Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đi qua những bản làng miền Tây xứ Nghệ: Nỗi khổ nhiều không (Bài 1)

Nguyễn Thanh - 19:10, 22/08/2023

LTS: Dù đã được quan tâm, đầu tư nhưng nhìn từ thực tế, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An vẫn đang còn đối diện với nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều bản làng vẫn trong tình cảnh không đường giao thông, không sóng điện thoại, không nước sạch sinh hoạt…Điều này, không chỉ là nỗi lo, sự thiệt thòi của hàng ngàn hộ dân sinh sống nơi ấy, mà còn là trách nhiệm nặng nề của các cấp chính quyền trong việc tìm nguồn lực, giải pháp để giải quyết những vấn đề bức thiết này. Do vậy, việc triển khai thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu theo dự án 4 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đang được tỉnh Nghệ An quyết liệt thực hiện, được xem là giải pháp quan trọng để bản làng được thay áo mới

Cây cầu tạm bợ trên con đường vào bản Nậm Tột xã Tri Lễ (Quế Phong)
Hằng ngày, muốn ra xã, hay ra ruộng, nương rẫy, người dân bản Nậm Tột, xã Tri Lễ (Quế Phong) phải đi qua cây cầu tạm bợ này

Ở thời đại 4.0, nhưng nhiều bản làng giáp biên nơi miền Tây xứ Nghệ vẫn đang phải chịu cảnh “ba không”: không đường giao thông, không sóng điện thoại, không nước sạch sinh hoạt… Còn người dân ở vùng đất ấy, thì vẫn phải loay hoay với việc mưu sinh và những khó khăn thiếu thốn đủ đường trong cuộc sống đời thường.

Tôi đã từng lên bản Huồi Mới, xã Tri Lễ (Quế Phong) mấy bận. Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn nhớ rành rẽ lời vị trưởng bản trẻ tuổi Và Bá Thái đã nói hôm nào. Anh bảo: Ngoài thiếu điện lưới và nước sinh hoạt, thì khó khăn nhất ở bản mình là đường giao thông. Nếu đi bộ thì mất 3 giờ từ trung tâm xã vào, gặp trời mưa thì đành chịu, phải ngồi ở nhà vì đường trơn trượt, nguy hiểm.

Điều Trưởng bản Và Bá Thái nói nghe còn nhẹ. Bởi thực tế, con đường đất độc đạo nối liền Huồi Mới và trung tâm xã, chỉ có núi tiếp núi, rừng tiếp rừng mênh mông, hun hút. Trò chuyện cùng Trưởng bản Và Bá Thái trên đỉnh dốc, tôi chỉ tay về lối mòn vắt qua đỉnh núi, anh Thái liền đáp: đường lên bản Nậm Tột đó. Lối đi duy nhất vào bản là một con đường đất tự phát rộng khoảng 1m, vượt qua nhiều con dốc quanh co, vô cùng hiểm trở và lầy lội. Bản ấy cũng chưa có điện lưới và nước sinh hoạt đâu. Khổ còn hơn bản mình mà.

Bể chứa nước ở bản Khe Ngậu thuộc xã Xá Lượng, huyện Tương Dương cũng không có nước sinh hoạt suốt nhiều năm qua
Dù có bể chứa nước, nhưng các hộ dân ở bản Khe Ngậu thuộc xã Xá Lượng, huyện Tương Dương cũng không có nước sinh hoạt suốt nhiều năm qua

Kể thêm về những vùng đất “sơn cùng thủy tận” này, ông Vi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Tri Lễ (Quế Phong) như dốc cả ruột gan: Cả xã Tri Lễ có 9 cụm bản gồm Huồi Xái, Huồi Mới, Huồi Máy, Nậm Tột, Mường Lống, Piêng Lâng, Piêng Lôm, Na Ca, Na Cấn, chủ yếu là người Mông, với hơn 600 hộ sinh sống khu vực dọc biên giới thì tất cả đều chưa có đường giao thông, điện lưới thắp sáng và nước sinh hoạt. Còn sóng điện thoại thì phập phù, chủ yếu là “sóng rơi”.

Tiếp lời Chủ tịch xã, bà Vi Thị Duyến, Trưởng phòng dân tộc huyện Quế Phong còn bổ sung thêm một bản “bốn không”, là bản Na Sành ở xã Tiền Phong chưa có đường giao thông, chưa có sóng điện thoại, chưa có điện lưới thắp sáng, chưa có nước sinh hoạt.

Không có điện, đường giao thông khó khăn đang là những cản trở khiến cuộc sống người dân bản Na Nhu xã Tà Cạ huyện Kỳ Sơn vẫn còn rất khó khăn
Không có điện, đường giao thông khó khăn đang là những cản trở khiến cuộc sống người dân bản Na Nhu, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn vẫn còn muôn vàn khó khăn

Góp mặt trong danh sách những bản làng “biệt lập”, không thể không nhắc đến là huyện 30a Tương Dương. Theo thống kê, toàn huyện đang còn 21 bản tại các xã Nga My, Yên Hòa, Yên Thắng, Tam Hợp, Lượng Minh, Hữu Khuông, Nhôn Mai, Mai Sơn chưa có đường cứng hóa đến trung tâm xã. Nền đường lởm chởm đầy ổ voi, ổ gà và dễ dàng bị “cô lập” khi mưa lũ.

Trưởng phòng dân tộc huyện Tương Dương Lương Văn Hiệp kể: Bản Phia Òi, xã Nhôn Mai chưa có điện lưới. Đường giao thông khó khăn nhất hiện nay là đường đi vào bản Na Ngân của xã Nga My; đường đi sang 2 bản Phia Òi và Piêng Luống của xã Nhôn Mai vì phải qua lòng hồ thủy điện bản Vẽ; đường đi bản Cầu Moong, Xốp Cháo của xã Lượng Minh... cũng rất khó khăn. Còn nước sinh hoạt, toàn huyện có 124 công trình nước sinh hoạt, thì 26 công trình ngừng hoạt động dẫn đến hàng ngàn hộ dân thiếu nước triền miên.

Con đường đất trơn trượt trên hành trình vào 2 bản Búng và Cò Phạt của xã Môn Sơn (Con Cuông)
Con đường đất trơn trượt trên hành trình vào 2 bản Búng và Cò Phạt của xã Môn Sơn (Con Cuông)

Trong số những địa phương có bản làng “biệt lập”, nếu huyện Kỳ Sơn tự nhận mình là số 2, thì không có địa phương nào ở Nghệ An dám nhận mình là số 1. Theo thông tin chúng tôi có được, toàn huyện Kỳ Sơn đang có 25 thôn bản chưa có nhà văn hóa để sinh hoạt, 96 thôn bản chưa có đường ô tô cứng hóa mà chủ yếu là nền đất lởm chởm rất khó đi, 42 thôn bản, với 3.244 hộ chưa có điện lưới quốc gia để sử dụng.

Tại vùng đất khó của huyện Kỳ Sơn, xã Mỹ Lý góp mặt nhiều bản làng hiện chưa có điện lưới, đường giao thông chủ yếu là đường đất khó đi, chưa có nước sinh hoạt… Riêng  điện lưới sinh hoạt, toàn xã Mỹ Lý đang có 9 bản Piêng Vai, Phà Chiếng, Huồi Bún, Xằng Trên, Yên Hòa, Cha Nga, Xốp Dương, Piêng Pèn, Nhọt Lợt, với 844 hộ rơi vào tình trạng không có điện sinh hoạt.

Trẻ em ở bản Phà Chiếng xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) học bài nhờ ánh đèn pin trên đầu
Không điện, các em học sinh ở bản Phà Chiếng, xã Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn) học bài nhờ ánh đèn pin trên đầu

Ngay như bản Phà Chiếng, một bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, nằm cách trung tâm xã khoảng 15 km, nhưng do đường đi dốc đứng, hiểm trở, nên để đến được bản Phà Chiếng phải đi mất gần 2 giờ đồng hồ. Đây là nơi sinh sống của 53 hộ dân đồng bào Mông. Hàng chục năm qua, ngôi làng này vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Chủ tịch UBND xã Mý Lý Lương Văn Bảy cho biết: Điều kiện sống của bà con nơi đây vô cùng vất vả. Tất cả những sinh hoạt vào ban đêm phụ thuộc hoàn toàn vào đèn dầu hoặc đèn pin treo trên đầu.

Câu chuyện những bản làng thiếu nước, thiếu điện, thiếu đường… đang trở thành nỗi ám ảnh, khốn khổ của những cư dân sinh sống nơi vùng đất ấy. Dù rằng, những năm qua đã có rất nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ để các bản làng có điện, có nước sinh hoạt, có đường giao thông kiên cố, có nhà văn hóa bản… nhưng do địa bàn miền núi Nghệ An quá rộng, trải dài, chia cắt trong khi suất đầu tư nguồn lực ít nên chưa kham nổi. Mặt khác, những công trình, dự án đã từng đầu tư qua thời gian, chịu ảnh hưởng của thiên tai, cùng với ý thức sử dụng chưa tốt của một số người dân đã khiến nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 1 giờ trước
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 3 giờ trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 3 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 4 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 8 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 9 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 10 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.