận lợi tiêu thụ nông sản và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả”.
Ông Nông Chí Kiên Chi cục trưởng Chi cục phát triển Nông thôn tỉnh Cao Bằng
Tương tự, từ nguồn vốn Dự án 3, Chương trình MTQG 1719, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã chuyển tiếp kế hoạch liên kết phát triển sản xuất cây gai xanh theo chuỗi giá trị liên kết giai đoạn 2023 - 2025 với 26 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia, với quy mô 19,15ha. Đồng thời, triển khai kế hoạch liên kết chăn nuôi trâu sinh sản theo mô hình thụ tinh nhân tạo gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tại các xã: Kim Đồng, Thái Cường, Thụy Hùng, Trọng Con, Vân Trình, vốn giải ngân đạt 100,52% kế hoạch; hiện các dự án mang lại hiệu quả tốt.
Cùng với đó, huyện Thạch An đã thực hiện 21 dự án, gồm 4 dự án chăn nuôi lợn, 17 dự án trồng ngô với 1.178 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo và hộ đồng bào DTTS tham gia; đã giải ngân 19 dự án, đạt 73,34% kế hoạch. Trong năm 2025, vốn giao thực hiện các dự án trên 21 tỷ đồng, hiện các đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch An đang đẩy mạnh tiến độ giải ngân.
Theo ông Nông Chí Kiên, Chi cục trưởng Chi cục phát triển Nông thôn tỉnh Cao Bằng: Từ các nguồn vốn của 3 chương trình MTQG, đến nay, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ trên 566 tỷ đồng thực hiện 559 dự án/kế hoạch hỗ trợ sản xuất. Trong đó, có 56 kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, 503 dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Mô hình liên kết chuỗi giá trị tạo điều kiện cho nông dân phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng cao theo hướng hàng hóa, bước đầu tạo thương hiệu được khách hàng tìm đến đặt mua, đặc biệt là các sản phẩm OCOP. Nhờ đó năng suất, chất lượng và giá trị nông sản ngày càng được nâng cao, hoạt động của các HTX cũng được tăng thêm một bước.
“Thông qua các nguồn vốn hỗ trợ, các huyện, TP. Cao Bằng đã tích cực triển khai nâng cao năng suất, chất lượng, nhiều loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; việc liên kết, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với các doanh nghiệp, HTX tạo thuận lợi tiêu thụ nông sản và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả” - ông Nông Chí Kiên nhận định.
Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo chất lượng nông nghiệp sạch, an toàn (Ảnh minh họa).Góp phần thay đổi phương thức sản xuất
Theo lãnh đạo các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn.
Như ở xã Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, thực hiện Dự án 3, Chương trình MTQG 1719, chính quyền xã đã tập trung hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi vịt bầu Minh Hương. Tham gia dự án có 84 hộ, chăn nuôi trên 17.500 con vịt bầu. Các hộ được cung cấp con giống, thức ăn; tập huấn và áp dụng khoa học và kỹ thuật chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Khi thực hiện dự án, bà con có thêm nguồn vốn để thực hiện chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, dự án sẽ tận dụng, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hình thành thói quen sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng, tạo lập môi trường hợp tác, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất thông qua việc hình thành và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, từng bước hướng tới giảm nghèo bền vững.
Còn ở tỉnh Hậu Giang, nhằm giúp bà con an tâm sản xuất, tiết kiệm chi phí, đạt năng suất, chất lượng và thu được hiệu quả kinh tế cao, HTX Nông nghiệp Phước Lộc, ở xã Trường Long A, huyện Châu Thành A đã thực hiện cung ứng lúa giống cho bà con với giá thành đầu vào rẻ hơn từ 100 - 200 đồng so với thị trường, liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra (dịch vụ thu gom lúa) với nhiều HTX. Bên cạnh đó, HTX Phước Lộc còn ký kết hợp đồng dịch vụ lưu kho (lúa khô) với nhiều công ty tư nhân, doanh nghiệp và cung ứng lúa hàng hóa (lúa tươi), bán buôn gạo các loại. Nhờ hoạt động và liên kết sản xuất có hiệu quả nên những năm qua, số lượng thành viên và diện tích sản xuất lúa của HTX ngày càng tăng.
Minh chứng từ tỉnh Hậu Giang cho thấy, việc phát triển chuỗi giá trị nông sản không chỉ tăng cường khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường quốc tế mà còn tạo động lực cho phát triển bền vững kinh tế địa phương.
Theo lãnh đạo các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn.